Chùa Ông Núi – Linh Phong Thiền Tự trên mảnh đất Bình Định

Chùa Ông Núi 1

Một trong những kho tượng phật lớn nhất nhì Đông Nam Á có mặt ở Việt Nam, đặt trên ngọn núi phong cảnh hữu tình ở Bình Định. Ngọn núi đó là nơi du khách địa phương trong và ngoài nước thường xuyên ghé thăm cũng như làm điểm du lịch tâm linh hấp dẫn và ở đó có chùa Ông Núi. Nếu bạn tò mò về ngôi chùa này hãy cùng NẾM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về chùa Ông Núi

Chùa Ông Núi ở đâu?

Chùa Ông Núi còn gọi là Linh Phong Thiền Tự thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.

Dấu tích về chùa nay chỉ còn lại hang Tổ với vẻ đẹp hoang sơ, nằm trên lưng chừng một ngọn núi sau chùa. Đến nay chùa Ông Núi đã có 12 đời thừa kế.

Chùa Ông Núi 2

Hàng năm đều có lễ hội chùa Ông Núi vào dịp 24 – 25 tháng Giêng âm lịch – ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa.

Trong dịp này, có hàng ngàn người dân trong tỉnh và du khách hành hương về viếng Phật, ngắm cảnh và đến hang Tổ để dâng hương ngưỡng vọng công đức của Ông Núi, cầu nguyện năm mới an lành, thịnh vượng.

Đường đến chùa Ông Núi

Chùa Ông Núi 3
Con đường lên chùa Ông Núi tuyệt đẹp như dải lụa xanh trải dài tít tắp

Cùng chuẩn bị cho chuyến đi, bạn sẽ được gợi ý về con đường đến chùa Ông Núi. Để đến được chùa, bạn xuất phát từ thành phố Quy Nhơn ra khu kinh tế Nhơn Hội, đi qua dãy núi Bà thuộc huyện Phù Cát, bạn sẽ thấy mái chùa đỏ ẩn trong màu xanh biếc của rừng núi.

Chùa Ông Núi 5
Mái chùa đỏ chính là điểm nhấn độc đáo giữa nền xanh biếc của cảnh sắc thiên nhiên

Và để lên được chùa, bạn phải bước lên những bậc đá quanh co theo sườn núi. Suốt cuộc hành trình của mình bạn cơ hội quan sát cỏ cây, hoa dại mọc chen giữa những tảng đá, thoang thoảng mùi cỏ dại.

Lên tới chùa Ông Núi bạn chắc chắn sẽ thỏa mãn ngắm nhìn khung cảnh chùa nằm ở độ cao khoảng 400m so với mực nước biển.

Lịch sử lâu đời và thiêng liêng của chùa Ông Núi

Tương truyền vào năm Nhâm Ngọ (1702) có một nhà sư Trung Quốc đến hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu. Sau nhà sư mới đến lưng chừng núi “phát gai dại, vác đá to xây chỗ này, lấp chỗ kia, kết cỏ làm tranh, dựng lên am nhỏ, đặt tên là chùa Dũng Tuyền”.

Năm Quý Sửu (1733), chúa Nguyễn Phúc Chú vì lệnh xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn lợp ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền Tự.

 

Chùa Ông Núi 6
Du khách đến tham quan chùa ông Núi tấp nập như trẩy hội 

Sử nhà Nguyễn kể: “một hôm nhà vua bị bệnh, vừa chợp mắt thì mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Khi ngự triều, nhà vua đem chuyện ấy hỏi các quan, có người tâu rằng vị sư già đó có lẽ là Linh Phong thiền sư ở chùa Linh Phong ngày xưa”. Vì vậy, mãi đến đời Minh Mạng, chùa Linh Phong mới được sửa sang lớn.

Khoảng năm 1967, chùa bị bom đạn chiến tranh xóa sạch. Đến năm 1990, chùa mới bắt đầu được xây cất lại. Mái cổ lầu, lợp ngói ống, trên nóc gắn hình lưỡng long tranh châu, nạm sứ. Đôi cột trước điện hình song long cuộn. Tượng Phật cao 2,5m, đại hồng chung nặng 1,2 tấn, đều mới đúc tại chỗ bởi các nghệ nhân từ Huế và công việc tái thiết chùa diễn ra liên tục đến năm 2004 mới hoàn thành như ngày nay.

Khám phá vẻ đẹp vĩnh cửu của chùa Ông Núi

Khuôn viên chùa Ông Núi luôn mát rượi nhờ những tán cây cổ thụ như phượng, mít, bàng,… và có rất nhiều liễu, hoa được trồng chung quanh hồ nước rộng, trong vắt.

Những điện thờ được thiết kế khang trang mà vẫn giữ được thần khí, những mái ngói đỏ au, nhấp nhô dưới tán cây cổ thụ, những hàng cột thẳng tắp bên hiên chùa và lối đi tạo nên sự trang nghiêm cổ kính.

Chùa Ông Núi là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia

Du khách đến chùa Ông Núi không chỉ có ý nghĩa đặt chân đến một địa chỉ tâm linh, một vùng địa linh mà còn đến một địa chỉ du lịch nổi tiếng, được khám phá, thăm thú danh lam thắng cảnh.

Chùa Ông Núi 7

Chùa đã tồn tại hơn 300 năm, nay với tượng Phật được tạo dáng trong tư thế ngồi mới khánh thành cuối năm 2017 càng thêm thu hút du khách.

Chùa Ông Núi là ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng nhất Bình Định, được nhắc đến trong nhiều sử sách xưa.

Những bậc đá với hoa cỏ mọc dại

Ở chân núi đi vào khoảng vài trăm mét chúng ta sẽ gặp những bậc đá, hình thành từ những khối đá lớn xếp chồng lên nhau.

Chùa Ông Núi 14
Đường lên chùa cỏ cây, hoa dại mọc chen với đá

Mùi hoa dú dẻ thoang thoảng, những bông lau nghiêng mình trong nắng, thi thoảng có những tán cây lá vàng ươm hoặc đỏ chót trông rất thích thú, những chú dê núi nép mình trong hang đá đứng nhìn như đón chào du khách ghé thăm,…

Tượng Phật Chùa Ông Núi – Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

Chùa Ông Núi 4
Tượng Đức Phật ngự trên tòa sen, ở lưng chừng núi, nhìn ra biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà

Tượng Phật Chùa Ông Núi ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã hoàn thành và mở cửa cho người dân vào tham quan sau hơn 2 năm thi công.

Tọa lạc trên độ cao 129m so với mặt nước biển, vị trí trên cao vốn dĩ đã cho chùa Ông Núi và toàn bộ không gian tượng Phật ngồi một cảm giác thoáng đãng, thư thái, yên bình đến lạ…

Đến đây, bạn hãy thắp những nén nhang dâng Phật và nguyện cầu điều phúc, điều lành, thong thả vãn cảnh chùa, tự thưởng cho mình những bức ảnh lưu niệm giữa một không gian non nước hữu tình,đúng là không ít cho một chuyến đi.

Vẻ đẹp hoang sơ hang Tổ

Chùa Ông Núi 15
Tương truyền, đây chính là hang đá ngày xưa ông Núi từng ở, từng ngồi niệm kinh tụng Phật

Hang Tổ hiện nay vẫn còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ. Bên trong hang là những vách đá tự nhiên, tạo nhiều khoảng không gian thông nhau như những căn phòng của một ngôi nhà bằng đá.

Ngồi nghỉ chân bên trong những hang đá ta như có cảm giác se lạnh ở da thịt bởi không khí mát lành. Nằm giữa hang là những tảng đá lớn xếp chồng nhau và dựng đứng, phía bên dưới là một khe nước từ trong lòng suối chảy ngang qua hang, với độ sâu hơn 5m.

Ăn chay ở chùa Ông Núi

Đến với chùa Ông Núi mọi người cùng nhau dùng bữa cơm chay thanh đạm để cầu bình an và sức khỏe.

Năm nay chùa chuẩn bị số lượng lớn thực phẩm chay gồm 5 tấn gạo, 7 tấn dưa cải, 3 tấn cải bắp, 2 tấn quả su… để phục vụ lượng du khách đông đảo từ ngày 23 đến 25 tháng Giêng. Dẫu số lượng du khách rất đông nhưng khu vực nhà ăn của nhà chùa không hề xô bồ mà diễn ra trong trật tự, gần gũi.

Tìm đến chùa Ông Núi như tìm đến sự rốt ráo thanh tịnh, tìm đến lời kinh Pháp Hoa văng vẳng bên tai. Vậy còn chần chừ gì nữa mà bạn không cho minh một chuyến tham quan tới ngôi chùa linh thiêng này!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here