Hồ Núi Cốc Thái Nguyên là một hồ nhân tạo lớn ở miền Bắc Việt Nam. Với khung cảnh thanh bình nên thơ của núi rừng Thái Nguyên, nơi đây thích hợp là một địa điểm dừng chân nghỉ dưỡng xua tan đi những muộn phiền của tháng ngày học tập và làm việc bận rộn.
Hãy cùng NếmTV đến và thưởng thức vẻ đẹp quyến rũ của nơi đây nhé!
Nội Dung Chính
Hồ Núi Cốc ở đâu?
Hồ Núi Cốc nằm ở phía Tây, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 16 km. Nếu đi thành phố Thái Nguyên tới hồ, bạn sẽ bắt gặp những đồi chè xanh mướt của xã Tân Cương.
Một vài điều thú vị về Hồ Núi Cốc Thái Nguyên
Hồ Núi Cốc vốn là một đoạn của sông Công (nhánh nhỏ của sông Cầu) và được hình thành khi xây đập ngăn sông vào năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu trung bình khoảng 35 m và diện tích mặt hồ là 25 km2.
Hồ được xây dựng nhằm mục đích cung cấp nước cho vùng nông nghiệp và công nghiệp lân cận. Ngoài ra cũng là để làm chậm dòng chảy của hạ lưu sông Cầu và cải thiện môi trường.
Hồ Núi Cốc Thái Nguyên có 89 hòn đảo lớn nhỏ. Những hòn đảo này chính là nơi cư trú của nhiều loài chim cò, có đảo còn có dê sinh sống.
Ngoài ra có hai hòn đảo hay được khách du lịch đến thăm quan là đảo núi Cái trưng bày các cổ vật và đảo có đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn.
Thời điểm thích hợp để đến thăm quan hồ Núi Cốc Thái Nguyên
Bạn có thể đến thăm quan hồ Núi Cốc vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên khoảng thời gian thích hợp nhất chính là từ tháng 3 tới tháng 9. Thời tiết vào lúc này khá dễ chịu, thuận lợi cho việc vui chơi. Không chỉ vậy đây cũng là lúc các hoạt động thăm quan ca múa nhạc được tổ chức nhiều.
Đa phần các hoạt động ở Hồ Núi Cốc đều diễn ra ngoài trời bởi vậy yếu tố thời tiết đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vậy bạn nên chú ý nên tránh tới đây vào mùa mưa và mùa đông bởi thời tiết không tốt, thêm vào đó nước hồ dâng cao có thể khiến dịch vụ thăm quan bằng thuyền phải ngưng hoạt động.
Các địa điểm thăm quan tại Hồ Núi Cốc Thái Nguyên
Quần thể hang động
Hồ Núi Cốc Thái Nguyên sở hữu một quần thể hang động tương đối đồ sộ và độc đáo. Để có thể di thăm quan được quần thể này, bạn sẽ cần phải đi thuyền tới khám phá từng hang động một.
Các hang động ở đây đều được đầu tư cẩn thận với hệ thống ánh sáng, âm thanh hiện đại thu hút được hàng nghìn lượng khách tới thăm quan mỗi năm.
Các động ở đây đều mang những cái tên như Thủy Cung, Huyền Thoại Cung, … thể hiện những câu chuyện được truyền tải trong động. Tất cả đều là những tích chuyện huyền thoại, những truyền thuyết mang hơi thở của núi rừng hoang sơ kì vĩ lại vô cùng gần gũi.
Chùa Thiêng thác Vàng cùng quần thể “Thuyết Nhân Quả”
Phần lớn ngôi chùa được bao phủ trong màu vàng nên công trình này còn được người dân gọi với cái tên chùa Vàng. Khi đến nơi đây bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước bức tượng Thích Ca Mâu Ni cao tới 45m. Ngài ngồi trên đài sen rộng 37 m và hướng mặt nhìn ra hồ Núi Cốc. Dưới chân tượng chính là ngôi chùa tên Thác Vàng.
Bên trong khuôn viên của chùa còn có đặt một công trình nghệ thuật tâm linh tên “Thuyết nhân quả” với 36 công trình lớn nhỏ mang thông điệp “ Con người hãy sống chia sẻ và yêu thương nhau. Đồng thời giúp nhau dẹp bỏ cái ác trong mỗi con người, giúp con người biết tu nhân tích đức, sống tốt và có lễ nghĩa hơn”.
Khu vui chơi Hồ Núi Cốc Thái Nguyên
Chỉ với 130.000đ tiền vé vào cổng cho một người, bạn có cơ hội trải nghiệm vô số các trò chơi đầy lí thú tại đây như tàu lượn siêu tốc, cướp biển, bắn súng, đu quay, …
Không chỉ vậy nơi đây còn có khu giải trí nhạc nước và múa rối rộng lớn cùng vườn thú hoang dã, …
Trong khuôn viên khu vui chơi còn có công viên nước với diện tích hơn 2 ha. Nơi đây sở hữu các trò chơi dưới nước vô cùng mới lạ như vườn ao câu cá chép, cá voi, … cùng những bể bơi khác nhau và hệ thống cầu trượt, ống trượt nước được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Khu trưng bày trên đảo Núi Cái
Núi Cái là hòn đảo lớn nhất ở Hồ Núi Cốc Thái Nguyên. Nơi đây chắc chắn là một điểm dừng chân lý thú đối với những bạn trẻ ưa khám phá. Để đến với khu trưng bày các sản phẩm làng nghề truyền thống này, bạn cần phải leo lên 108 bậc thang đá.
Sau khi chinh phục những bậc thang đá, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ làm bằng gỗ lim có tuổi thọ 200 tuổi cùng với hơn 1000 hiện vật đại diện cho 90 làng nghề truyền thống của Việt Nam.