Mỗi khi nhắc về cầu Hiền Lương người ta lại nhớ về nỗi đau trong quá khứ như hằn sâu trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam.
Đôi bờ Hiền Lương cùng dòng sông Bến Hải là những chứng nhân lịch sử trong quá khứ vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ. Nhờ những nhịp cầu ấy chống trọi lại do mưa bom bão đạn của quân thù mà chúng ta có ngày độc lập, ngày tự do.
Cùng Nếm TV ngược dòng thời gian tìm về di tích cầu Hiền Lương để thêm yêu và trân trọng quá khứ các bạn nhé!
Nội Dung Chính
Lịch sử cây cầu Hiền Lương đau thương trong quá khứ
Trên bản đồ Việt Nam, quan sát sẽ thấy Quảng Trị như vòng eo thắt của mảnh đất hình chữ S. Nơi đây có một vị trí chiến lược rất quan trọng trong lịch sử cũng là nơi có Cầu Hiền Lương bắc qua dòng sông Bến Hải.
Cầu Hiền Lương là cây cầu nổi tiếng nối liền quốc lộ 1A và nằm tại km735 thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Thế mà cũng đã 65 năm kể từ những ngày đi qua mưa bom, bão đạn của quân thù để đất nước ta có ngày bình yên, tự do như hiện tại.
Nào mấy ai biết rằng có 1 cây cầu Hiền Lương đã phải ngày đêm oằn mình lên gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh để có những giây phút hiên ngang giữa bầu trời Quảng Trị như hôm nay.
Cây cầu này ngày trước có tên gọi là Minh Lương – cái tên được đặt từ thời vua Minh Mạng, sau này cư dân nơi đây đã quyết định đổi tên cho nó thành Hiền Lương.
Dòng sông Bến Hải bắc qua cây cầu lịch sử thuở đầu cũng được gọi là sông Bến Hói vì người Quảng Trị trong tiếng địa phương đọc chữ “hói” lệch gần giống như chữ “hải”.
Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là tên gọi thân quen gắn liền với cụm di tích lịch sử bao quanh bờ sông Bến Hải và cầu Hiền Lương.
Nơi đây trở thành chứng nhân lịch sử trong những ngày tháng “đất nước chia đôi”, theo dõi toàn bộ cuộc kháng chiến bền bỉ, bi tráng của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng năm 1954.
Vì là địa điểm đặc biệt trong vị trí đôi bờ trên dải đất Việt nên cụm di tích cầu Hiền Lương – sông Bến Hải được Mỹ chọn làm địa điểm chia cắt nước ta, mục đích của chúng nhằm gây nên sự mâu thuẫn nội bộ để tiện bề cai trị.
Cụm di tích lịch sử này nằm thu mình trên vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông trên bản đồ Quốc gia, đồng thời cũng nằm trên điểm giao nhau giữa Quốc lộ 1A và con sông Bắc Hải, phía bờ Nam thuộc địa phận thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Do Linh, phía bờ Bắc thuộc địa phận thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh vô hình chung như một phần thắt chia đôi đất nước ra làm 2 phía rõ rệt.
Một trong những sự kiện lịch sử đáng nhớ nhất trong suốt chặng đường kháng chiến cứu nước trường kỳ gian khổ của dân tộc ta là vào tháng 7 năm 1954 , sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Việt Nam đi đến được thắng lợi, Pháp và nước ta đã ký kết hiệp định Geneve, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng chủ quyền cả ba nước.
“Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ,
Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa…”
Tự hào và oai hùng biết bao vì trong gian khổ, cây cầu và dòng sông dân tộc đã oằn mình lên gánh chịu biết bao đau thương và mất mát suốt 20 năm trời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, rồi bền bỉ đợi chờ đến ngày đất nước độc lập.
Niềm vui ấy cuối cùng cũng về trong đại thắng mùa xuân năm 1975, thời khắc nước ta chính thức nối lại đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải.
Năm 2003 đất nước ta chính thức cho tiến hành trùng tu lại hệ thống di tích lịch sử này. Đây vừa là địa điểm để du khách tham quan khi đến Quảng Trị vừa là điểm dừng chân để người ta hoài niệm lại quá khứ bi tráng oai hùng một thời của dân tộc đã từng “rũ bùn – đứng dậy – sáng lòa”.
Hình ảnh cầu Hiền Lương trong thời điểm hiện tại
Hơn nửa thập kỷ đi qua, “vùng đất lửa” năm xưa đã thay da đổi thịt, cây cầu Hiền Lương hiện tại đã mang một diện mạo vô cùng mới mẻ, vẫn oai nghiêm, tráng vệ và vẫn ở đó soi bóng lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Vùng đất khói bom nghịt trời năm xưa nay đã nhường chỗ cho những màu xanh của ruộng lúa, của rừng cao su xanh ngút ngàn và những ngôi nhà mọc san sát 2 bên bờ. Dọc bờ sông Bến Hải ven cây cầu Hiền Lương bây giờ là những vùng nuôi tôm trù phú góp phần không nhỏ trong công cuộc cải thiện đời sống người dân nơi đây.
Cây cầu lịch sử được sơn 2 màu xanh và vàng trong đó xanh là biểu tượng cho hòa bình ở phía bắc còn màu vàng là tự do ở phía còn lại. Hai màu sắc ấy đã phản ánh lại lịch sử một cách chân thực, đồng thời tạo điểm nhấn cho du lịch và ngày càng thu hút nhiều hơn sự ghé thăm của mọi người từ khắp vùng miền.
Nếu có dịp, bạn hãy đến tham quan nơi đây để được cùng lắng lại, nhớ đến một thời bị tráng của dân tộc ta nhé!