HomeKhám Phá Du LịchĐịa DanhChùa Vĩnh Tràng Tiền Giang - Cổ kính mà in đậm dấu...

Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang – Cổ kính mà in đậm dấu ấn kiến trúc độc đáo

-

Tiền Giang là mảnh đất của lịch sử – văn hóa Nam Bộ mà trong đó chùa Vĩnh Tràng là một địa điểm quan trọng không thể không kể tới.

Ngôi chùa tồn tại xuyên suốt ba thế kỉ này vô cùng độc đáo bởi sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Chính vì vậy đây vừa là một điểm hành hương cho các Phật Tử vừa là nơi để bạn chiêm ngưỡng cảnh quan kiến trúc và có những bức hình hút hồn người xem nữa đấy!

Vị trí địa lý và lịch sử xây dựng chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng nằm ngay tại con đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km về hướng Đông Bắc. Chùa tọa lạc trên một khu vực vườn cây ăn quả rộng tới gần 2 ha.

Ngôi chùa này được xếp vào hạng cổ nhất miền Tây Nam Bộ và là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Lượng khách du lịch hành hương tới chùa mỗi ngày lên tới 1000 khách và trong đó có khoảng 300 vị khách nước ngoài.

Chùa Vĩnh Tràng 01
Chùa Vĩnh Tràng được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng còn có tên gọi khác là chùa Vĩnh Trường – lịch sử xây dựng chùa với biết bao thăng trầm và trải qua nhiều đời thay đổi, tôn tạo để có được như ngày hôm nay.

Theo lịch sử ghi chép người xây dựng ngôi chùa này là vợ chồng ông Bùi Công Đạt – một vị quan dưới triều vua Minh Mạng.

Chùa xây dựng vào thế kỷ 19 và sự hình thành ngôi chùa trước hết bắt nguồn từ tấm lòng thơm thảo của người dân địa phương.

Chùa Vĩnh Tràng 03

Năm 1894, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường. Sở dĩ lấy tên gọi này với ngụ ý cầu mong cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”.

Để có được bộ mặt như ngày hôm nay, chùa đã qua không ít những lần sửa chữa và tôn tạo. Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu đã làm nên một sự thay đổi lớn cho ngôi chùa khi quyết định cho sửa chữa phần chánh điện, mang những nét Á-Âu pha trộn và kết hợp cùng với nhau. Năm 1930 dưới sự trụ trì của Hòa thượng Minh Đằng chùa được trùng tu toàn diện và mang một vẻ đẹp hoàn toàn khác.

Chùa Vĩnh Tràng 04
Để có được bộ mặt như ngày hôm nay ngôi chùa đã trải qua không ít những lần tôn tạo và tu sửa qua các đời trụ trì chùa

Không những thế, ngôi chùa này còn là nơi gắn liền với lịch sử oai hùng của dân tộc. Trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chùa Vĩnh Tràng là nơi để các chiến sĩ cách mạng ẩn mình khỏi sự rình bắt của quân thù.

Dù bị phát hiện nhiều lần và bị tàn phá nặng nề nhưng ngôi cổ tự vẫn hiên ngang và vững chãi, bền bỉ dù mưa bom bão đạn hay sự ác nghiệt của chiến tranh, của các thế lực xâm lược.

Vì thế nhà thơ Xuân Thủy khi ghé thăm ngôi cổ tự đã có một đôi câu cảm tác:

“Đức Phật giàu tình thương

Nên chùa tên Vĩnh Tràng

Nhà sư vốn yêu nước

Lòng như dòng Tiền Giang”.

Cách thức di chuyển đến chùa Vĩnh Tràng

Dưới đây là cách thức di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh tới chùa Vĩnh Tràng vì thế các bạn ở Hà Nội vẫn có thể tham khảo tuyến đường này, bạn có thể đi máy bay, tàu hỏa, xe khách hoặc phương tiện cá nhân để đến Hồ Chí Minh sau đó đến Tiền Giang nơi chùa Vĩnh Tràng đang tọa lạc tại đó.

Có 2 đường di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến chùa: Đường cao tốc Trung Lương (nếu đi xe ô tô) và QL1A (xe máy).

  • Di chuyển bằng xe máy dọc theo QL1A: Từ TP Hồ Chí Minh, bạn xuôi theo QL1A cho đến khi gặp QL50 phía bên tay trái thì rẽ vào đường này. Bạn tiếp tục đi thẳng và rẽ phải vào DT 879, đi cho tới khi gặp đường Nguyễn Trung Trực thì rẽ trái và đi thẳng là tới được chùa. Trên đường đi dọc DT 879 sẽ đi qua cống Gò Cát.
  • Đi ô tô theo đường cao tốc Trung Lương: Bạn vẫn xuất phát theo hướng QL1A từ TP. Hồ Chí Minh sau đó đến vòng xoay Nguyễn Văn Linh thì đi vào cao tốc Trung Lương (CT01). Khi đi hết CT01 là tới DT878, đường này sẽ đưa bạn đi sang QL1A. Đi một đoạn ở QL1A bạn sẽ đến trục đường QL50 phía bên tay trái và sau đó di chuyển như đoạn đường xe máy phía trên.
    Nếu bạn muốn gửi xe máy thì có thể đi thẳng từ cổng vào bên phải hông chùa, qua một vài hàng quán bán đồ lưu niệm sẽ tới điểm gửi xe. Riêng đối với ô tô thì có khu vực đỗ xe ngay ngoài cổng.

Kiến trúc độc đáo đầy ấn tượng của ngôi cổ tự

Ngôi chùa mang lối kiến trúc cổ

Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng theo chữ “Quốc” và kiểu kiến trúc “cổ lầu” đầy ấn tượng. Du khách khi tới đây hầu hết cũng cảm thấy ấn tượng với nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ tạo nên những bức tranh hài hòa về màu sắc và mang những ý nghĩa nhất định.

Đó là những tác phẩm minh họa sự tích nhà Phật do nghệ nhân Huế thực hiện năm 1933.

Chùa Vĩnh Tràng 05
Những tác phẩm sành sứ ấn tượng tại chùa Vĩnh Tràng

Ban đầu, khi xây dựng lại ngôi chùa từ thảo am, chùa Vĩnh Tràng được xây theo theo lối kiến trúc chùa Giác Lâm ở Gia Định nhưng với quy mô lớn hơn bao gồm 178 cây cột, 2 sân thiên tỉnh.

Sau nhiều lần tu sửa, diện tích chùa hiện tại là 14.000m², dài 70m, rộng 20m và có 4 hạng mục: tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu.

Chính điện chùa có những họa tiết được chạm trổ công phu và đấy ấn tượng, phía bên trong là đôi long trụ to bằng gỗ quý được dựng theo kiểu “thượng thu hạ cách”.

Chùa Vĩnh Tràng 06

Sự kết hợp hài hòa giữa 2 nền văn hóa Á – Âu

Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi tới đây và tận mắt chiêm ngưỡng sự kết hợp, giao thoa giữa nền kiến trúc Á – Âu: Pháp, La Mã, Nhật, Thái, Miên, Chàm,… Nếu những cây cột trụ và dọc hành lang phía bên tay trái chùa tạo cho bạn cảm giác như đang ở một hành lang ở Châu Âu, thì những hoa văn bên ngoài chánh điện lại được thiết kế theo kiểu thời Phục Hưng hay vòm cửa theo kiểu La Mã.

Phía đáy là bông sắt của Pháp, phần bên kia lại là gạch men của Nhật Bản. Đôi khi những nét chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính mang lại cảm giác gần gũi cho người chiêm bái.

Chùa Vĩnh Tràng 07

Do những nét Phương Tây hòa lẫn với phương Đông như vậy nên dù cho ngôi chùa tuy đã tồn tại rất nhiều năm nhưng vẻ đẹp cổ kính vẫn đan xen hài hòa với nét hiện đại.

Hệ thống tượng phật quý giá tại chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng cũng là ngôi chùa bảo tồn rất nhiều tượng phật quý hiếm, con số được tổng hợp bao gồm 60 tượng được tạc bằng, gỗ, đồng, đất nung,… sơn thếp vàng.

Độc đáo nhất và không thể không kể đến trong số đó là bộ tượng mười tám vị La hán được tạc từ gỗ mít từ đầu thế kỷ 20.

Chùa Vĩnh Tràng 08

Ngoài ra tại đây còn có các báu vật khác của chùa là 3 tượng đồng (Phật Di Đà, Phật Quan Âm và Thế Chí) ra đời từ giữa thế kỷ 19. Cùng bảo vật đại hồng chung nặng đến 150kg, chiều cao 1,2m sau nhiều năm thất lạc cũng đã hoàn chùa.

Chùa Vĩnh Tràng 09
Tượng Phật Di Lặc

Chùa Vĩnh Tràng 10

Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang có thể nói là điểm ghé thăm lí tưởng cho những ai thích trải nghiệm du lịch tâm linh. Hãy đến đây để tìm về những phút giây bình yên trong lòng các bạn nhé!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Cô Tiên chụp dạo
Cô Tiên chụp dạohttps://nemtv.vn
Nếu còn trẻ... Hãy cứ đi, dành tuổi xuân của mình lưu lại những tấm hình kỷ niệm Hãy cứ vui, đừng để trái tim mình trở nên nguội lạnh. DO WHAT YOU LOVE - LOVE WHAT YOU DO

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Must Read

Đặc sản Quảng Ngãi 1

9+ đặc sản Quảng Ngãi bạn nhất định phải thưởng thức...

0
Quãng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm trong eo đất miền Trung thân thương nổi tiếng với những món ăn độc đáo lạ...