Ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng có tuổi đời trăm năm tại xứ Nẫu

Nhà thờ Mằng Lăng 01

Đã tồn tại và ghi dấu ở mảnh đất Phú Yên tới hàng trăm tuổi, nhà thờ Mằng Lăng là một di tích đẹp và cổ kính lừng danh xứ “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

Nếu có cơ hội tham quan và khám phá nơi đây, bạn sẽ thấy được những nét kiến trúc đầy ấn tượng và bất ngờ đấy!

Giới thiệu về nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng là một nhà thờ công giáo thuộc Giáo xứ Mằng Lăng, cũng chính là nơi sinh của Chân phước Anre Phú Yên – một trong những vị tử đạo bổn mạng của giới trẻ Công giáo. Tòa thánh đường được khởi công xây dựng năm 1892; tới nay đã đạt mốc lịch sử 120 năm tồn tại, đây được coi là nhà thờ cổ nhất Phú Yên.

Vì những nét cổ xưa nên địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch và cũng là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên. Nhà thờ sẽ mở cửa vào khung giờ từ 8h sáng đến 17h hàng ngày.

Nhà thờ Mằng Lăng 02
Mằng Lăng là nhà thờ cổ nhất Phú Yên

Tương truyền, khi xưa xung quanh nhà thờ được trồng rất nhiều cây mằng lăng, tuy nhiên đã bị đốn hạ khi xây nhà thờ. Trong đó 1 cây được làm thành 3 bàn tròn, 1 chiếc hiện đang lưu giữ trong nhà thờ. Vì vậy, nhà thờ mới có tên Mằng Lăng.

Vị trí và cách di chuyển đến nhà thờ Mằng Lăng

Vị trí

Nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Trạch, Huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên hơn 30km về phía Bắc.

Cách thức di chuyển

  • Từ Hà Nội, các bạn có thể di chuyển bằng tàu hỏa xuất phát từ ga Hà Nội theo tuyến Hà Nội – Phú Yên.
  • Từ Sài Gòn, bạn mua vé ở bến xe Miền Đông. Giá vé từ 80.000 đến 300.000đ/vé.

Ngoài ra bạn có thể lựa chọn đi xe khách có các tuyến đến Phú Yên hoặc mua vé để đi máy bay, sau đó bắt xe ôm hoặc taxi thẳng tiến đến nhà thờ.

Khi dừng chân ở Tuy Hòa, bạn có thể thuê xe máy đi lại cho thuận tiện và chủ động, tùy vào loại xe mà chi phí thuê xe cũng như cọc tiền thuê xe sẽ linh hoạt.

Khám phá kiến trúc cổ độc đáo của nhà thờ

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong khuôn viên rộng 5000m2, theo kiến trúc Gothic Châu Âu thế kỉ 19, với nhiều hoa văn trang trí. Có thể coi đây là sự giao thoa văn hóa Đông Tây rõ nét nhất.

Nhà thờ Mằng Lăng 03
Nhà thờ được xây dựng trong khuôn viên khá rộng và mang những nét đặc trưng của lối kiến trúc Goethic

So với những nhà thờ theo lối kiến trúc này trên thế giới, nhà thờ Mằng Lăng có quy mô nhỏ hơn, màu sắc và kết cấu nội thất giản tiện hơn. Hai bên nhà thờ có hai lầu chuông, chính giữa có thập tự giá. Mặt ngoài nhà thờ là những lối vào  hình vòm. Trần nhà được làm bằng gỗ. Các cánh cửa được chạm trổ đơn giản, toát lên chất mộc mạc rất Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng 05
Lối vào nhà thờ được thiết kế theo hình vòm

Sau khi bước vào cửa thánh đường mở ra trước mắt vô cùng trang nghiêm với sự sắp xếp tương tự như những nhà thờ khác. Ở giữa là lối đi còn hai bên là hai hàng ghế gỗ xếp gọn gàng chạy từ cửa chính đến nơi hành lễ. Tại đây bạn có thể thấy một tấm bia cẩm thạch có khắc tên linh mục Joseph de La Cassagne – tri ân người có công xây dựng nhà thờ.

Toàn bộ nhà thờ toát lên vẻ cổ xưa với sơn phủ ngả vàng và rêu bám đầy trên vách, cho thấy nhà thờ đã trải qua không ít thăng trầm thời gian.

Nhà thờ Mằng Lăng 06
Khung cảnh trang nghiêm bên trong nhà thờ

Nhà thờ có khuôn viên rộng, nhiều cây xanh, nơi đây cũng thường được sử dụng làm bối cảnh cho những bộ ảnh cưới hay là nơi cho các bạn trẻ và khách du lịch thích thú check-in.

Nhà thờ Mằng Lăng 04
Những tấm hình chụp tại nhà thờ vô cùng ấn tượng
Nhà thờ Mằng Lăng 07
Chụp ảnh tại cổng nhà thờ cũng là một gợi ý thú vị

Vào mùa hè hàng phượng ở sân nhà thờ sẽ ra hoa đỏ rực một góc trời. Nếu bạn ghé thăm địa điểm này những ngày phượng nở, chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ về tòa thánh đường này đó!

Nhà thờ Mằng Lăng 10
Nhà thờ Mằng Lăng mùa hoa phượng nở

Trước sân nhà thờ có một hầm nhỏ, được xây dựng khá kì công trên một quả đồi nhân tạo không quá lớn. Bên trong hầm là những chạm trổ kể về những câu chuyện về thánh Anre Phú Yên.

Nhà thờ Mằng Lăng 08
Hầm tại sân nhà thờ

Bước xuống căn hầm, du khách sẽ thấy cuốn sách bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta, in năm 1651 tại Roma, Ý.  Đó là cuốn giáo lý Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes ( cha Đắc Lộ) – người sáng chế ra chữ quốc ngữ.

Nhà thờ Mằng Lăng 09
Cuốn giáo lý Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes ( cha Đắc Lộ)

Trong hang còn có nhiều tác phẩm điêu khắc và các bức ảnh ghi công. Ra khỏi hang, bạn sẽ thấy Anre Phú Yên đứng thư thái trước gió.

Ngoài ra, bạn có thể tham quan thêm một số di tích lân cận: thành An Thổ, chùa Thanh Lương, đên thờ Lương Văn Chánh.., và một số di tích khác.

Đến đây, chúng ta được ngắm nhìn nhà thờ cổ với kiến trúc độc đáo và đặc biệt hơn, chúng ta hiểu được một bước tiến lớn trong ngô ngữ của người Việt, ai đã sáng tạo ra nó và để giữ gìn những chứng tích quý báu đó.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here