Hang Phượng Hoàng – Viên ngọc quý chưa qua mài dũa của Thái Nguyên

Hang Phượng Hoàng ảnh đẹp

Dường như Hang Phượng Hoàng đối với các bạn trẻ không phải là cái tên quá gần gũi, thân quen. Nhưng nếu từng một lần đặt chân tới nơi đây, bạn sẽ phải bất ngờ trước vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc như một viên ngọc quý chưa qua bàn tay mài dũa của người thợ thủ công.

Hãy đến NếmTV dẫn lối và giới thiệu cho bạn về vẻ đẹp và những câu chuyện về nơi đây nhé!

Hang Phượng Hoàng ở đâu?

Hang Phượng Hoàng nằm trên ngọn núi Phượng Hoàng thuộc địa bàn xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai. Hang nằm trong khu danh thắng hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà nằm cách thành phố Thái Nguyên 45 km và ngay sát quốc lộ 1B (ranh giới giữa 2 tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn)

Những câu chuyện lí thú về hang Phượng Hoàng

Nguồn gốc tên gọi Phượng Hoàng

Sở dĩ ngọn núi nơi có hang Phượng Hoàng được tên như vậy vì khi đứng từ dưới nhìn lên, ở đỉnh núi có hai hòn đá trông giống như hình hai con chim phượng hoàng đang quấn quýt bên nhau. Hình ảnh này cũng gắn liền với một huyền thoại khác mà bao lâu này vẫn được lưu truyền giữa nhân dân trong vùng.

Ngày xưa trên núi có một đôi chim phượng hoàng sống tại đây rất hạnh phúc và cùng nhau sinh được một cặp trứng. Hàng ngày chim bố đi kiếm ăn còn chim mẹ nằm ổ ấp trứng. Rồi đến một ngày nọ, mải mê theo đàn chim mái khác mà chim bố đã không quay trở về. Đến khi nhận ra mọi chuyện thì quá muộn, chim mẹ đã chờ đến hóa đá. Chim bố vì quá đau khổ nên đã đứng ở ngọn núi đối diện mà hóa đá theo.

Từ ấy ngọn núi có tên là Phượng Hoàng.

Hang Phượng Hoàng trong lịch sử

Hang Phượng Hoàng còn là một điểm di tích của căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai nổi tiếng.

Ngày 27/11/1944, nơi đây đã trở thành căn cứ chống địch của đội cứu quốc quân gồn 75 chiến sĩ và 373 hộ dân địa phương. Căn cứ được bảo vệ bởi trận địa súng kíp, bãi mìn lưỡi cày, các loại bẫy cùng với chiến thuật đánh du kích đặc trưng của Việt Nam ta.

Hang Phượng Hoàng bên trong
Bên trong lòng hang Phượng Hoàng – Nơi đã chứng kiến lòng yêu nước bất khuất và kiên cường của dân tộc ta

Nhờ có sự trang bị kĩ lưỡng cùng với tinh thần yêu nước mạnh mẽ chống trả quân địch, độ cứu quốc quân đã gây ra thiệt hại nặng nề cho cả một tiểu đoàn giắc Pháp và tay sai được yểm trợ bởi pháo binh.

Hang Phượng Hoàng đã được chính phủ xếp hạng là di tích thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1994.

Cảnh vật hùng vĩ ở hang Phượng Hoàng

Hang Phượng Hoàng nằm ở độ cao khoảng 500m so với mặt đất. Để lên được tới hang bạn phải trèo lên khoảng gần 1000 bậc thang rải đầy đá mèo. Bởi vậy để chinh phục được quãng đường này, bạn sẽ khá mất sức.

Hang Phượng Hoàng đường vào hang
Đường xuống lòng hang rộng lớn

Tuy nhiên khi lên tới hang, mọi vất vả mệt nhọc của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng trước cảnh vật trong hang. Miệng hang khá rộng và phải cao đến hàng chục mét. Vào trong hang bạn sẽ phải choáng ngợp trước một không gian được lấp đầy bởi nhũ đá đủ màu. Ánh sáng từ ngoài hang chiếu vào, phản chiếu lên các nhũ đá lấp lánh khiến người ta mê mẩn.

Hang Phượng Hoàng có diện tích khá rộng nên được chia thành ba tầng với tên gọi khác nhau. Tầng trên cùng là Hang Dơi. Tầng ở giữa gọi là Hang Sáng và tầng dưới cùng tên là Hang Tối.

Hang Phượng Hoàng nhũ đá
Những nhũ đá nhỏ từ trên trần xuống tọa thành những hình thù kì lạ đẹp mắt

Trong ba tầng thì Hang Sáng là rộng nhất và đẹp nhất. Hang nhậ được nhiều ánh sáng từ cửa hang chiếu vào khiến toàn bộ tầng hang này trở nên lấp lánh kì ảo.

Từ trên trần hang nhỏ xuống, dọc vác hang bạn có thể chiêm ngưỡng rất nhiều nhũ đá được nhào nặng bởi bàn tay của mẹ thiên nhiên thành những hình thù kì lạ đẹp mắt như mẹ bồng con, chim phượng hoàng cất cánh hay hổ phục, voi chầu, kì lân, …

Suối Mỏ Gà

Nằm sát dưới chân ngọn núi Phượng Hoàng chính là suối Mỏ Gà. Suối chảy từ trong lòng hang Mỏ Gà có dòng nước trong vắt.

Hang Suối Mỏ Gà nằm cách hang Phượng Hoàng khoảng 100 m. Hang có diện tích nhỏ hơn so với hang Phượng Hoàng. Lòng hang rộng chừng 10m và chiều cao thì từ 2 m – 15 m tùy chỗ. Hang sâu cỡ 150 – 200 m.

Vì không hẳn là nằm ngay dưới mặt đất, suối Mỏ Gà chảy từ cửa hang xuống tạo thành một thác nước nhỏ với độ cao 2 m. Suối Mỏ Gà không sâu, đa phần chỉ đến ngang đầu gối, chỗ sâu nhất cũng chỉ khoảng 1,5 – 2 m mà thôi. Đối với ai thích tắm và cảm giác mạnh, bạn có thể leo lên vách hang và nhảy xuống ở độ cao 10 m.

Hang Phượng Hoàng suối Mỏ Gà

Hang Phượng Hoàng suối Mỏ Gà mùa nước dâng
Vào mùa hè nhiều mưa dòng nước của suối Mỏ Gà cũng chảy xiết hơn

Suối Mỏ Gà có nhiều thác ghềnh, mỗi nơi dài khoảng 10 – 15m, uốn lượn như những dải lụa mềm mại trải dài khắp núi rừng. Trên vách đá của hang suối Mỏ Gà có khắc dòng chữ do người xưa để lại: “Nước suối Mỏ Gà là sinh khí của trời đất, đằm trong hương bí ẩn của sâm rừng, hoa núi. Người sẽ được tốt tươi viên mãn”.

Một vài hình ảnh hang Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà tuyệt đẹp khiến bạn chỉ muốn vác balo lên đi ngay!

Hang Phượng Hoàng miệng hang
Ảnh chụp miệng hang Phượng Hoàng
Hang Phượng Hoàng nước mưa đọng trong lòng hang
Nước mưa đọng lại trong lòng hang Phượng Hoàng
Hang Phượng Hoàng nhũ đá trong hang
Lượng nhũ đá khổng lồ trong hang Phượng Hoàng

Hang Phượng Hoàng suối mỏ gà từ xa

Hang Phượng Hoàng suối mỏ gà 1

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here