HomeKhám Phá Du LịchĐịa DanhDi tích Lam Kinh có tuổi đời 600 năm trong lòng Thanh...

Di tích Lam Kinh có tuổi đời 600 năm trong lòng Thanh Hóa

-

Là quần thể di tích có diện tích rộng lớn. Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa không chỉ có những công trình kiến trúc đặc sắc của triều đại Hậu Lê. Trải qua gần 600 năm tuổi, nơi đây còn lưu giữ cả những câu chuyện tâm linh, truyền thuyết bí ẩn về triều đại phong kiến được xem là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Cùng Nếm khám phá Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh nhé.

Khu di tích Lam Kinh ở đâu ?

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hoá 50 km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Lam Kinh chính là nơi sinh ra người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Cũng chính là nơi phát tích cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn lẫy lừng vào thế kỷ XV. 1418-1428 sau 10 năm kháng chiến trường kỳ đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Lê Lợi lên ngôi vua Thăng Long – Hà Nội. Ông lấy hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt còn được gọi là Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh – Hà Nội. Mở ra thời kỳ hưng thịnh kéo dài gần 360 năm.

Lam Kinh qua góc nhìn flycam

Để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, Lam Kinh được xây dựng nhiều lăng tẩm, miếu điện.. và được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt . Sau này, Lam Kinh trở thành nơi an nghỉ của Lê Lợi, các nhà vua, Thái hoàng, Thái hậu.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử gần 600 năm. Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh không còn lại bao nhiêu, phần lớn đã bị huỷ hoại. Sau đó đã được phục hồi và tôn tạo, dần tái hiện diện mạo trước đây.

Vậy nên hiện nay, không chỉ là điểm du lịch Thanh Hóa hút khách. Di tích Lam Kinh còn là khu di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hóa thiêng liêng lớn lao. Không chỉ riêng với người dân Thanh Hóa mà của cả dân tộc Việt Nam.

Đến di tích Lam Kinh thế nào ?

Một góc Lam Kinh

Từ thành phố Thanh Hóa, bạn đi men theo quốc lộ 47. Sau đó rẽ phải vào quốc lộ 15, rồi rẽ phải Đường tỉnh 506. Đi qua cầu Mục Sơn sẽ đến với Di tích Lam Kinh.

Đường đi đã trải nhựa và có biển báo chỉ đường nên rất thuận tiện và dễ dàng cho cả xe máy và ô tô.

Đơn giản hơn bạn có thể đi theo chỉ dẫn của Google Maps nhé.

Những câu chuyện truyền thuyết linh thiêng

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi kiến trúc cổ độc đáo. Di tích Lam Kinh còn thu hút bởi những câu chuyện truyền thuyết linh thiêng huyền bí.

Vị thế đắc địa

Người xưa quan niệm rằng: Những nơi có vị thế phong thủy tốt là nơi có thể gây dựng sự nghiệp lớn mạnh.

Di tích Lam Kinh từ trên cao 

Trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú có miêu tả Công trình kiến trúc Lam Kinh rằng:

“Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên non xanh nước biết, rừng rậm um tùm. Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Thiệu Lăng của Lê Thái Tông và các lăng của vua nhà Lê đều ở đây cả. Lăng nào cũng có bia…. Ngoài cửa Nghi Môn có hai con chó ngao bằng đá, tục truyền là rất thiêng. Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ Công, mẫu mực theo đúng kiểu các miếu ở kinh sư. Theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trông xuống thì thấy núi khe hai bên Tả, Hữu, cái nọ, cái kia vòng quanh thật là một chỗ để xây dựng cơ nghiệp”.

Có lẽ chính vì vị trí đắc địa cũng kiến trúc đặc biệt, mà triều đại nhà Hậu Lê mới thực sự phát triển hưng thịnh như vậy.

Bàn chân 6 móng rùa đội bia Vĩnh Lăng

Hình ảnh rùa đội bia không hiếm thấy ở các công trình tâm linh ở Việt Nam. Nhưng hình ảnh rùa đội bia Vĩnh Lăng ở Lam Kinh lại rất đặc biệt.

Rùa đội bia Vĩnh Lăng (ảnh sưu tầm)

Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng Vĩnh Lăng 300m. Bằng đá trầm tích nguyên khối cao 2,97m, rộng 1,94m, dày 0,27m. Bia được đặt trên lưng rùa lớn có chiều dài chiều dài 3,46m, rộng 1,9m, cao 0,94m kể cả đế.

Trên thực tế loài rùa chỉ 5 móng. Thế nhưng, rùa đội Bia Vĩnh Lăng Lam Kinh lại có những 6 móng. Đặc biệt hơn, móng thứ 6 bị khuyết phần sừng, để vết lõm vào phần thịt.

Rùa đội Bia Vĩnh Lăng Lam Kinh có 6 móng (ảnh sưu tầm)

Căn cứ vào truyền thuyết Chiếc nỏ thần của An Dương Vương và truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm. Một số người nghiên cứu cho rằng, 6 móng chân tượng trưng cho 6 năm trị vì của vua Lê Thái Tổ.

Nhưng giáo sư Hà Minh Đức lại cho rằng : đó là hình tượng thể hiện triết lý ” đã có vay thì có trả”. Bảo quốc không thể chiếm thành của riêng. Bài học chữ tín này cần tuân thủ nếu không muốn có kết cục nước mất nhà tan. Chỉ vì An Dương Vương giữ lấy nỏ thần làm báu vật cho riêng mình mà cuối cùng báu rơi vào tay giặc dẫn đến hậu quả lớn: nước mất, nhà tan. Còn Vua Lê Lợi, sau khi đánh đuổi xong giặc Minh và lên ngôi vua. Lê Lợi đã trả lại gươm báu cho Rùa Vàng. Nhờ đó mà nhà Lê đã trị vì được 354 năm, dài nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.

Người nghệ sĩ tạc bia Vĩnh Lăng đã nhắc nhở người đời sau nhớ lấy bài học về chữ tín với An Dương Vương khi có vay mà không trả.

Cây ổi biết cười

Cây ổi biết cười linh thiêng khu Vĩnh Lăng

Cũng tại khu Vĩnh Lăng cũng tồn tại truyền thuyết về cây ổi cười, tạo lên sự huyền bí cho di tích Lam Kinh.

Được người trông coi nơi đây thuật lại. Cây ổi có tuổi đời khoảng 60 năm. Du khách đên đây chỉ cần dùng ngón tay cù nhẹ lên thân cây. Dù không có gió nhưng toàn bộ lá cây đều rung lên như đang cười nắc nẻ. Không chỉ biết cười khi được cù, cây ổi còn được người dân tin rằng khi nắm tay vào cành, tĩnh tâm nhắm mắt cầu nguyện thì sẽ cầu được con trai nối dõi.

Cô cho biết, dù BQL đã cố gắng nhưng đều thất bại không thể nhân giống cây ổi này.

Cây lim hiến thân

Bộ cột khu chính điện bằng gỗ lim

Câu chuyện về cây lim cổ thụ có tuổi thọ khoảng 600 năm tuổi được kể lại rằng. Năm 2010, khi dự án phục hồi Chính Điện Lam Kinh được phê duyệt. Cây Lim đang xanh tươi, khỏe mạnh bỗng bất ngờ trút hết lá và chết dần.

Lúc này rất nhiều các nhà tâm linh, cũng như nhà khoa học cố gắng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cứu sống cây nhưng đều vô vọng. Điều kì lạ hơn, với những cây có tuổi đời cao như vậy thì thường thân cây đều rỗng hoặc mục. Nhưng riêng cây lim này khi xẻ xuống ruột cây vẫn đặc rắn và có hoa văn đẹp.

Người ta ước lượng, thân và cành lim đủ kích thước để làm một bộ gồm: cột cái, cột quân, cột góc và thượng lương để phục vụ Lễ phạt mộc khởi công cung điện vào tháng 10 cùng năm. Đặc biệt, đường kính phần gốc cây lim trùng khớp với chân đá tảng cột cái (xấp xỉ 0,8m), phần ngọn khoảng 0,65cm, vừa với chân đá tảng cột quân.

Sự trùng hợp kì lạ về kích thước này được đồn đoán. Dường như cây Lim này được sinh ra và hiến thân cho sứ mệnh phục dựng lại cung điện cho hậu thế. Từ đó câu chuyện về ” Cây Lim hiến thân” vẫn còn được lưu truyền đến bây giờ.

Kiến trúc độc đáo của Di tích lịch sử Lam Kinh

Với tổng diện tích 141ha. Sau khi được cải tạo ,bảo vệ, tu bổ, phục hồi, tôn tạo các công trình kiến trúc cổ, khu rừng trong khu di tích.

Hiện nay,khu di tích Lam Kinh gồm 50 hạng mục công trình chính.

Cầu Bạch, Sông Ngọc Lam Kinh

Đường vào với rất nhiều bảng thông tin về những quan thần, người có công.

Sau khi gửi xe và mua vé bên ngoài. Các bạn sẽ phải đi bộ một đoạn đường để đến với Cầu Bạch, Sông Ngọc. Dọc 2 bên con đường đi vào có rất nhiều bảng thông tin về những quan thần , người có công.

Sông Ngọc thơ mộng 

Dòng chảy Sông Ngọc bắt nguồn từ Tây Hồ, vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách Hoàng Việt dư địa chí: Nước sông trong veo, lòng sông có những viên đá nhỏ, tròn và nhẵn trông rất thích mắt nhưng không ai dám lấy trộm.

Cầu Bạch hay còn gọi cầu Đoạt Kiệu

Trên sông Ngọc là cầu Bạch hay còn gọi cầu Đoạt Kiệu. Sở dĩ có tên Đoạt Kiệu vì hình dáng cánh cung uốn cong. Bất kỳ kiệu nào đến đây đều phải dừng ở chân cầu và đi bộ vào trong. Cầu nằm trên trục đường chính dẫn vào khu trung tâm chính điện Lam Kinh.

Giếng cổ Lam Kinh – Giếng cổ lớn nhất Việt Nam

Giếng cổ Lam Kinh (ảnh sưu tầm)

Qua cầu Ngọc khoảng 50m sẽ đến một giếng cổ. Có từ thời tằng tổ của Lê Lợi là cụ Lê Hối. Khi cụ rời làng từ Như áng xuống Lam Kinh lập ấp canh tác sản xuất. Giếng phục vụ sinh hoạt cho gia đình và gia nô trong nhà.

Sau khi trở thành kinh đô thứ hai, giếng vẫn được sử dụng để phục vụ sinh hoạt cho Lam Kinh. Nước giếng trong xanh quanh năm không cạn. Bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống, cung cấp nước cho điện Lam Kinh.

Hiện nay, Giếng cổ Lam Kinh là một trong những giếng cổ lớn nhất Việt Nam.

Ngọ Môn Lam Kinh 

Ngọ Môn Lam Kinh gồm 3 cửa 

Trước khi vào Chính Điện, bạn sẽ phải đi qua Ngọ Môn.

Ngọ Môn còn được gọi là Nghinh Môn. Đây là cổng phía Nam, nơi đón tiếp khi vào sân chầu. Đây là nền móng kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn lại. Được phục dựng năm 2009 và khánh thành dịp lễ hội Lam Kinh năm 2010.

Nghê đá canh gác cổng Ngọ Môn

Trước Ngọ Môn có đặt 2 tượng Nghê đá canh gác cổng. Được tạc liền khối trên bệ đứng, dựng cách nhau 5,10m. Phần lưng và đế nghê nguyên bản, có niên đại hàng trăm năm. Phần đầu và chân trước là được phục dựng lại.

Nhật Nguyệt bằng đá trong Ngọ Môn

Bên trong Ngọ Môn có 2 vầng Nhật Nguyệt bằng đá hình tròn đường kính 0,70m.

Cửa giữa dành cho Vua đi của Ngọ Môn

Nền Ngọ môn rộng 10,60m, dài 15m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa nơi dành cho Vua đi, rộng 2,97m. Cửa bên phải cho quan Văn, cửa bên trái cho quan Võ. 2 cửa đều rộng 1.86m. Cửa giữa luôn được đóng và du khách chỉ có thể đi bằng 2 cửa bên.

Cây Đa Thị di tích Lam Kinh

Cây Đa Thị Lam Kinh

Cây Đa Thị Lam Kinh nằm phía bên trái Ngọ Môn có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Sở dĩ cây có cái tên lạ như vậy là vì:

Trước kia khoảng đất đó có 1 cây Thị mọc trước. Đến mùa Thị chim chóc kéo đến ăn quả, vô tình mang theo hạt Đa. Sau đó cây Đa mọc lên ôm trùm cây Thị. 2 cây chung sống với nhau, đến mùa Thị có quả Thị, mùa Đa có quả Đa.

Nhưng do tuổi thọ thấp hơn nên vào năm 2007 cây Thị chết chỉ còn lại cây Đa. Hiện nay, cây Đa vẫn còn sống với thân cây Thị khô bên trong thân mình.

Cây Đa Thị Lam Kinh hiện nay là một trong những cây Đa to đẹp nhất Việt Nam.
Sân Rồng Lam Kinh

Qua Ngọ môn vào đến sân Rồng. Trước kia Sân Rồng là nơi phục vụ tế lễ các quan văn võ bái chầu khi vua thiết triều, tổ chức tế lễ. Ngày nay, Sân Rồng là nơi tổ chức các lễ hội hằng năm.

Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu.
Chính Điện Lam Kinh

Là điện chính giữa khu trung tâm lớn nhất hình chữ công (I). Gồm 3 toà nhà lớn gọi là Quang Đức, Sùng Hiếu, Diên Khánh. Diện tích 1648m­2 với 138 chân tảng hiện còn 124 chân tảng.

Chính Điện nhìn từ trên cao

Đây là công trình kiến trúc gỗ quy mô lớn. Hoàn toàn được làm bằng gỗ Lim. Bên trong nội thất hoàn toàn bằng vàng và có một bộ bàn ghế vàng nguyên khối trị giá lên đến 27 tỉ của vua.

Điện phía trước là Quang Đức, dọc ở giữa là điện Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là Diên Khánh. Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều có 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2 m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện.

Hiện do việc bảo tồn nên chính điện không mở cửa phục vụ khách tham quan.

Thái Miếu Lam Kinh 

Thái Miếu Lam Kinh nằm ngay sau Chính Điện, đến nay mới tôn tạo được 5 tòa.

Nằm sau khu chính điện là Thái miếu Lam Kinh. Gồm 9 toà nhà có kích thước gần vuông, có diện tích tương đối bằng nhau. Từ 180m2 – 220m2, xếp theo hình cánh cung ôm lấy Chính điện Lam Kinh.

Lư hương trước của Thái Miếu

Thái miếu là nơi thờ cúng các vua Thái hoàng, Thái hậu triều đại Hậu Lê. Đến nay mới tôn tạo được 5 tòa, đều theo kiến trúc thời Lê Trung Hưng. Với gỗ lim, mái lập ngói mũi hài, nền lát gạch bát giã cổ, vách đố lụa cửa bức bàn.

Lăng Mộ Lam Kinh

Ngoài những lăng mộ của các vua và hoàng hậu khác. Đặc biệt nhất vẫn là Vĩnh Lăng hay còn gọi Lăng vua Lê Thái Tổ. Nơi có cây ổi cười 60 năm tuổi.

Cách điện Lam Kinh 50m, lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng. Phía trước có minh đường rộng rãi khang trang, bình phong là núi Chúa. Phía sau gối tựa núi Dầu. Hai bên tả, hữu là 2 dãy núi tạo thế “hổ phục rồng chầu”.

Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây chèn đá, có kích thước khoảng 4,4 x 1m. Tuy đơn giản nhưng vô cùng tôn nghiêm và luôn có người túc trực.

Quan Võ , Quan Văn trước Vĩnh Lăng

4 cặp tượng con giống Nghê,Tê Giác, Ngựa, Hổ trấn trạch Vĩnh Lăng

Cặp voi đá có niên đại hàng trăm năm trước Vĩnh Lăng

Trước lăng có 2 hàng tượng quan hầu, một bên quan văn, một bên quan võ. Cùng 4 cặp tượng con giống bằng đá để trấn trạch theo thứ tự Nghê,Tê Giác, Ngựa, Hổ. Giữa là cặp voi đá có niên đại hàng trăm năm, vẫn giữ được gần như nguyên bản.

Chi phí khi du lịch di tích Lam Kinh

Để tham quan bạn phải trải mua vé vào cửa di tích Lam Kinh với giá 30.000 VNĐ/ lượt.

Toàn bộ phương tiện đều gửi bên ngoài để đi bộ vào trong với giá 15.000 VNĐ cho ô tô , 5000 – 10.000 VNĐ/ cho xe máy, xe đạp.

Lưu ý khi tham quan Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh

  • Vì là nơi linh thiêng nên các bạn không nên mặc quần áo ngắn. Nếu có nhỡ thì BQL đã có sẵn những chiếc quây ở quầy bán vé cho mọi người.
  • Với thời tiết mùa hè nóng bức, bạn nên chuẩn bị mũ nón,ô, kem chống nắng, quạt, nước khi tham quan.
  • Diện tích khi di tích khá rộng, nếu không muốn đôi chân sưng tấy bạn nên đi giày thể thao hoặc giày đế bệt nhé.
  • Nếu muốn lễ hương bạn nên chuẩn bị hương và đồ cũng sẵn. Nếu không kịp có thể mua tại các quán xá trong khu di tích nhé.

Một số bức ảnh về di tích Lam Kinh của Nếm 

Bia đá đề tên đã mờ do dấu vết thời gian

Sông Ngọc được rất nhiều bạn trẻ đến đây lưu lại những bức ảnh

Một góc Ngọ Môn Lam Kinh

Một con đường nhỏ ở di tích Lam Kinh

Nếm checkin tại di tích Lam Kinh

Không chỉ được sống lại không gian lịch sử về thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử Việt Nam. Bạn còn được tận mắt chứng kiến những câu chuyện tâm linh kỳ lạ. Hi vọng qua bài viết về quần thể khu di tích Lam Kinh của Nếm các bạn sẽ có thêm một địa điểm ghé thăm khi du lịch Thanh Hóa nhé.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Must Read

Đặc sản Quảng Ngãi 1

9+ đặc sản Quảng Ngãi bạn nhất định phải thưởng thức...

0
Quãng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm trong eo đất miền Trung thân thương nổi tiếng với những món ăn độc đáo lạ...