Bến Nhà Rồng – “Từ di tích lịch sử đến công trình vĩ đại”

Bến Nhà Rồng 1

Từ lâu, Bến Nhà Rồng đã trở thành biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây ghi dấu biết bao thăng trầm của lịch sử, đặc biệt đây còn là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Bến Nhà Rồng ở đâu?

Bến nhà Rồng thực chất là một thương cảng, nằm trên dòng sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1864.

Bến Nhà Rồng ở đâu? – Nằm gần cây cầu Khánh Hội, Số 1 đường Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

Bến Nhà Rồng 1
Bến Nhà Rồng bên con sông Bạch Đằng êm đềm

Bến cảng này thuộc cửa ngõ thương cảng được cho là sầm uất nhất cả nước. Với vị trí vô cùng đắc địa, phía trước là con sông Bạch Đằng quanh năm lồng lộng gió.

Khi thành phố lên đèn, cả khu vực bến cảng ngập tràn ánh sáng rực rỡ sắc màu, góp phần điểm tô cho thành phố thêm huyền diệu và lung linh.

Bến Nhà Rồng 1
Bến Nhà Rồng nhìn từ xa

Bến Nhà Rồng với cái tên đúng nghĩa là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ở ngoài Hà Nội, cũng có một bảo tàng tên như vậy nên để phân biệt người ta gọi đây là Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Lịch sử bến Nhà Rồng

Ngược dòng lịch sử, chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc hình thành bến cảng này nhé.

Ngày trước, sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, Pháp đã xây dựng 1 khu thương cảng Sài Gòn với mục đích là để làm đầu mối giao thương với quốc tế.

Bến Nhà Rồng 1
Hình ảnh Bến Nhà Rồng

Việc xây dựng cảng được giao cho 1 hãng vận tải biển của Pháp. Hãng có tên Messageries maritimes – đã xây dựng một cột cờ hiệu để làm hiệu, ra giấu cho các tàu bè ra vào cảng. Mọi người gọi đó là Cột cờ Thủ Ngữ.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này được biết với tên gọi Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Nhà Rồng làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu, mở đầu hành trình cách mạng cứu nước.

Cho đến gần cuối năm 1899, hãng mới xây cất bến cho tàu cập vào.

Sau năm 1975, tòa nhà là biểu tượng của cảng Sài Gòn – thuộc quyền quản lý của Cục đường biển Việt Nam.

Ngày nay, cụm di tích kiến trúc của thương cảng bến Nhà Rồng đã được Việt Nam xây dựng lại và trở thành khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bến Nhà Rồng 1
Bến Nhà Rồng nhìn từ flycam

Trải qua bao nhiêu năm kháng chiến chống Pháp, Mĩ, Bến Nhà Rồng luôn nơi để tổ chức những cuộc biểu tình, mít tinh,… của nhân dân không chịu được ách thống trị, đô hộ, sẵn sàng đứng lên để phản đối chính quyền thực dân và bọn tay sai.

Một sự kiện lịch sử, đó là vào ngày 13 tháng 5 năm 1975, con tàu mang tên Sông Hồng đã cập bến nhà Rồng, như một sự khẳng định về sự thống nhất đất nước, nối con đường biển thông thương giữa 2 miền Nam – Bắc.

Kiến trúc Bến Nhà Rồng

Tổng quan kiến trúc tòa nhà là theo kiến trúc của phương Tây. Thế nhưng, điều đặc biệt là trên nóc của ngôi nhà lại gắn 2 con rồng lớn.

Có lẽ chính vì thế nơi đây được gọi là “Bến Nhà Rồng”. Hai con rồng này được làm từ đất nung nhưng lại tráng men màu xanh.

Chúng châu đầu vào mặt trăng tròn ở giữa nhà tựa “Lưỡng long chầu nguyệt”. Phong cách này là kiểu trang trí thường thấy của những ngôi đình, ngôi chùa ở Việt Nam.

Hai đầu tòa nhà có ký tự M.I. – đây là cách viết tắt của từ “Messageries Impériales” – hãng đã có công khai sinh ra bến cảng.

Bến Nhà Rồng
Ảnh hiếm về Bến cảng Nhà Rồng xưa

Ký tự này khá to và có thể nhìn được từ 2 hướng: hướng sông Sài Gòn hoặc hướng đường Khánh Hội ra.

Vào năm 1871, chi tiết mặt trăng “lưỡng long chầu nguyệt” trên nóc nhà được thay thế bởi biểu tượng của hãng Messageries Impériales, đó là: vương miện, mỏ neo và đầu ngựa.

Bến Nhà Rồng 1
Cảng Sài Gòn cuối thế kỷ 19

Sau năm 1955, Việt Nam đã xây dựng lại mái của ngôi nhà, thay thế 2 con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế rồng quay đầu ra ngoài.

Từ đó cho đến nay, kiến trúc bến Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn và dù tu bổ nhưng vẫn không làm lu mờ đi nét đẹp cổ kính xưa kia của nó.

Tham quan bến Nhà Rồng

Như đã nói, Bến Nhà Rồng hiện nay chính là bảo tàng Hồ Chí Minh – nằm trong hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm về Hồ chủ tịch trên cả nước.

Tòa nhà trước kia có 3 phòng trưng bày (rộng 250m vuông), sau 2 lần tu bổ thì hiện nay khu di tích đã có 9 phòng với diện tích 1482,62m vuông để trưng bày, 2 kho bảo quản gồm 10.927 tài liệu – hiện vật – hiện vật ngoài trời.

Bến Nhà Rồng 1
Di vật của Bác bên trong Bến Nhà Rồng

Bảo tàng – nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền và giáo dục học sinh: hội nghị khoa học, tọa đàm, nói chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu và chiếu phim tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó đây cũng là nơi tổ chức kết nạp Đảng, vào Đoàn, vào Đội; tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Hồ Chủ Tịch,…

Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là địa điểm tổ chức lễ ra quân của nhiều phong trào quần chúng sôi nổi của Thành phố.

Ngày nay, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng cố gắng trưng bày, tu sửa bảo tàng sinh động, phong phú hơn để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Một vài hình ảnh bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng
Một Thành phố Hồ Chí Minh năng động và phát triển quanh Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng 1

Bến Nhà Rồng

Hy vọng bài viết trên là tư liệu hữu ích cho bạn khi khám phá Bến Nhà Rồng. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ ^^

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here