Công viên Thống Nhất ở đâu? Công viên Thống Nhất có gì? Tại sao lại có tên là Công viên Thống Nhất? Đó là thắc mắc của không ít người dân khi đến nơi đây.
Bạn có thắc mắc không? Cùng Nếm tìm hiểu thôi nào, bắt đầu nhé!
Nội Dung Chính
Công viên Thống Nhất ở đâu?
Công viên Thống Nhất tiếp giáp với 4 phố: phố Trần Nhân Tông, phố Nguyễn Đình Chiểu, phố Lê Duẩn và phố Đại Cồ Việt. Từng ấy mặt tiếp giáp tương ứng với từng ấy cổng vào.
Để vào tham quan và vui chơi trong công viên thì bạn sẽ đi qua 4 cổng và tất nhiên vé vào là miễn phí.
Đây là một trong những công viên lớn của Hà Nội, là một trong những “lá phổi xanh” đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng như đời sống ngày thường của nhân dân.
Công viên Thống Nhất, trước có tên là công viên Lê Nin, sau đó vườn hoa Chi Lăng đặt tên là công viên Lê Nin thì công viên Thống Nhất dùng lại tên cũ. Vậy công viên Thống Nhất có gì?
Công viên Thống Nhất có gì?
Bản đồ Công viên Thống Nhất
Trong công viên Thống Nhất có gì?
Cũng như các công viên khác, công viên Thống Nhất cũng đóng góp vai trò của mình trong đời sống thường nhật của người dân.
Những người dân xung quanh công viên, không kể già trẻ, gái trai, vào mỗi sáng, mỗi tối đều chọn công viên Thống Nhất là địa điểm vui chơi.
Vậy, công viên Thống Nhất có gì vậy….
Với diện tích trên 50ha, công viên Thống Nhất là một trong những thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Tượng đài Bác Hồ – bác Tôn ở công viên Thống Nhất
Tượng đài được đặt ở trung tâm của Công viên Thống Nhất. Đây là một biểu tượng của niềm khát khao, non sông đất nước liền một dải.
Gương mặt của hai vị lãnh tụ hướng vào nhau thể hiện sự đoàn kết và toàn cảnh tượng đài hướng về phương Nam, giống như Bác Hồ lúc sinh thời đã từng nói: “Miền Nam ruột thịt luôn trong trái tim tôi”.
Công trình này thể hiện sự tôn vinh, trân trọng, tình cảm kính yêu của nhân dân đối với Bác Hồ – Bác Tôn và cũng là biểu hiện của tình đoàn kết Nam – Bắc thống nhất một nhà.
Đảo Hòa Bình yên tĩnh giữa hồ Bảy Mẫu trong công viên Thống Nhất
Tọa lạc ở Hồ Bảy Mẫu, đảo hòa bình là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi và sinh hoạt của nhiều người dân như: nhà gương cho các em nhỏ, địa thế rộng rãi cho các hoạt động team-building tập thể, tập thể dục, ca hát ngoài trời,..
Vào mỗi buổi chiều, những nhóm bạn trẻ tập trung tại các bãi trống, tổ chức các hoạt động văn hóa, sinh hoạt câu lạc bộ,… những người dân quanh công viên đến chạy bộ, tập thể thao, đánh Thái Cực Quyền,… ở đây còn có các câu lạc bộ câu cá thi đua thả câu trên hồ,.. các em thiếu niên mới lớn chơi xiếc xe đạp, nhảy Hip-hop, trượt pa-tanh,…
Không khí ở đây ồn ào, náo nhiệt nhưng cũng rất thơ mộng từ sáng tới tối muộn.
Đảo Hòa Bình từng có tên là đảo Cò. Bởi vì đảo có rất nhiều cây và vô cùng rậm rạp, trước đây cò bay về hòn đảo này rất nhiều.
Tuy nhiên, sau này có lẽ do dân cư ở Hà Nội ngày càng đông, xung quanh công viên nhà cửa san sát mọc lên, những đàn cò cũng không dám bay qua thành phố để về hòn đảo nhỏ giữa hồ này nữa.
Có một khoảng thời gian, muốn lên đảo, người dân và du khách chỉ có thể dùng thuyền nhỏ để lên vì không có cầu bắc ra đảo.
Cầu nối Đảo Hòa Bình
Từ cổng công viên đi vào có cái cầu cong nối với hòn đảo nhỏ Hòa Bình. Cây cầu ấy như một hình ảnh tượng trưng nối hai miền chia cắt nên gọi là cầu Thống Nhất.
Còn hòn đảo trong công viên thì gọi là đảo Thống Nhất, trong công viên còn có đảo Dừa – tượng trưng cho mảnh đất miền Nam ruột thịt yêu thương và đảo Gió, có cái quán gọi là Quán Gió, bây giờ thành nhà hàng Gió Mới – ấy là khát vọng Tự do…
Tại sao lại có tên là Công viên Thống Nhất?
Những năm sau 1954, đất nước vẫn còn chia cắt hai miền nam bắc. Nơi miền Bắc XHCN có Thủ đô là Hà Nội đã được giải phóng, nửa miền Nam đau thương do chưa được giải phóng.
Khi đất nước còn bị chia cắt, những người cán bộ viên chức miền Nam đang làm việc ở miền Bắc thường tụ họp, tập kết và tổ chức sinh hoạt hàng tháng hàng tuần ở những khu vực công cộng của công viên này.
Ngày ấy, công viên được xây bằng lao động tự nguyện của người Hà Nội, với khao khát đất nước liền một dải, non sông về một mối.
Công viên Thống Nhất xây bên con đường quốc lộ 1, nơi hàng ngày có các chuyến tàu đưa những đoàn quân chiến đấu giải phóng miền Nam đi qua, nên con đường ấy có tên là đường Nam Bộ.
Có thể nói, công viên Thống Nhất mang trong mình một trọng trách lịch sử, là cầu nối hai miền trong kháng chiến.
Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin về Công viên Thống Nhất có gì? Công viên Thống Nhất ở đâu? Bản đồ Công viên Thống Nhất, rất mong nhận được phản hồi từ độc giả để bài viết được hoàn thiện hơn.