Bình Dương là một địa điểm du lịch vô cùng thú vị. Với những ai yêu thích du lịch tâm linh thì chắc chắn sẽ không bỏ qua chùa Châu Thới Bình Dương -một trong những ngôi chùa cổ xưa có kiến trúc tinh xảo pha chút cổ kính, thu hút nhiều khách du lịch.
Nội Dung Chính
Chùa Châu Thới Bình Dương – vị trí và lịch sử hình thành
Chùa Châu Thới ở đâu?
Nằm tọa lạc trên núi Châu Thới, thuộc địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nơi đây được mệnh danh là một thắng cảnh giữa một vùng đồng bằng rộng lớn. Với độ cao cách mặt nước biển 82m.
Lịch sử hình thành chùa Châu Thới
Theo sử sách nghi chép lại thì chùa Châu Thới được xây dựng lần đầu vào năm 1612-là ngôi chùa cổ xưa nhất Bình Dương. Thiền sư Khánh Long là người đã phát hiện núi Châu Thới là địa điểm hội tụ linh khí đất trời.
Ban đầu chùa chỉ là một am nhỏ trên núi, sau đổi tên thành chùa Hội Sơn và cuối cùng đổi thành Chùa Châu Thới, tồn tại cho tới ngày nay.
Đường đi đến chùa Châu Thới
Đến chùa Châu Thới bằng ô tô hoặc xe máy
Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, quý khách chạy men theo đường Trường Chinh sẽ tới được Xa lộ Hà Nội ở Tân Hưng Thuận. Tiếp tục giữ vững tay lái và di chuyển theo hướng Xa lộ Đại Hàn/ Xa lộ Hà Nội/QL 1K sẽ tới được Châu Thới tại Bình An, Dĩ An.
Đi tiếp Châu Thới là quý khách sẽ gần tới địa chỉ chùa tại Xã Bình Thắng, bạn chỉ mất chưa đầy một tiếng đồng hồ đi xe là có thể tới chùa Châu Thới.
Lộ trình bắt xe bus đi chùa Châu Thới
- Xuất phát từ bến Xe miền Tây, bạn cần bắt xe 601 đi về bến xe Biên Hòa. Sẽ mất khoảng 60 phút di chuyển mới có thể tới được bến xe.
- Đặc biệt theo phản ảnh chuyến xe này rất hay bị móc túi vì vậy các bạn cần bảo quản cẩn thận đồ đạc và tư trang của mình.
- Tiếp theo sẽ bắt xe 05 (xe đi hướng Biên Hòa- Chợ Lớn) xe đi thẳng hướng vào chùa núi Châu Thới. Bạn chỉ mất khoảng 10 phút.
Lên chùa Châu Thới
Một là bạn đi bộ leo lên 220 bậc thang xi măng, vừa leo núi vừa ngắm cảnh thiên nhiên xanh mát. Hai là chạy xe thêm một đoạn nữa sẽ thấy con đường dành cho xe đi thẳng lên núi.
Vãn cảnh chùa Châu Thới-ngôi chùa xưa nhất Bình Dương
Kiến trúc xây dựng chùa Châu Thới
Toàn bộ kiến trúc chùa thể hiện sự dung hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian .
Thiết kế chùa được xây dựng trên núi Châu Thới phía dưới chân núi là mặt hồ, xung quanh là những rặng cây xanh rợp bóng che mát cho khuôn viên chùa.
Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử hình thành tới nay kiến trúc chùa Châu Thới vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Gồm: nhà chánh điện, khu thờ tổ, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu…
Phần mái chùa được các nghệ nhân thời xưa sử dụng những mảnh sứ để đắp lên con rồng ở các đầu đao trên mái. Đặc biệt ở đỉnh mái có 9 chú rồng được tạo hình nhìn về 9 hướng khác nhau.
Năm 1988 chùa Châu Thới Bình Dương đã mời những nghệ nhân giỏi nhất trong vùng về để đúc một đại hồng chung, chiếc đại hồng chung này có thiết kế tương tự như đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ.
Năm 1996 chùa châu thới sơn tự tiếp tục nâng cấp và xây mới thêm một bảo tháp 4 tầng có độ cao khoảng 24m.
- Tầng 1: được đặt tượng Quan Đế được làm bằng đồng có cân nặng lên tới 5 tấn
- Tầng 2: nhà chùa đặt tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát được làm bằng đồng nặng 3 tấn
- Tầng 3: Đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng đồng nặng 1 tấn cùng chiếc đại hồng chung có cân nặng trên 1,5 tấn
- Tầng 4: là nơi đặt Xá Lợi Phật
Du khách tới đây tham quan sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những pho tượng Phật, Quan Thế Âm lớn được đúc bằng đồng hoặc đá cẩm thạch. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít có tuổi đời hơn 100 năm.
Nét nổi bật nhất trong trang trí kiến trúc của chùa đó chính là sử dụng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc khác nhau gắn kết lại tạo thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa.
Điểm nhấn của chùa chính là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên đài hoa sen, trên tay cầm dương liễu vẩy nước cam lồ trong bình thanh tịnh trông thật đẹp mắt.
Chùa Châu Thới – Địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn
Đứng tại sân Chùa Châu Thới du khách có thể dễ dàng nhìn ngắm phong cảnh cũng như dòng người hối hả trên những cung đường tại thành phố Biên Hòa.
Khi thực sự tới bạn sẽ cảm nhận thấy sự tĩnh lặng và yên ả đến lạ kỳ…
Mặc dù ngôi chùa được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ kính của nó, hài hòa với cảnh quan trang nhã, thoát phàm tại đây.
Giữa không gian thanh tịnh, phảng qua một làn gió trong lành cùng với âm hưởng tiếng chuông ngân nga vang sẽ khiến bất cứ ai tới đây cảm thấy hồn lâng lâng, trút hết mọi muộn phiền.
Hơn thế, chùa Châu Thới nằm gần các khu vui chơi nghỉ mát khác như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (Biên Hòa), du khách sẽ rất thuận tiện cho việc tham quan, du lịch chùa.
Kinh nghiệm du lịch chùa Châu Thới
Chùa Châu Thới có nuôi những chú khỉ nhìn có vẻ hung dữ nhưng thực chất rất hiền hòa và bạn sẽ muốn chuẩn bị một chút hoa quả chúng đấy. Chúng còn vui vẻ, hiếu động mỗi khi gặp khách du lịch lên chùa.
- Những ngày mùng 1, rằm, hay lễ tết thì có rất đông du khách từ khắp nơi tụ về đây để thắp hương, cúng bái cầu an, cầu siêu cho gia đình,nên nếu không muốn bon chen thì bạn nên tránh những ngày đó.
- Ngoài ra bạn lưu ý nên đi vào buổi sáng hoặc buổi chiều thì sẽ mát mẻ hơn, buổi trưa thì trời khá nắng nóng.
Chùa Châu Thới quả thực là một trong những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng hấp dẫn sẽ đem đến cho những trải nghiệm thú vị, dành tặng chúng ta bốn câu thơ: