Chùa Ve Chai công trình khảm Sành độc đáo nhất Việt Nam

Chùa Ve Chai - đà lạt

Bạn đã từng nghe thấy tên gọi của ngôi “chùa ve chai” hay chưa? Liệu ẩn sâu đằng sau cái tên gọi đó có phải là những câu chuyện ly kỳ không hồi kết hay không?

CHÙA VE CHAI Ở ĐÂU?

Được xem là một trong những công trình tâm linh đặc biệt của tỉnh Lâm Đồng, chùa ve chai vốn có tên gọi là chùa Linh Phước. Một trong những lối thiết kế cổ được làm chủ yếu từ những mảnh sành sứ, tráng men trông thật đẹp mắt.

Chùa Linh Phước chính thức xây dựng từ những năm 1949, sau một thời gian vào năm 1953 thì được hoàn tất. Hiện nay chùa nằm tại 120 Tự Phước, phường 11 cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 8 km.

Chùa ve chai - ở đâu

Không chỉ được sự quan tâm như quảng trường Lâm Viên, hay vườn cẩm tú cầu lộng lẫy ở Đà Lạt mà chùa ve chai cũng là điểm đến thu hút đông đảo du khách tham quan khi tới thành phố này.

Nét đẹp truyền thống trong văn hóa tâm linh của Lâm Đồng, tìm về những công trình đã đi qua cả gần một trăm năm tuổi để chiêm ngưỡng, thưởng thức và hiểu thêm về một phần lịch sử người Việt.

“CHÙA VE CHAI” XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU?

Vậy cái tên “chùa ve chai” bắt đầu xuất hiện từ khi nào? Có phải đây là một cái tên gắn liền với câu chuyện kỳ thú nào đó về ngôi chùa cổ kính này không?

Vốn xây dựng từ những năm đất nước còn rất lạc hậu, khó khăn nhưng công trình này lại được xem là một niềm tự hào của người dân Đà Lạt, bởi nơi đây không thể hiện sự sang trọng hiện đại của những kiến trúc Tây Âu mà mang một sắc màu rất riêng của làng nghề truyền thống của người Việt, của Tràng An văn hiến.

Chùa ve chai - đà lạt

Ngay trong chính giữa sân chùa, là hình ảnh con rồng dài tới 49 m được trang trí bằng các mảnh sành sứ nhiều màu sắc, như một bức tranh sinh động bậc nhất mà những du khách tới đây được chiêm ngưỡng.

Cái tên “chùa ve chai” cũng được xuất hiện từ đó, bởi lẽ sự độc đáo và mới lạ của lối thiết kế mang đậm truyền thống cổ xưa của nước ta đang được giữ gìn và bảo tồn ngay chính tại đây.

Chùa ve chai - chuông chùa

Ấn tượng trong từng chi tiết nhỏ nhất, ngôi chùa là cả một công trình bề thế làm từ sành sứ ngày nay còn sót lại.

THAM QUAN CHÙA VE CHAI

Như chính cái tên gọi mà gây tò mò với mọi du khách hành hương, điều nổi bật đầu tiên mà du khách được chiêm ngưỡng là Long Hoa Viên với bức tượng Phật Di Lạc được bao quanh bởi hình rồng uốn lượn.

Vây rồng được tạo thành từ hơn 12.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng là hồ nước lớn cùng hòn giả sơn. Những họa tiết đều được sử dụng từ các mảnh sành, gốm, sứ tráng men cẩn thận.

Chùa Ve Chai - tham quan

Để qua nhiều thời gian từ ngày xây dựng tới nay, ngôi chùa vẫn giữ được dáng vẻ uy nghi mà lộng lẫy qua từng đường nét thiết kế.

CHÁNH ĐIỆN VÀ TIỀN ĐÀN BẢO THÁP

Tòa chánh điện nằm ngay bên trái từ cổng chính đi vào, với chiều dài 33 m, rộng 12 m hai bên là hàng cột rồng khảm sành, phía bên trên trang trí nhiều bức khảm sành. Một trong những công trình kiến trúc đồ sộ của Đà Lạt.

Phần bên trên là Tiền đàn bảo tháp cao tới 27 m. Vị trí trung tâm của chánh điện là tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m được làm từ bê tông vững chắc, bên ngoài mạ bằng thép vàng, sau lưng bức tượng là bức tranh phù điêu Cảnh Bồ Đề Thọ rất sinh động và đẹp mắt.

Chùa ve chai - chánh điện

Nơi dành cho du khách hành hương tới thắp hương, dâng lễ nghi mỗi khi tới chùa, cầu mong cho một năm mới bình an với nhiều điều tốt lành đến cho bản thân cùng gia đình và những người thân yêu của mình.

Toàn bộ ngôi tháp được trang trí theo lối kiến trúc cổ độc đáo rồng bay phượng múa, từ mái nhà đến các vách tường vật liệu chủ yếu là những mảnh ghép sành, gốm, sứ được lấy từ làng nghề bát tràng lâu đời của Hà Nội.

18 TẦNG ĐỊA NGỤC

Chùa Linh Phước có chiều dài lên tới 300m với 18 tầng địa ngục để nói về những nghiệp báo, nhân quả và cả sự hiếu thảo của cuộc sống con người.

Khám phá hết 18 tầng địa ngục bạn sẽ chứng kiến được quá trình Diêm Vương xử tội những người đã làm điều xấu trong nhân gian, để khi bị đày xuống 18 tầng địa ngục phải gánh chịu hậu quả do bản thân gây ra trước đó.

Chùa ve chai - địa ngục

Tuy vậy, đây cũng là nơi biểu dương lòng hiếu thảo với cha mẹ mình qua sự tích “Bồ tát Mục Kiền Liên”, người đã cứu thoát mẹ mình ra khỏi kiếp đầy đọa, khổ đau mà ngày nay vẫn được lưu truyền.

THÁP CHUÔNG CAO NHẤT VIỆT NAM

Tòa linh tháp 7 tầng được xem như một công trình tiêu biểu của chùa Ve Chai, với chiều cao lên tới 37 m – một trong những tòa tháp chuông cao nhất Việt Nam.

Trên tầng thứ 2 nổi bật bởi chiếc chuông cổ được đúc vào năm 1999, nặng tới 8500 kg, cao tới 4,3m miệng chuông rộng chừng 2,33m. Xung quanh chuông là những hoa văn cổ xưa, được chạm khắc tỉ mỉ tới từng đường nét.

Chùa ve chai - tượng phật

Bên tòa Linh tháp là nơi thờ cúng của 324 vị Quan thế âm bồ tát. Trung tâm điện là bức tượng thờ Quan âm bồ tát khổng lồ được đặt chính giữa, thể hiện sự uy nghiêm và linh thiêng của ngôi chùa. Xung quanh điện cũng được khảm sảnh mang nhiều màu sắc khác nhau.

Chùa ve chai - hoa bất tử

Một công trình không thể bỏ qua khi tới tham quan chùa ve chai, bức tượng Quan thế âm bồ tát được kết từ 70.000 bông hoa bất tử vào đúng dịp lễ hội Festival Hoa Đà Lạt năm 2010.

Nếu có dịp ghé thăm thành phố ngàn hoa này, bạn hãy dành một ngày của mình để tham quan ngôi chùa Linh Phước nổi danh – niềm tự hào của người dân Đà Lạt.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here