Miếu Bà Chúa Xứ linh thiêng ở vùng Châu Đốc An Giang

Miếu Bầ Chúa Xứ 1

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc ngay dưới chân của ngọn núi Sam – ở Núi Sam – Châu Đốc – An Giang. Là một điểm đến linh thiêng, hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà còn nước ngoài.

Truyền thuyết về Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ được hình thành hoàn toàn dựa trên truyền thuyết được truyền miệng cách đây 200 năm.

Chuyện kể là, trên đỉnh núi Sam ngày ấy bỗng nhiên xuất hiện tượng Bà nên mới bàn nhau đưa bà xuống nhờ sức trẻ của những chàng trai cường tráng trong vùng.

Miếu Bà Chúa Xứ 1
Lung linh Miếu Bà Chúa Xứ

Thế nhưng, những chàng trai vẫn không thể khiêng được tượng bà xuống, Bà Chúa Xứ hiển linh vào một người tu hành bảo: nếu được 40 nàng trinh nữ đến khiêng thì bà mới đi.

Dân làng đã làm theo và khiêng đến chân núi thì Bà nặng trịch, không thể đi nổi. Dân làng cho rằng, bà đã chọn nơi này làm nơi an ngự.

Miếu Bà Chúa Xứ 1
Sắc vàng tràn ngập Miếu Bà Chúa Xứ vào buổi tối

Và từ đó, người dân lập miếu thờ bà ở chân núi Sam và ngôi miếu tồn tại cho đến ngày nay.

Một truyền thuyết khác liên quan đến ngôi miếu này, đó là nói về công lao ông Thoại Ngọc Hầu.

Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã đến khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ cho ông dẹp giặc bình yên trở về, xóm làng yên ổn.

Miếu Bà Chúa Xứ 1

Và quả nhiên năm ấy, ông trở về an toàn. Để tạ ơn Bà Chúa Xứ, ông Thọai Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về xây một ngôi miếu khang trang dưới chân núi và chọn ngày 24/4 là ngày cúng lễ Bà.

Kiến trúc độc đáo của ngôi miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là một địa chỉ nổi tiếng linh thiêng và có một lối kiến trúc độc đáo.

Ngày xưa, ngôi miếu được xây dựng đơn giản bằng lá tre, cả miếu và tượng nằm hướng về phía Tây Bắc nhìn ra con đường và cánh đồng làng, còn phần lưng thì sát bên vách núi Sam.

Miếu Bà Chúa Xứ 1
Miếu Bà Chúa Xứ bên vách núi Sam

Năm 1870, dưới sự bào mòn của thời gian, ngôi miếu xuống cấp trầm trọng và nó được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước bởi sự góp công, góp sức của cả dân làng.

Từ năm 1972 đến năm 1976, miếu Bà được 2 KTS tên Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tôn tạo và chỉnh sửa lại được dáng vẻ như ngày nay.

Toàn thể ngôi miếu có kiến trúc dạng chữ “quốc” trong tiếng Hán Việt, là một hình khối tháp có dáng của 1 bông hoa sen đang căng mình xòe cánh nở rộ.

Bên trên là mái tam cấp có ba tầng lầu được lợp bằng ngói đại ống màu xanh ngọc bích đẹp mắt, góc mái thì vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.

Miếu Bà Chúa Xứ
Mái ngói màu ngọc bích ở Miếu Bà Chúa Xứ

Bên trong lại được trang trí mang đậm nét nghệ thuật và hơi hướng chùa miếu của Ấn Độ. Các cánh cửa được chạm trổ, điêu khắc đầy tỉ mỉ và tinh xảo.

Ấn tượng đặc biệt là nơi đây có nhiều liễn đối và hoành phi dát son thếp vàng rực rỡ.

Miếu Bà Chúa Xứ 1
Bên trong Miếu Bà Chúa Xứ

Vào đến trong, đập vào mắt là hình ảnh Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở giữa chính điện, xcó bàn thờ Hội đồng được đặt ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền được đặt ở hai bên.

Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ.

Năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang – BỨC TƯỢNG LÀM TỪ ĐÁ SA THẠCH CÓ TUỔI ĐỜI LÂU NHẤT VIỆT NAM. Ngày nay, miếu Bà Châu Đốc An Giang là điểm nhấn của du lịch tâm linh của cả miền.

Miếu Bà Chúa Xứ 1

Theo nhà khảo cổ học Malleret người Pháp (nghiên cứu vào năm 1941), cho rằng: tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần).

Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa.

Đến miếu Bà Chúa Xứ để làm gì?

Vào mùa lễ hội, miếu Bà Chúa Xứ đón một lượng người đến hành lễ và tham gia các lễ hội độc đáo như:

  • Lễ tắm tượng Bà
  • Lễ dâng hương cầu phúc lành
  • Tham gia các trò chơi dân gian như hát bôi, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ,…
Miếu Bà Chúa Xứ 1
Lễ tắm tượng bà

Mỗi dịp Tết đến xuân về, ngôi Miếu Bà Chúa Xứ lại thu hút dân chúng và khách thập phương đến để thắp hương, cầu nguyện về một năm mới ấm no, hạnh phúc và bình an.

Những người làm ăn thương nhân thì cầu làm ăn phát tài, người làm nông thì cầu mưa thuận gió hoa, mùa màng tươi tốt.

Nên đến miếu Bà Chúa Xứ vào dịp nào?

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà chúa xứ luôn nô nức dòng người đến thăm vì có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam trong 3 ngày từ 24/4 đến 27/4.

Miếu Bà Chúa Xứ 1
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Bạn nên lựa chọn thời gian hợp lý để đến Châu Đốc – An Giang nói chung và Miếu Bà chúa nói riêng để tránh tình trạng đông đúc, chen lấn, xô đẩy, tắc đường và móc túi.

Bạn nên đến đây vào khoảng đầu tuần và giữa tuần, lúc này lượng người sẽ thưa thớt hơn, giá cả đi lại cũng “mềm” hơn là dịp cuối tuần.

Có thể nói, miếu Bà Chúa Xứ là một địa điểm du lịch tâm linh. Nếu một lần ghé qua Châu Đốc – An Giang, bên cạnh đến những địa điểm vui chơi khác thì hãy hành hương đến đây nhé^^

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here