Giao thừa ở Hồ Gươm Hà Nội bao năm qua vẫn là mong chờ của mỗi người dân thủ đô, khi nơi đây diễn ra những màn pháo hoa đẹp mắt để kết thúc năm cũ.
Nội Dung Chính
Giao thừa ở Hồ Gươm Hà Nội “XƯA”
Ngày xưa, khoảnh khắc giao thừa là khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng và mỗi độ tết đến xuân về, người Hà Nội lại bâng khuâng trước khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Giây phút đếm ngược khi nhịp quay thời gian như chậm lại trong không khí giao hòa của trời đất khiến ai ai cũng muốn hướng về Hồ Gươm, về Hà Nội.
Người ta biết đến Hồ Gươm là nơi trả kiếm cho Thần Kim quy của vua Lê Lợi sau chiến thắng trước quân Minh xâm lược. Nơi đây trở thành mảnh đất huyền thoại và ngập tràn sự huyền bí.
Chẳng biết tự bao giờ, Hồ Gươm trở thành trái tim của cả nước, là ngã ba, ngã tư để đến với phố cổ Hà Nội.
Chính vì thế, ngày ấy đêm giao thừa ở Hồ Gươm Hà Nội mang một ý nghĩa thiêng liêng đối với người dân cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Trước đây, đi đón giao thừa có nghĩa là đi đến Hồ Gươm – chẳng thế mà đây là dịp tuyệt vời để gặp gỡ và hội nhập với tất cả mọi người thời ấy.
Những ngày trước khi khoảnh khắc giao thừa ở Hồ Gươm Hà Nội diễn ra thì nơi đây được trang hoàng lộng lẫy với những ánh đèn, băng rôn, khẩu hiệu được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Khi trời còn se lạnh, trong làn nắng ửng khói mơ tan, vén bức màn của sương khó thì hồ Gươm hiện ra đẹp đến ngỡ ngàng. Và Tháp Rùa những ngày cũng trở nên lộng lẫy hơn bao giờ hết.
Và không chỉ Tháp Rùa mà đền Ngọc Sơn tự dưng cũng trở nên thật đẹp trong những ngày giáp tết để chuẩn bị cho màn đón giao thừa ở Hồ Gươm Hà Nội.
Giá lạnh của đông và những cơn mưa xuân không cưỡng nổi bước chân người ta đến với Hồ Gươm để ngắm pháo hoa giao thừa.
Mùa xuân ở Hồ Gươm Hà Nội cũng sáng nắng, chiều mưa, ẩm ương và khó chiều. Mỗi năm thời tiết lại khác nhau, năm thì se se lạnh, nắng ráo; có những năm lại rét cắt da, cắt thịt; có những năm lại mưa phùn lất phất bay.
Ðông nhất trong dòng người vẫn là lớp trai gái trẻ tuổi, nhiều gia đình cả vợ chồng con cái trên chiếc xe máy trôi về Hồ Gươm. Trên các vỉa hè không thiếu các cụ ông, cụ bà ăn vận sang trọng lững thững đi bách bộ đến với Hồ Gươm đêm giao thừa để “ôn cố tri tân”, để được sống trong không khí lễ hội mà thiêng liêng mỗi năm chỉ có một lần…
Người Hà Nội đi đón giao thừa, chơi giao thừa lịch sự hơn, tao nhã hơn; không hề có những cảnh thiếu văn hoá, quậy phá của lớp người mới bước vào đời…
Không giờ đã điểm. Cả không gian Hồ Gươm tĩnh lặng đi giây lát rồi bừng lên sống động hơn, nhộn nhịp hơn, náo nức hơn… Ai cũng muốn hít thật sâu và thả tâm hồn vào cái không khí hữu tình và vô hình đầy huyền hoặc cuả giao thừa Hồ Gươm.
Mưa, nếu có, mặc mưa; rét mặc rét! Sức ấm từ con người, từ chiều sâu lịch sử – văn hoá – văn hiến, từ không khí hoà nhập cộng đồng được toả lan và trào lên sức xuân một năm mới…
Hồ Gươm đêm giao thừa, nếu chưa một lần được tận hưởng e rằng trong cõi tâm linh, tâm hồn vẫn còn trống thiếu.
Giao thừa ở Hồ Gươm Hà Nội “NAY”
Sự khác biệt với tết miền Nam với miền Bắc là cái rét Bắc Bộ tạo nên những cánh đào phai và cái nắng ở Nam Bộ tạo nên những cánh mai vàng khoe sắc thắm. Cũng chính vì thế àm giao thừa ở Hồ Gươm Hà Nội cũng không giống bất cứ đâu.
Khoảng 10 giờ (22 giờ), xung quanh Hồ Gươm, người đã đông như nêm đủ mọi lứa tuổi, thành phần, không phân biệt sang hèn… gương mặt ai cũng rạng rỡ, hồ hởi và phơi phới nét xuân. Người Hà Nội ung dung thả bộ ngắm nhìn, hít thở thật sâu, cảm nhận thật đầy đủ cái không khí, cái hơi thở của đất trời, của lòng người ở chốn linh thiêng tích tụ hồn khí núi sông…
Ngày nay, ở Hồ Gươm ngoài tiếng trống thùng thình và loạt pháo hoa nổ tung trên bầu trời thì còn vang vọng đâu đó lời chúc của chủ tịch nước trên loa phóng thanh dành cho nhân dân cả nước.
Mặc dù vậy, giao thừa ở Hồ Gươm Hà Nội ngày nay vẫn có những khác biệt so với ngày trước: xô bồ hơn, hiện đại hơn, cái phong vị, háo hức cũng không còn như xưa. Mọi người sở dĩ đến Hồ Gươm đón giao thừa vì những màn countdown đếm ngược cùng pháo hoa rực rỡ.
Một chút hoài niệm Tết ở Hồ Gươm Hà Nội “XƯA”
Vào sáng mồng 1, Hà Nội trở nên yên lặng và đẹp hơn bao giờ hết. Lúc này đường xá vắng bóng người và Hà Nội bình yên đến lạ, trở về đúng nghĩa là Hà Nội của hòa bình, yên tĩnh.
Những ngôi nhà ngủ yên, im lìm trong làn sương mờ buổi sớm và hàng quán thì vẫn đóng cửa im lìm trong từng con phố nhỏ. Mọi hoạt động đều diễn ra âm thầm, lặng lẽ, chẳng chút ồn ào – đúng như con người Hà Nội.
Bởi thế, người Hà Nội mới thường bảo nhau rằng: “Nếu muốn tìm về Hà Nội nguyên vẹn của ngày xưa, hãy lặng yên cảm nhận khung cảnh Hà Nội vào buổi sáng mùng một Tết”.