Chiang Rai – Vùng đất oanh liệt một thời bị lãng quên ở Thái Lan

Image may contain: cloud, sky, outdoor, nature and waterỞ tít tận cực Bắc Thái Lan, đủ xa Bangkok hiện đại hào nhoáng để người ta muốn ngại tìm đến, đủ gần Chiang Mai cổ kính xinh đẹp nổi tiếng để người ta chỉ coi Chiang Rai như vùng đất ghé qua trên con đường khám phá xứ sở Chùa Vàng. Nhưng ẩn mình trong vùng đất bị lãng quên ấy là là một nét quyến rũ yên bình dành cho những ai khoái sự tĩnh lặng, yên ả pha chút quê mùa.

Biểu tượng tam giác Vàng vang bóng một thời

Lịch sử đã ghi nhận, những năm 70 vùng Tam Giác Vàng – khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanmar đã từng là đại bản doanh của trùm thuốc phiện Khun Sa khét tiếng. Phần lớn diện tích Tam giác vàng nằm trong vùng núi có độ cao 1.000m rất phù hợp với việc trồng ma túy. Những cánh rừng bạt ngàn có rất ít tuyến đường giao thông và một vị trí đặc biệt khiến vùng nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ cả ba nước đã mang lại điều kiện lý tưởng cho việc trồng cần sa.

 

Có thể cái tên “Tam giác vàng” sẽ để lại ấn tượng xấu với nhiều người, là vùng đất của ma túy, vùng đất của sự phức tạp xã hội mà nhiều người đã được xem từ những bộ phim truyền hình. Nhưng đó chỉ còn là quá khứ rồi, Tam giác vàng bây giờ là vùng đất yên bình và chứa đầy vẻ đẹp bí ẩn lạ thường. Ngày nay, nơi này không còn trồng thuốc phiện nữa mà trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng. Những cánh đồng anh túc năm xưa được thay bằng những thửa ruộng hoa màu, cây trái quanh năm xanh tốt. Tại đây bạn còn có thể thuê thuyền đi dọc dòng Mekong rồi vào thăm cả biên giới Lào và Myanmar. Cảm giác đứng ở ngã ba sông ngắm nhìn vẻ đẹp ba nước Đông Nam Á cũng tuyệt vời lắm nhé

 

Không phải tự nhiên mà người ta gọi Thái Lan là xứ sở chùa Vàng, nhưng ở Chiang Rai lại nổi tiếng nhất với ngôi chùa Trắng. Có thể niên đại không bằng những ngôi chùa khác ở Thái Lan, nhưng Đền Trắng Wat Rong Khun mang đến một điểm độc đáo khiến các vị khách lữ hành khó có thể bỏ qua trên hành trình khám phá Chiang Rai. Đền do Chalermchai Kositpipat, một nghệ sĩ người Thái, thiết kế và xây dựng vào năm 1997 với ý tưởng tôn vinh trí tuệ thuần khiết của nhà Phật với nét kiến trúc cầu kỳ tinh xảo có phần hơi gai góc

Wat Rong Kun – Ngôi đền Trắng tôn vinh sự thuần khiết của Phật giáo

Nằm ở vùng đất nguy hiểm bậc nhất trong quá khứ nhưng Doi Tung của Chiang Rai lại được Hoàng Gia Thái Lan ưu ái chọn làm khu nghỉ dưỡng trong dự án xây dựng và cải thiện đời sống cho đồng bào miền núi đi lên từ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Vường Mae Fah Luang tại Doi Tung

Ngắm bình minh trên ngọn núi Doi Tung cao gần 2.000 mét với cảm giác như bạn đưa tay cũng có thể đón được mặt trời, ở nơi ấy có một bà tiên giữa đời thường, yêu dân như con đã cải tạo miền đất này thanh một chốn bồng lai tiên cảnh. Bà chính là thái hậu mẹ vua Bhumibol Adulyadei. Hôm mình lên Doi Tung, mưa và lạnh nhưng sự yên bình như theo làn nước đem đến cảm xúc vỡ òa, khiến tâm hồn thư thái, hóa ra nơi ở của hoàng gia cao sang nhưng cũng thật gần gũi đến vậy

Trên hành trình khám phá miền bắc Thái, bạn xin đừng bỏ qua khu chợ biên giới Mae Sai là nơi bước một chân qua là tới Miến Điện. Cũng như bao khu chợ biên giới khác, nơi giao thương của hai đất nước giúp bạn hiểu phần nào về văn hóa của người dân tộc thiểu số nơi đây. Mae sai là khu vực duy nhất ở Thái Lan là nơi sinh sống của tộc người cổ dài di cư tư Miến Điện xuống

Tộc người cổ dài Karen độc đáo ở Chiang Rai

Ở vùng núi giáp ranh giữa Burma (Myanma) và Thái Lan, những người phụ nữ nở nụ cười thánh thiện, đầu của họ như “nổi” trên cột vòng bằng đồng, cổ thì được kéo dài hết mức có thể. Thực tế những chiếc vòng này không có tác dụng kéo dài cổ mà làm cho xương bả vai bị ép xuống và khiến người ngoài có cảm giác những người phụ nữ này có cổ dài hơn.Những chiếc vòng cổ, hay chính xác hơn là cuộn vòng bằng đồng có thể nặng tới 10kg, sẽ được đeo lên cổ gái ở tộc người Kayan. Các bé gái 2-5 tuổi sẽ được đeo những chiếc vòng cổ đầu tiên. Mỗi năm trôi qua, đồng nghĩa số lượng vòng cổ tăng lên. Như vậy, khi đến tuổi 20, ít nhất khoảng 23 chiếc vòng đồng xếp dày đặc trên cổ các cô gái. Kỷ lục của phụ nữ Kayan là đeo được 37 chiếc vòng trên cổ.

Một người phụ nữ dân tộc ở Chiang Rai

 Chiang Rai không quá đẹp, thời tiết trên núi nắng mưa thất thường, landtour cũng không phải luôn săn sàng, thì như mình đã nói đa phần người ta đi Chiang Mai mà. Nhưng Chiang Rai đủ nên thơ để níu giữ tâm hồn ngao du này. Vì sao ư? Vì một Tam Giác Vàng nổi tiếng với Hoàng đế Không Ngai và con đường buôn bán ma túy đầy bí ẩn trong quá khứ, vì một Chùa Trắng nổi bật giữa đất nước toàn chùa Vàng, vì một ngã ba biên giới cứ xuôi dòng MeKong theo hướng nào thì sang ngay một đất nước khác, vì một Doi Tung là khu nghỉ dưỡng Hoàng gia vang bóng một thời, vì một Mae Sai khu chợ biên giới đa phong cách và còn nhiều nơi của tỉnh tận cùng Bắc Thái chưa đi hết nổi. Nhưng từ tận trong sâu thẳm, lang Thang ở một vùng đất không quá nổi bật nhưng đủ để kẻ lữ hành thỏa sức khám phá, chông chênh cảm xúc cho mãi đến tận bao ngày hồi hương vẫn nhớ về một miền đất xa xôi và có lúc đượm buồn vì cảm giác đang phá vỡ sự yên bình của vùng đất ấy. Phát triển du lich và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc đôi khi chỉ cách nhau một ranh giới rất mong manh. Có thể nói mở cửa cho du lịch phát triển là mang đến thu nhập ổn định, làm giàu của cải vật chất Chiang Rai nhưng để hội nhập và phát triển mà mất đi bản sắc truyền thống liệu có đáng không??

 

 

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here