Tuyên Quang – mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng khiến ai mỗi khi nhắc đến đều nhớ về hình ảnh mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.
Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng Nếm ghé thăm địa danh đã đi vào thơ ca – di tích lịch sử cây đa Tân Trào để sống lại những hào hùng dân tộc ngày ấy nhé!
Nội Dung Chính
Bạn có biết cây đa Tân Trào ở đâu?
Nằm trên vùng đất địa linh sánh đôi cùng với rất nhiều di tích lịch sử thiêng liêng khác, cây đa Tân Trào là cây cổ thụ nằm ở đầu làng Kim Long – hiện là Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Trong những năm tháng cũ, canh lá cây cổ thụ sum suê và tươi tốt, gồm 2 cây mọc cách nhau tầm 10m nhưng hình ảnh phía trên. Khi ấy người dân địa phương gọi thân quen bằng cái tên “cây đa ông” – “cây đa bà”.
Tính đến thời điểm hiện tại trải qua những biến đổi của thời gian và khắc nghiệt của thời tiết cây đã không còn nhiều sự sống như trước. Qua sự ảnh hưởng nặng nề cơn bão năm 1993 “cây đa ông” đã bị đổi chỉ còn một nhánh nhỏ sống sót. Vì sự ra đi của “cây đa ông” nên “cây đa bà” cũng từ đó mà yếu ớt dần theo năm tháng, lá dần ngả vàng và một số ngọn dần bị chết.
Đến 2008 chỉ còn lại duy nhất một cành của “cây đa bà” mọc theo hướng Đông Bắc nhưng phát triển cũng kém vào có dấu hiệu chết hẳn.
Trước tình hình cấp bách đó những người có thẩm quyền đã tìm ra phương án để hồi sinh cây đa Tân Trào. Sau 2 năm chăm sóc cây dần phục hồi và báo hiệu sự sống lại mạnh mẽ qua những chồi non và cành mới. Số tiền phục hồi lại cây cổ thụ mang ý nghĩa lịch sử này lên tới 2,5 tỷ đồng.
Cây đa Tân Trào – chứng nhân lịch sử cách mạng của Thủ đô Khu giải phóng
Cây đa Tân Trào cùng khu di tích lịch sử Tân Trào từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách nếu có dịp ghé thăm Tuyên Quang. Nơi đây chính là nơi lưu giữ lại những sự kiện lịch sử hào hùng của ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Trong suốt 9 năm chiến đấu trường kỳ lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái… là nơi phục vụ cách mạng mang đậm dấu ấn lịch sử.
Gắn liền với mốc son lịch sử dân tộc, dưới gốc đa Tân Trào chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, sau khi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đọc bản Quân lệnh số 1; quân đội Việt Nam Giải phóng đã làm lễ xuất quân tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội trước sự chứng kiến của toàn thể đồng bào các dân tộc Việt Bắc cùng 60 đại biểu toàn quốc.
Hình ảnh cây đa Tân Trào
Cây đa Tân Trào là điểm đến đầu tiên của du khách khi tham quan khu di tích lịch sử Tân Trào. Phía cổng vào khu du tích là một con đường có lối đi bằng sỏi và chia thành nhiều ô vuông trông rất sạch sẽ và cả khu di tích phủ một màu xanh của cây cối.
Nắng xuyên qua từng kẽ lá và con đường, du khách sẽ đi qua cổng vào và thấy ngay hình ảnh cây đa Tân Trào, cách đó 500m là đình Tân Trào.
Dưới sự quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng, “cây đa bà” đã phát triển thành 2 cụm rễ gồm 38 rễ lớn nhỏ. “Cây đa ông” cũng đã phục hồi được tán còn sót lại và phát triển thành cụm cây mới với nhiều cành và lá.
Bên cạnh đó người ta có trồng thêm 6 cây nhỏ quanh quanh gốc đa cổ nhằm tượng trưng cho 6 huyện của tỉnh Tuyên Quang.
Có rất nhiều đoàn du lịch tới đây tham quang trong năm và lưu giữ những tấm hình kỷ niệm tại đây.
Tại khu di tích lịch sử Tân Trào ngoài cây đa Tân Trào, du khách cũng có thể đi sâu vào bên trong khuôn viên để tham quan một số địa điểm khác như đình Hồng Thái, lán Nà Lừa, lán Hang Bòng. Những địa điểm phục vụ cách mạng này ở phía trong và bạn sẽ phải leo bộ để tham quan.
Vậy là đã 73 năm kể từ khi cách mạng tháng 8 thành công nhưng mỗi lần ghé qua những chứng nhân lịch sử cho quá khứ hào hùng của dân tộc người ta vẫn thấy thấp thoáng những giai điệu lịch sử vang lên đầy da diết và tự hào.
Cây đa Tân Trào và khu di tích lịch sử Tân Trào là một điểm đến lý tưởng để giáo dục trẻ em về lịch sử Việt Nam và là khơi dậy tình yêu Tổ Quốc trong trái tim mỗi người.
Nếu có dịp bạn hãy ghé thăm cây đa Tân Trào trăm năm tuổi này để thấm đượm màu sắc của ông cha ta trong quá khứ nhé!