Vùng đất địa linh nhân kiệt Côn Sơn Kiếp Bạc có gì hấp dẫn?

Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 1

Cách Hà Nội khoảng 80km, Côn Sơn Kiếp Bạc có gì? Quần thể di tích này không chỉ nổi tiếng bởi nét kiến trúc cổ kính và phong cảnh núi rừng sơn thủy hữu tình mà nó còn gắn liền với cuộc đời của nhiều vị anh hùng dân tộc như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Dạo bước khám phá khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc có gì?

Tổng quan về Côn Sơn Kiếp Bạc

Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 11
Quần thể di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt của nước ta

Côn Sơn Kiếp Bạc có quy mô lớn nhất trong 3 ngôi chùa trung tâm của phái Thiền Viện Trúc Lâm thời nhà Trần. Khu di tích thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương giữa hai ngọn núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân.

Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo là nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Kiếp Bạc cách Côn Sơn 5km, Đền nằm gần sông Lục Đầu là nơi hội tụ của 6 con sông là: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của con sông Thái Bình.

Nơi đây bao gồm các di tích lịch sử gắn liền với chiến công lẫy lừng của dân tộc ta: 3 lần đánh thắng quân xâm lược Mông Nguyên của quân dân nhà Trần ở thế kỷ XIII và cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV.

Đây cũng là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo…

Tham quan Côn Sơn Kiếp Bạc – trải nghiệm lịch sử dân tộc

Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc gồm 2 khu vực chính: Chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào núi non thiên nhiên, lắng nghe tiếng suối róc rách, rừng thông lay động trước gió, ngôi chùa tháp thanh tịnh, đặc biệt còn khám phá bề dày lịch sử hào hùng của dân tộc.

Chùa Côn Sơn – khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống 

Chùa Côn Sơn tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn. Tư Phúc tự được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV, trải qua những biến thiên của lịch sử nhưng vẫn giữ được nét cổ kính vốn có.

Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 4
Còn có tên gọi khác là Thiên Tư Phúc tự ngụ ý trời ban phúc lành

Ngày nay, chùa bao gồm các công trình như: hồ Nguyệt, Tam quan, Tiền đường (5 gian, 2 trái), Thiêu hương (3 gian), Thượng điện (3 gian), nhà Tổ, điện Mẫu, vườn Tháp, nhà Bia, cùng một số hạng mục phụ trợ khác…

Đăng Minh Bảo Tháp
Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 9
Khu tháp Huyền Quang được tạc bằng đá xanh

Ngày nay, Khu mộ Tháp được xây dựng bằng đá xanh với độ rộng 8,40m, dài 7,78m, cao khoảng 6m, gồm 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang.

Giếng Ngọc
Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 10
Giếng Ngọc chùa Côn Sơn thu hút nhiều khách du lịch

Ngoài vãn cảnh chùa Côn Sơn, du khách còn được khám phá giếng Ngọc, 1 địa danh nổi tiếng tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân thu hút nhiều du khách tham quan. Mùa nào giếng Ngọc cũng đầy nước, trong vắt, xanh mát quanh năm, được coi là huyết mạch của núi Côn Sơn và mắt của Kỳ Lân mang nhiều giá trị tâm linh.

Thanh Hư Động
Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 5
Bia Thanh Hư chùa Côn Sơn được công nhận là “Bảo vật Quốc gia”

Nằm ở phía Tây núi Côn Sơn, Thanh Hư động là di vật quý của chùa, có bút tích của vua Trần Duệ Tông khi về thăm Côn Sơn năm 1373. Cụm di tích Côn Sơn còn nổi tiếng với các công trình gắn liền với một số danh nhân, hiền sĩ ở thời Trần Lê.

Bàn Cờ Tiên
Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 7
Nơi mà Nguyễn Trãi cùng các bậc hiền nhân chơi cờ và đàm luận

Từ chùa Côn Sơn, men theo khoảng 600 bậc đá leo lên đỉnh Côn Sơn, bạn sẽ thấy có 1 phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Tương truyền, vào thời Trần, Pháp Loa Tôn giả – tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm đã lập ra bàn cờ ở vị trí đỉnh núi.

Tại Bàn Cờ Tiên, nơi đây ngày xưa có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái, có lan can xung quanh.

Suối Côn Sơn
Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 8
Nơi du khách dừng chân nghỉ ngơi và uống ngụm nước suối thanh mát giải nhiệt

Bắt nguồn từ núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc, dài khoảng 3km uốn lượn tạo nhiều nghềnh thác kế tiếp nhau rồi đổ ra hồ Côn Sơn. Suối Côn Sơn nước chảy rì rào, cây cối um tùm, bên suối có 2 tảng đá lớn tương đối bằng phẳng là điểm dừng chân nghỉ ngơi cho du khách.

Núi Ngũ Nhạc
Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 6
Đường lên núi Ngũ Nhạc bao phủ bởi rừng cây xanh mướt

Núi Ngũ Nhạc có chiều dài hơn 4km, gồm có 5 đỉnh. Đỉnh cao nhất là khoảng 238m nằm về phía Đông Bắc của dãy Côn Sơn. Ở đây, các ngôi đền đều được xây dựng lộ thiên, bằng các khối đá xanh…

Đền Kiếp Bạc – huyết mạch “lưỡng long chầu nguyệt” bề thế 

Cách khu di tích Côn Sơn khoảng 5km, đây là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến. Tọa lạc ở trung tâm của thung lũng núi Rồng, giao giữa địa phận 2 làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc) nên đền mới có tên gọi là Kiếp Bạc.

Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 13
Cổng tam quan “lưỡng long chầu nguyệt” của đền Kiếp Bạc

Đền quay về hướng Tây Nam, nhìn ra con sông Thương, sau lưng là núi Rồng, bên tả có núi Bắc Đẩu, bên hữu là núi Nam Tào với các công trình hạng mục kiến trúc gồm: Tam quan, giếng Ngọc, các tòa điện thờ Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão, công chúa Thiên Thành – phu nhân Hưng Đạo Vương và hai con gái Nhị vị Vương cô.

Hiện đền có lưu giữ 7 pho tượng đồng mang giá trị văn hóa, tâm linh lớn.

Sinh Từ

Nằm phía Đông Nam bên dòng Lục Đầu Giang hùng vĩ, Sinh Từ là ngồi đền vua Trần cho xây dựng thờ Hưng Đạo Vương để ghi nhớ công lao to lớn ngay từ khi ông còn sống. Tuy nhiên, do sự tàn phà của thời gian, di tích Sinh Từ nay chỉ là phế tích cổ xưa.

Hang Tiền

Trước kia, Hang Tiền là nơi cất giấu ngân khố của phủ đệ Trần Hưng Đạo thời kháng chiến, nằm dưới chân núi Bắc Đẩu, cách Kiếp Bạc chừng 500m về phía Bắc. Hang Tiền khá rộng chừng 1 ha cao 1,5m và rộng 1,3m.

Núi Trán Rồng
Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 2
Khung cảnh Côn Sơn Kiếp Bạc hùng vĩ thu nhỏ lại trong tầm mắt bạn

Nơi đây có nhiều di tích, di chỉ khảo cổ thời Trần nằm ở phía sau đền Kiếp Bạc. Từ đỉnh núi, cảnh sắc núi non hùng vĩ thu gọn lại trong tầm mắt bạn.

Đền Thờ Nguyễn Trãi – Ức Trai Linh Từ chốn lâm tuyền

Tọa lạc dưới chân dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân, tựa lưng vào Tổ Sơn tạo thành thế “tả thanh long, hữu bạch hổ”. Khu đền rộng 10.000m², có 15 hạng mục công trình như đền Chính, Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn ngoại, cầu Thấu Ngọc, miếu Giải oan,… mang đậm phong cách kiến trúc thời hậu Lê.

Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 14

Từ minh đường đền, bạn có thể phóng tầm mắt ra hồ Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái ôm lấy đền, ngày đêm chảy rì rầm như tiếng đàn cầm vang vọng giữa núi rừng xanh ngắt đã đi vào thơ ca, sử sách.

Đền thờ Nguyễn Trãi hiện còn lưu giữ những bức hoành phi, câu đối ca ngợi tâm hồn, cốt cách, tài đức, công lao lớn lao của Nguyễn Trãi và tấm lòng thành kính, biết ơn của nhân dân đối với ông.

Đặc biệt, ở Hậu cung của đền Chính có đặt bức tượng đồng Nguyễn Trãi cao 1.4m, nặng 600kg và tượng song thân phụ mẫu của ngài.

Kinh nghiệm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc 

Cách di chuyển đến Côn Sơn Kiếp Bạc

Đến du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc, bạn có thể chọn các phương tiện dễ dàng và thuận tiện đi lại tại Hà Nội.

Phượt bụi cùng lũ bạn

  • Xe máy hoặc ô tô riêng luôn là phương tiện tiện lợi cho những bạn đam mê khám phá và trải nghiệm những cung đường đầy mới mẻ và thú vị.

Đoạn đường 18 đến cầu Phả Lại khá dễ đi nhưng hay bắn tốc độ và phạt sai làn. Bạn cần chú ý đi cẩn thận nhé!

 

 

Lộ trình di chuyển: Cầu Thanh Trì -> Đi thẳng lên đường I -> rẽ sang đường 18 hướng đi Phả Lại -> Đi thẳng đến cầu Phả Lại -> Đi thêm 50km đến ngã 3 Sao Đỏ -> Đi thẳng 1km theo hướng đi Quảng Ninh -> Rẽ trái sẽ thấy biển báo đi Côn Sơn – Kiếp Bạc -> Đi thẳng là tới nơi.

Đi bằng xe khách:

  • Tại bến xe Mỹ Đình, bạn đón xe tuyến Hà Nội – Quảng Ninh như Kumho Việt Thanh, Kalong, Đức Phúc… Bạn nhớ bảo nhà xe cho xuống ở ngã 3 Sao Đỏ, sau đó đi xe ôm hoặc taxi đến Côn Sơn.
  • Giá vé: từ 70.000 – 100.000VNĐ/người, tùy từng nhà xe.

Gợi ý kinh nghiệm ăn uống hấp dẫn và nghỉ ngơi tiện nghi 

Cụm di tích Côn Sơn Kiếp Bạc khá gần Hà Nội, bạn có thể đi theo nhóm hoặc đoàn đông tự chuẩn bị sẵn đồ ăn thức uống mang đi từ nhà như đồ hộp, bánh mỳ, nước khoáng, đồ ăn vặt… và các vật dụng như chén, cốc, thìa nên dùng loại dùng một lần để thuận tiện. Hoặc bạn có thể thưởng thức các hàng quán tại đây nhưng nhớ mặc cả giá trước nhé.

Sau 1 ngày tham quan và khám phá du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc có gì, nhà nghỉ Côn Sơn là nơi nghỉ dưỡng hợp lí, giá cả phải chăng và cảnh view đẹp lung linh khiến bạn hài lòng từ dịch vụ đến phục vụ nhu cầu của mọi khách du lịch.

Nhà khách Tỉnh uỷ – Khách sạn Hồ Côn Sơn

Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 15 Côn Sơn Kiếp Bạc có gì 16

  • Địa chỉ: Tiên Sơn Cộng Hoà Huyện Chí Linh, Cộng Hoà, Chí Linh, Hải Dương
  • SĐT: 0220 3882 982

Đến Côn Sơn Kiếp Bạc có gì nên chuẩn bị?

Côn Sơn Kiếp Bạc là khu di tích lịch sử nên nếu tới đây tham quan, ngắm cảnh bạn lưu ý 1 số điều sau:

  • Ăn mặc trang phục kín đáo, thoải mái, không mặc váy hoặc quần quá ngắn trên đầu gối,
  • Đi giày thể thao hoặc giày bệt, tránh đi giày cao gót vì chủ yếu là đi bộ.
  • Chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết như mũ rộng vành, ô, nước uống, kem chống nắng thuận tiện cho việc đi chuyển, leo núi….
  • Mang theo ba lô, túi đeo trước ngực để tránh bị móc túi. Không nên mang theo túi xách, ví cầm tay vì rất vướng.

Đến nơi đây, bạn như được hòa mình giữa hồn thiêng núi rừng, bỏ lại mọi lo toan bộn bề và có cơ hội nhìn lại những trang lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Nhớ nắm bắt cuốn cẩm nang du lịch này để cùng khám phá xem Côn Sơn Kiếp Bạc có gì hấp dẫn và tìm về cội nguồn dân tộc ngàn đời tại mảnh đất thân yêu này nhé!

Vẻ đẹp thơ mộng của phong cảnh núi rừng, sự thiêng liêng của vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, Côn Sơn – Kiếp Bạc trở thành chốn tâm linh dòng người khắp nơi tìm về.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here