Lăng Kinh Dương Vương – Nơi lưu lại dấu ấn những ngày đầu lập quốc

Lăng Kinh Dương Vương yên bình

Lăng Kinh Dương Vương chính là nơi lưu lại dấu ấn lịch sử quan trọng về sự hình thành của một nước Âu Lạc non trẻ. Với ý nghĩa lịch sử thiêng liêng như vậy, đây trở thành địa điểm hành hương đầy ý nghĩa với mỗi người con đất Việt.

Hãy cùng NếmTV đến và tìm hiểu về những ý nghĩa còn ẩn dấu tại nơi đây nhé! 

Lăng Kinh Dương Vương ở đâu?

Lăng Kinh Dương Vương cổng
4 cây cột trước cổng Lăng Kinh Dương Vương

Lăng Kinh Dương Vương tọa lạc bên bờ sông Đuống, thuộc địa phận làng Á Lữ, xã Đại Đồng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một di tích lịch sử đặc biệt về Kinh Dương Vương, nhân vật mà bao đời nay vẫn luôn được coi là ông nội của Hùng Vương đời thứ nhất, thủy tổ của người Bách Việt cổ

Truyền thuyết về Kinh Dương Vương

Theo những ghi chép của sử gia Lê Văn Hưu trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” thì Kinh Dương Vương có tên húy là Lộc Tục. Ông là cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông. Cha ông là Đế Minh và một người anh trai tên Đế Nghi.

Đế Minh trong một lần đi tuần du ở phương Nam, khi đến núi Ngũ Lĩnh đã gặp được con gái Vụ Tiên. Ông đem lòng yêu mến và lấy bà về làm vợ. Lộc Tục chính là kết quả của cuộc hôn nhân này.

Xưa tục truyền rằng Lộc Tục từ lúc nhỏ đã có tư chất thông minh hơn người rất được vua cha tin tưởng và mong muốn nhường ngôi. Tuy nhiên, Lộc Tục lại hiếu thảo nên nhường ngôi cho anh trai là Đế Nghi. Đế Minh yêu thương con trai hết mực quyết định chia đất nước làm hai, chọn sông Dương Tử là mốc phân chia. Đế Nghi quản phương Bắc còn Lộc Tục làm vua phương Nam lấy hiệu là Kinh Dương Vương.

Sau khi lên ngôi vua, Kinh Dương Vương liền đặt tên nước là Xích Quỷ. Đây vốn là tên một ngôi sao sáng tỏa hào quang lớn nhất trong 28 ngôi sao trong dải Ngân Hà.

Xích Quỷ bấy giờ là cả một vùng rộng lớn. Biên giới phía Bắc giáp với hồ Động Đình bên cạnh sông Dương Tử, phía Nam thì giáp với Hồ Tôn hay còn gọi là nước Chiêm Thành (ngày nay là tỉnh Quảng Nam), phía Tây giúp với Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) và phía Đông giáp biển Nam Hải. Kinh đô đầu tiên của Xích Quỷ là núi Ngàn Hống nay là núi Hồng Lĩnh nằm trên địa bàn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

Kinh Dương Vương sau lấy Động Đình Quân con gái vua hồ Động Đình hay còn được gọi là Thần Long. Bà hạ sinh được Lạc Long Quân.

Sự tích Âu Cơ trăm trứng

Lạc Long Quân có tên húy là Sùng Lãm. Ông lấy Âu Cơ – con gái của Đế Lai về làm vợ. Truyền thuyết kể rằng bà sinh được một bọc trăm trứng nở ra 100 người con trai. Sau khi Kinh Dương Vương tuổi già sức yếu đã truyền ngôi cho Lạc Long Quân lên làm vua.

Một ngày Lạc Long Quân nói chuyện với Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thuỷ hoả khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bởi vậy hai người quyết định từ biệt nhau. Năm mươi người con theo mẹ lên núi còn năm mươi con thì theo cha xuống biển.

Lạc Long QUân truyền ngôi cho con trai trưởng và được gọi là Hùng Vương. Từ đó 18 đời vua Hùng cứ nối tiếp nhau cai quản và bảo vệ bờ cõi đất nước.

Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi vua. Các đời Vua Hùng từ đó chia nhau nối dõi cai quản đất nước kéo dài đến 18 đời.

Lịch sử Lăng Kinh Dương Vương

Kinh Dương Vương mất ngày 18/1 tại trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh nay là làng Á Lữ, Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh. Người dân Phúc Khang đã lập nên đền thờ và xây dựng lăng mộ cho ông tại đây.

Bởi vậy ngày 18/1 âm lịch hằng năm, dân làng nơi đây và những vùng lân cận lại tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị thủy tổ của các dân tộc Việt này.

Lăng Kinh Dương Vương lễ hội
Lễ hội Lăng Kinh Dương Vương thu hút nhiều người dân tham gia

Theo lời của cụ Biện Xuân Phẩm – chủ từ của đền thì sau khi nhường ngôi cho Lạc Long Quân, Kinh Dương Vương đã đến thăm nơi đây. Thấy đất đai màu mỡ, con người và không gian yên bình, thiên thời địa lợi nên quyết định cho nơi đây làm nơi an nghỉ và xây dựng lăng mộ cho mình.

Lăng Kinh Dương Vương bên sông Đuống
Lăng nằm bên dòng sông Đuống

Cũng theo như lời ông Phẩm, theo như ghi chép từ các sách sử và thần phả của làng thì đền và lăng Kinh Dương Vương đã có tuổi thọ rất lâu đời. Dù là nhân chứng lịch sự, phải gánh chịu những biến động và sức tàn phá của thời gian và thiên nhiên thì mộ phần vẫn luôn nguyên vẹn, chưa từng bị xâm phạm hoặc di dời vị trí.

Lăng Kinh Dương Vương lối vào
Lối vào lăng mộ Kinh Dương Vương

Vào năm 2013, tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh đã công bố quy hoạch bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử văn hoá quốc gia đền và lăng Kinh Dương vương với tổng mức đầu tư khoảng hơn 491 tỷ đồng.

Dự án này sẽ giúp bảo tồn được di tích nguyên vẹn cũng như giúp thu hút thêm khách thăm quan đến với lăng Kinh Dương Vương bởi những dịch vụ tiện ích đi kèm.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here