CHÙA THIÊN ẤN – KÌ BÍ CHUÔNG THẦN, GIẾNG PHẬT

Chùa Thiên Ấn là 1 trong những ngôi chùa cổ linh thiêng nhất tại Quảng Ngãi. Với những câu chuyện ly kỳ về Chuông thần và Giếng Phật. Chùa Thiên Ân thu hút rất nhiều khách phương xa đến khám phá và thưởng ngoạn.

Đôi nét về chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi 

Chùa Thiên Ấn ở đâu ?

Chùa Thiên Ấn trên đỉnh núi Thiên Ấn

Chùa Thiên Ấn nằm trên đỉnh núi Thiên Ấn, ở tả ngạn sông Trà Khúc. Cách TP Quảng Ngãi 3,5km về hướng Đông.
Thuộc địa phận xã Tịnh Ấn, Huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Khi xưa thường được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của tỉnh Quảng Ngãi.

Lịch sử lâu đời Chùa Thiên Ấn

Chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695. năm Chính Hòa thứ 15, đời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong.

Tổ khai sinh chùa là thiền sư Pháp Hóa (1670 – 1754). Với tục danh Lê Diệt, hiệu Minh Hải Phật Bảo. Ông gốc người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, thuộc dòng thiền Lâm Tế.

Trải qua hơn 300 năm, chùa đã có 15 đời sư trù trì, trong đó có 6 vị được tôn làm sư tổ gọi chung là lục tổ.

Khuôn viên yên bình thanh tịnh chùa Thiên Ấn

Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 năm 1717, đời vua Lê Dụ Tông. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban cho nhà chùa biển ngạch “Sắc Tứ Thiên Ấn Tự”. Cũng năm đó, chùa trùng tu lần thứ nhất. Tấm biển này sau đó bị hư hại và được thiền sư Hoàng Phúc tái tạo vào năm 1946. Tính đến nay chùa đã trải qua 5 lần trùng tu vào năm 1717, 1827, 1910, 1918 và cuối cùng là 1959.

Mới đầu chùa chỉ là một thảo am tĩnh mịch. Qua các lần trùng tu mở rộng chùa Thiên Ấn mới kháng trang như bây giờ.

Đến chùa Thiên Ấn thế nào ?

Cổng chùa Thiên Ấn 

Để đến được chùa Thiên Ấn rất dễ dàng. Từ trung tâm Quảng Ngãi đi theo hướng qua cầu Trà Khúc. Rẽ phải theo quốc lộ 24B, chỉ khoảng năm mười phút là đến chân núi. Từ chân núi bạn cứ đi thẳng sẽ đến chùa.

Ðường lên chùa Thiên Ấn quanh co, độ dốc không cao. Đều được trải nhựa đều thích hợp cho cả xe máy lẫn ô tô di chuyển dễ dàng.

Nếu không biết đường bạn có thể đi theo chỉ dẫn Google Maps nhé.

Kì bí linh thiêng chùa Thiên Ấn

Không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc Núi Thiên Ấn, chùa Thiên Ấn còn nổi tiếng với những truyền thuyết tâm linh. Cả địa thế lẫn Chuông Thần , Giếng phật nơi đây đều mang một câu chuyện kì bí phía sau.

Vị thế đắc địa Chùa Thiên Ấn

Trong cuốn 12 thắng cảnh Quảng Ngãi của tác giả Lê Hồng Khánh miêu tả. Núi Thiên Ấn chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông xanh. Cũng chỉnh vì thế mà có cái tên Thiên Ấn Niêm Hà.

Núi cao 106 m, trông từ 4 phía đều tựa hình thang cân. Vào mùa nước đầy, nhìn từ bờ bắc, dòng nước sông Trà Khúc chảy theo hướng tây nam – đông bắc, như dồn vào chân núi; rồi lại từ chân núi, theo hướng tây bắc – đông nam, đổ về cửa Đại. Giữa một thiên nhiên thoáng đãng, ngọn núi như chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông xanh, nên người xưa còn gọi là Thiên Ấn niêm hà. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), núi được liệt vào hàng danh sơn và ghi vào điển tịch.

Vị trí chùa nhìn từ trên cao 

Người dân cũng truyền tai nhau sự tích rằng. Xưa kia đỉnh núi Thiên Ấn rất hoang sơ, nhiều thú dữ nên không có bất kỳ người dân nào sinh sống. Sau này có rồng hạ phạm rồi rơi trên đỉnh núi Thiên Ấn, tạo thành những phần đất lỡ. Sau này người dân mới đến đây tu sửa lại, xây nhà làm ruộng và sinh sống. Con đường lên chùa quanh co là thân của con rồng tạo thành khi rơi xuống. Vị trí chùa tọa lạc chính là đầu rồng.

Với những đặc điểm như thế, trong tâm thức người Quảng Ngãi. Núi Thiên Ấn và dòng Trà Khúc là biểu tượng sơn thủy thiêng liêng. Vậy nên dù kiến trúc không có gì nổi bật chùa Thiên Ấn rất nổi tiếng từ hàng trăm năm qua.

Kì bí Chuông Thần

Phía trước, bên trái chính điện chùa có treo một quả đại hồng chung, gọi là chuông thần. Nguồn gốc của quả chuông này từ làng Chí Tượng. Nay là xã Đức Hiệp, Mộ Đức, Quảng Ngãi.

Chuông Thần Thiên Ấn 

Tương truyền dân làng Chí Tượng có đúc một quả chuông cho chùa làng. Nhưng kì lạ chuông đánh mãi không kêu. Vào năm 1845, tổ sư thứ ba của chùa Thiên Ấn là thiền sư Bảo Ấn. Khi ngài đang thiền thì thấy một vị hộ pháp bảo tới thỉnh quả chuông ấy về. Kỳ lạ thay, sau khi chuông được thỉnh về chùa Thiên Ấn. Ngày lễ khai chuông, sau khi chú nguyện , thiền sư Bảo Ấn gióng thì chuông phát ra tiếng kêu. Tiếng chuông trầm ấm ngân vọng khắp vùng nên dân làng gọi đó là Chuông Thần.

Cũng có câu chuyện khác được lan truyền. Sau khi biết dân Chí Tượng đúc chuông mà đánh không kêu, Thiền sư Bảo Ấn đến xin thỉnh chuông. Dân làng đều không đồng ý. Sau khi đúc đến cái thứ ba mà kết quả vẫn như cũ, họ mới đồng ý cho thiền sư thỉnh chuông về chùa. Kì lạ là chỉ khi về chùa, tiếng chuông mới được ngân vang.

Hiện nay chuông này vẫn còn treo bên trái chính điện của chùa. Và luôn được bảo vệ cẩn thận.

Linh thiêng Giếng Phật

Cách chuông thần không xa về phía đông là giếng Phật. Giếng Phật sâu tới 21 m, đường kính 3 m, được xây bằng đá ong rất đẹp mắt.

Giếng Phật Thiên Ấn

Dân trong vùng vẫn truyền tai nhau về sự linh thiêng của giếng Phật. Dù nằm trên đồi cao hơn 100 m, nhưng nước ở giếng Phật chùa Thiên Ấn không bao giờ cạn, nước trong xanh, mát và ngọt. Còn có lời đồn nước ở Giếng Phật có thể chữa bách bệnh, khiến cả những người dân tỉnh khách cũng tìm đến để xin nước.

Giếng Phật bằng đá ong đẹp mắt

Không những thế, giếng Phật còn có truyền thuyết rằng : Chuyện kể rằng giếng Phật là giếng đầu tiên mở nguồn cho sự sống ở núi Thiên Ấn, phải mất 20 năm mới hoàn thành. Tổ Pháp Hóa sau nhiều năm vỡ núi tìm nguồn nước nhưng đào mãi vẫn không có nước. Khi đào đã khá sâu, nhà sư gặp phải tảng đá to lớn chắn ngang.

Tưởng như vô vọng, có một nhà sư trẻ đến viếng chùa và xin phép ngài trụ trì được giúp sức. Ngày qua tháng lại, Đục mãi cuối cùng cũng bắt được mạch giếng.Nước tuôn trào mãi không cạn thì cũng là lúc vị sư trẻ biến mất. Đêm ngủ, ngài được báo mộng đó Phật giúp đỡ, nên mới có tên là giếng Phật.

Miệng Giếng hiện đã được rào chắn

Hiện tại, để bảo vệ Giếng đã có rào chắn trên miệng để tránh người dân thả tiền làm ô nhiễm giếng. Cũng giúp tránh sự cố đáng tiếc xảy ra với các em nhỏ khi đến tham quan.

Du lịch tâm linh chùa Thiên Ấn

Khuôn viên cổ kính hàng trăm năm tuổi

Lên tới cổng chùa các bạn sẽ phải gửi xe ở ngoài. Chùa có cả bãi đỗ xe miến phí. Hãy mạnh dạn tiến thẳng vào cuối đường, thay vì nghe theo lời mời gọi của các quán nước đầu đường. Bạn có thể mất từ 10k-30k phí gửi xe đó.

Cổng chùa mang nét cổ kính riêng biệt

Tới cổng chùa, sự cổ kính từ các mái ngói trạm rồng sẽ thu hút bạn. Có kiến trúc cổ được xây dựng từ rất lâu đời. Qua nhiều lần tu sửa, diên tích chùa khá rộng, được trồng rất nhiều loại cây có ý nghĩa gắn liền với Phật.

Mái ngói trạm rồng và con nghê linh vật

Bước qua cổng Tam quan, bạn sẽ thấy 2 bên tượng 12 vị la Hán và Phật Tổ ngồi thiền ở chính giữa.

Tượng 12 vị la Hán và Phật Tổ ngồi thiền

Trong chính điện thơm mùi khói hương với màu chủ đạo truyền thống sơn son thếp vàng. Để đảm bảo sự trang nghiêm, Chính điện không được phép quay phim chụp hình. Ngay bên cạnh chính điện có Chuông Thần và Giếng Phật cách đó không xa.

Tượng Phật bà và Phật tổ trong khuôn viên chùa

Ngoài chánh điện, trong khuôn viên bạn cũng sẽ được nhìn thấy khá nhiều tượng Phật Bà, Phật Tổ. Hầu hết đều được đặt dưới những tán cây lớn như bức tranh Phật Tổ dưới cây bồ đề. Ngoài ra còn có tượng thờ 4 thầy trò Đường Tăng, tượng 12 con giáp …

Vườn Tháp

Vườn Tháp chính là nơi an táng của các vị tổ sư và các đời trụ trì. Nằm tiếp phía đông Chùa Thiên Ấn.

Vườn Tháp chùa Thiên Ấn

Thường được xây dựng nhiều tầng theo số lẻ (3,5,7,9) và tượng hình hoa sen.

Ngôi Mộ 3 tầng với hình tượng hoa sen tại chùa

Chính những khu viên mộ này là nơi gìn giữ bảo thân của 6 vị thiền sư nổi tiếng đã có công mở rộng, gìn giữ ngôi chùa.

Mộ Quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng

Cách ngôi chùa không xa, chếch về hướng tây nam là mộ Quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng.

Mộ Quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng

Được người dân ở đây gọi với cái tên thân thương gần gũi: cụ Huỳnh. Sau khi tham quan chùa Thiên Ấn xong, bạn có thể đến mộ của cụ Huỳnh để thắp nhang.

Với tấm bia mộ màu trắng, cao thanh thoát, có thể nhìn thấy từ phía xa xa. Kết hợp hài hòa kiến trúc hiện đại và truyền thống lăng mộ Đông phương. Ngôi mộ với đường nét đơn giản, vừa có được sự trang nghiêm lại vừa phù hợp tổng thể cảnh quan Thiên Ấn.

Một số hình ảnh về Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi của Nếm

Mái ngói trạm rồng mang đầy nét cổ kính 

Chùa Thiên Ấn thu hút nhiều du khách tới thăm không chỉ bởi vẻ đẹp

Mà còn là chốn du lịch tâm  linh nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi

Cây Sala - loài cây linh thiêng có ý nghĩa gắn liền với Phật Giáo

Bảo Tháp 9 tầng - nơi yên nghỉ của Sư tổ Đệ Nhất

Bia Tưởng Niệm trong khuôn viên chùa

Video về chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi của Nếm

Không chỉ các dịp lễ, ngày thường cũng có rất nhiều đoàn khách tới đây viếng thăm khi du lịch Quảng Ngãi. Không chỉ là nơi du lịch tâm linh linh thiêng, Chùa Thiên Ấn còn là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi. Lắng nghe tiếng chuông chùa, ngắm nhìn phong cảnh hữu tình núi Thiên Ấn sẽ làm tâm hồn bạn trở nên yên bình và thanh tịnh hơn đấy.

Hi vọng qua trải nghiệm tham quan chùa Thiên Ấn của Nếm sẽ giúp các bạn sẽ có thêm một địa điểm du lịch tâm linh khi đến Quảng Ngãi nhé.

 

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here