HomeCẩm Nang Du LịchĐi tìm ngôi chùa "đệ nhất vắng khách" trong truyền thuyết -...

Đi tìm ngôi chùa “đệ nhất vắng khách” trong truyền thuyết – Chùa Bà Đanh

-

Trong dân gian còn mấy ai lạ lẫm câu ví von quen thuộc: “Vắng như chùa Bà Đanh?” Tưởng chừng chỉ là một câu nói nhưng địa danh ấy là có thật, ngôi đền nằm hiền hòa bên cạnh dòng sông Đáy của tỉnh Hà Nam.

Hãy cùng Nếm TV tìm đến ngôi chùa này để lý giải xem nơi đây có thực sự vắng vẻ, hiu quạnh như dân gian lại lưu truyền lại hay không nhé!

Chùa Bà Đanh ở đâu?

Chùa Bà Đanh hay còn có tên gọi là “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng. Đây là một ngôi chùa được đánh giá là đẹp và cổ kính bậc nhất của tỉnh Hà Nam.

Chùa Bà Đanh Hà Nam
Hình ảnh Chùa Bà Đanh

Vị trí của chùa nằm cách thành phố Phủ Lý gần 7km chạy hướng QL21B về phía Tây Nam.

Chùa Bà Đanh ẩn hiện lấp lo sau những bóng cây và có thể nhìn ra dòng sông Đáy hiền hòa. Với diện tích khoảng 10ha, khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Chùa Bà Đanh như thế nào
Chùa Bà Đanh nhìn từ chính diện với khoảng sân rộng và kiến trúc cổ vẫn giữ được từ lâu đời

Nằm ở địa thể phong thủy hữu tình này, ngôi chùa linh thiêng này có khoảng sân rộng được lát đá và sở hữu nhiều loại cây như đa, hoàng lan, sứ…

Chùa Bà Đanh có gì
Nhiều loài cây được trồng xung quanh chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh đa dạng các công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và vì kèo chạm khắc tinh vi theo đề tài “Ngũ phúc”, “Tứ linh”, “Tùng mã”, “Mai điểu”…

Ngay gần đó là một bến nước vắng vẻ, lá đa rụng trên các bậc lên xuống của bến nước gợi không khí u tịch và phảng phất chút buồn.

Bến nước tại chùa Bà Đanh
Bến nước u tịch tại chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh và những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian

Ngoài thờ Phật chùa Bà Đanh Hà Nam còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (bao gồm Pháp Vân – mẹ Mây, Pháp Vũ – mẹ mưa, Pháp Lôi – mẹ Sấm, Pháp Điện – mẹ Chớp).

Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi). Và đến thời Lê Huy Tông, ngôi chùa được dựng lại khang trang và to đẹp hơn.

Vào năm 1994, Bộ Văn hóa – Thông tin đã cấp bằng chứng nhận ngôi đền này trở thành Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để nâng cấp và tôn tạo một số chi tiết tại chùa Bà Đanh.

Chùa Bà Đanh vắng vẻ
Chùa Bà Đanh sau khi được tôn tạo

Về tên gọi chùa là “chùa Bà Đanh”, theo truyền thuyết của địa phương kể rằng, chùa thờ nữ thần linh thiêng giúp dân trừ lũ lụt, giữ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được tôn vinh là chùa Đức Bà làng Đanh, hay gọi tắt là chùa Bà Đanh như ngày nay.

Nhiều người cũng cho rằng nơi đây là mảnh đất quá linh thiêng nên khách thập phương ít tới chiêm bái vì sợ nếu thất lễ sẽ bị trừng phạt. Nhưng cũng có ý kiến lý giải vì địa thế chùa ở xa khu dân cư và bị ngăn cách bởi núi sông nên ít người lui tới.

Hình ảnh những nét kiến trúc cổ ở chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh kiến trúc
Một chiếc đầu rồng ngay trước cửa lối vào trong chùa
Chuông đồng Chùa Bà Đanh
Quả chuông đồng được khắc nhiều chữ treo trong chùa
Giếng Ngọc ở Chùa Bà Đanh
Giếng Ngọc nằm phía sau chùa Bà Đanh

Như vậy, cho tới nay câu nói lưu truyền “vắng như chùa Bà Đanh” vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Tùy theo suy nghĩ mỗi người mà sẽ có những đáp án riêng cho mình, nhưng ngôi chùa cổ này mãi luôn là một chốn linh thiêng và thanh tịnh. Vì thế nếu có dịp ghé thăm chùa Bà Đanh bạn sẽ cảm nhận được điều “lạ” hơn so với những chật chội, đông đúc người ra kẻ vào như những ngôi chùa linh thiêng chốn khác.

Sự thanh tịnh đến mức chiếc lá đa rơi ngoài thềm ta cũng cảm nhận được đủ để thấy rằng mảnh đất ấy tĩnh lặng và bình yên đến mức nào. Hiện tại chùa không còn cô quạnh và đìu hiu như trước vì ngày càng đông du khách đến đây tham quan, vãn cảnh chùa và cầu khấn.

Nếu “hiếu kỳ” về địa điểm du lịch tâm linh này, bạn có thể ghé thăm độ Tết đến xuân về hay có dịp ghé chơi Hà Nam nhé!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Cô Tiên chụp dạo
Cô Tiên chụp dạohttps://nemtv.vn
Nếu còn trẻ... Hãy cứ đi, dành tuổi xuân của mình lưu lại những tấm hình kỷ niệm Hãy cứ vui, đừng để trái tim mình trở nên nguội lạnh. DO WHAT YOU LOVE - LOVE WHAT YOU DO

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Must Read

Đặc sản Quảng Ngãi 1

9+ đặc sản Quảng Ngãi bạn nhất định phải thưởng thức...

0
Quãng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm trong eo đất miền Trung thân thương nổi tiếng với những món ăn độc đáo lạ...