Chùa Hang – Một phần tâm linh vốn có của mảnh đất Kiên Giang thanh bình. Chùa là nét văn hóa của cả một vùng quê Hà Tiên thơ mộng.
Những ngày yên bình đầu xuân năm mới, tìm lại cội nguồn của quê hương, nền lịch sử lâu đời gắn liền với vùng đất trù phú mà thanh bình Kiên Giang. Du khách về với chùa Hang để cầu mong cho một năm mới tốt lành, nhiều may mắn và hạnh phúc.
Trở về cõi tâm linh, lòng mình bỗng chốc nhẹ bẫng, thư thái mà trở nên thanh tịnh đến lạ thường.
Nội Dung Chính
CHÙA HANG Ở ĐÂU?
Chùa Hang là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng trong khu du lịch Hòn Phụ Tử của tỉnh Kiên Giang. Những người con của Phật tử khắp vùng Nam Bộ cũng chẳng thể bỏ lỡ ngôi chùa cả trăm năm tuổi này.
Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, hay những ngày hội chính ở đây, du khách thập phương trên mọi miền tổ quốc lại trở về đây dâng hương, trẩy hội tỏ lòng tôn kính tới các vị thần, thánh tại chùa.
Hay chăng là những vị khách tham quan tới chiêm ngưỡng, ngắm cảnh sắc thiên nhiên độc đáo của ngôi chùa cổ này.
Hải Sơn Tự còn là tên gọi khác mà người dân nơi đây đặt cho chùa, thuộc chân ngọc núi An Hải Sơn, xã An Bình, tỉnh An Giang. Vốn được hình thành từ núi đá vôi rộng và huyền bí, chùa còn nổi danh với Hòn Phụ Tử phía sau chùa.
Đến chùa Hang, du khách như đi qua cánh cửa mở ra một thế giới mới để trút bỏ mọi vấn vương bụi trần, hòa mình vào không an yên ả trong lành và êm dịu như chốn cổ tích.
LỊCH SỬ CHÙA HANG
Chùa Hang là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang thuộc khu du lịch Hòn Phủ Tử – Hà Tiên.
Vốn được gọi là “Hang” bởi nơi thờ Phật chính nằm trong hang núi, nơi có các giọt nhũ đá muôn hình muôn lung linh đẹp mắt với nhiều sắc màu khác nhau.
Những câu chuyện về chùa vẫn luôn là điều thu hút với nhiều du khách khi tới tham quan, dâng lễ mỗi dịp đầu xuân. Hay chăng là một chuyến đi tản mạn vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang.
Một vài người già làng trong vùng kể lại, xưa khi Công chúa Ngọc Tuyền vốn là cô em gái được hết lòng yêu mến của chúa Nguyễn Ánh, nhưng chẳng may trong khi đang trốn nghĩa quân Tây Sơn đã phải hi sinh tại nơi đây.
Sau này để tưởng nhớ về người em gái thân yêu của mình, chúa Nguyễn Ánh đã cho lập nên chùa trong hang núi, nơi có cảnh sắc tuyệt vời nhất của ngọn núi này để thờ phụng. Và kể từ đó người dân nơi đây đã gọi chùa là Chùa Hang.
Tuy nhiên, có vài người lại kể lại rằng, vào thế kỷ thứ 18, hang động (ngày nay gọi là chùa Hang – Kiên Giang) đã được những nhà sư Thái Lan khai phá và tìm ra.
Rồi dần dần, các ngư dân quanh vùng đến đây lập nghiệp mà dựng lên ngôi chùa. Hồi đó, chùa chưa có tên, những người sinh sống ở đây chỉ biết có một ngôi chùa rất đẹp nằm trong hang núi, nhưng chẳng biết nơi đó gọi là gì.
Sau một thời gian dài, ngôi chùa bị bỏ hoang và chẳng ai trông coi. Thấy vậy, ngư dân ven biển đã mời nhà sư người Khmer về cai quản chùa.
Được một thời gian dài, do chiến tranh và tình hình đất nước khi đó chưa thống nhất, ngôi chùa được các nhà sư, hòa thượng thay phiên nhau trụ trì, mãi tới năm 1975 vị Hòa thượng Thiện Hóa đã chính thức cho trùng tu lại chùa sau nhiều năm tháng.
Đến này, vị Đại Đức Thích Minh Nhẫn đã tiếp quản và trở thành người trụ trì của ngôi chùa cổ kính này.
CHÙA HANG KIÊN GIANG
Tham quan chùa, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp tiên cảnh cõi trần gian, được tạo bởi núi đá vôi cao hùng vĩ như trần nhà, ngôi chùa bên ngoài nhuộm màu cũ kĩ, cổ kính đi qua năm tháng.
Như một minh chứng cho nền lịch sử lâu đời của vùng đất Kiên Giang, những khối thạch nhũ cao, len lỏi trong từng hang động, vách núi tạo nên vẻ đẹp linh thiêng, huyền ảo và vô cùng đặc sắc.
Ở ngoài sân chùa là bức tượng tạc Phật A Di Lạc lộng lẫy, trang nghiêm nặng tới 22 tấn, được làm từ đá Non Nước từ thành phố Đà Nẵng.
Ngoài ra, những bức tượng Phật được chạm khắc tinh sảo, điêu luyện được đặt ngay trong khuôn viên chùa, nơi du khách hành hương tới tham quan, lễ bái.
Bên trong động chùa là những con đường vòng vèo, huyền bí với các bàn thờ Phật, Thánh được đặt trong hang. Những giọt nước còn sót lại trên phiến thạch nhũ rơi từng giọt nhỏ xuống lòng đất tạo nên một âm thanh ngân vang.
Dạo bước trên con đường ven biển tới chùa, hòa cùng thiên nhiên, cảnh sắc của vùng biển cả mênh mông, làn gió mát thổi bay lọn tóc rối bời, bỗng thấy trong lòng an yên đến lạ thường.
Cứ mỗi dịp lễ hội hàng năm, vào ngày 8 đến ngày 15 tháng 4 âm lịch, chùa lại đông vui, nô nức đón các đoàn người ngược xuôi về Kiên Giang trẩy hội. Những mâm ngũ quả đẹp mắt, rồi tới các lễ vật thờ cúng,… lần lượt được dâng lên trên ban thờ.
Cầu mong cho một năm bình an, mang đến nhiều điều may mắn cho những người thân, gia đình của mình.
Không quá hùng vĩ và rộng như những ngôi chùa nổi tiếng khác trong nước, chùa Hang luôn là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của mỗi người dân làng chài Kiên Giang.