Ghé thăm núi Bà Đen Tây Ninh – Đệ nhất thiên sơn nơi miền Đông Nam Bộ

Núi Bà Đen Tây Ninh 00

Chỉ cách trung tâm thành phố Hố Chí Minh 110km, từ lâu núi Bà Đen đã là một danh lam thắng cảnh nối tiếng và được coi là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Vậy có gì đặc biệt ở ngọn núi xứng danh “Đệ nhất thiên sơn” này? Hãy cùng NếmTV đi vào khám phá nhé!

Một số thông tin về núi Bà Đen Tây Ninh

Đặc điểm chung

Núi Bà Đen nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh 11km và là ngọn núi cao nhất Nam Bộ với độ cao lên đến 986m.

Núi còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn bởi ngọn núi này quanh năm có một tầng mây bao phủ. Xung quanh dưới chân núi là dải đất đồng bằng bằng phẳng, cỏ cây mọc lên um tùm.

Núi Bà Đen 02
Núi Bà Đen còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn
Núi Bà Đen 03
Đây là ngọn núi cao nhất Nam Bộ với độ cao 986m

Quần thể di tích núi Bà có diện tích rộng khoảng 24 km2, được tạo thành gồm ba ngọn núi: núi Bà Đen, núi Heo và núi Phụng. Nhìn từ xa, núi Bà Đen như chiếc nón úp ngược ở giữa một vùng đồng bằng.

Khi đến thăm núi Bà Đen, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của núi đồi, bởi nét hoang sơ, hoang vu, nhưng khống kém phần nên thơ vốn có của thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ.

Núi Bà Đen 04
Quần thể di tích núi Bà rộng khoảng 24 km2

Truyền thuyết về núi Bà Đen

Núi Bà Đen 01
Núi Bà Đen nhìn từ xa

Có rất nhiều truyền thuyết về núi Bà Đen, trong đó có ba truyền thuyết nổi tiếng nhất, được người đời truyền lại như sau:

  • Truyền thuyết thứ nhất kể rằng, ngày xưa chủ của vùng núi này là một người phụ nữ Phù Nam có tên là Rê Đeng. Dần dần, người đời sau đọc lại thành Đen.

    Núi Bà Đen 07
    Chùa Bà Đen nằm trên núi
  • Đến truyền thuyết thứ hai cho rằng, bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, bà đem lòng yêu Lê Sĩ Triệt do một lần được ông giải cứu và đã hứa gả cho ông. Tuy nhiên, chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đánh Tây Sơn. Giữ lòng trung trinh, nàng Hương nhảy xuống khe núi tử tiết. Sau khi chết, Lý Thị Thiên Hương hiển thánh báo mộng cho vị sư trụ trì trên núi biết. Trong mộng, nàng Hương xuất hiện với hình dáng một người phụ nữ bao trùm bởi màu đen. Vì vậy, vị sư gọi nàng là nàng Đen. Người đời về sau gọi nàng là Bà Đen để bày tỏ lòng tôn kính.

    Núi Bà Đen 05
    Nơi đây thu hút một lượng lớn khách du lịch hàng năm
  • Còn truyền thuyết thứ ba có ghi trong quyển “Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh” rằng: Thuở mới khai hoang vùng đất, một viên quan trấn thủ vùng chân có hai người con. Người con trai tên là Thạch Biên. Người con gái là Thạch Nương, tên thường gọi là Đênh. Sau này, một nhà sư tên là Trung Vân Danh, đạo hiệu là Trừng Thanh tìm đến lưng chừng núi Một dựng chùa thờ Phật. Mộ đạo, nàng Đênh đã xin theo nhà sư Trừng Thanh học đạo. Thấy nàng Đênh xinh đẹp, quan trấn thủ Trảng Bàng cho người mai mối xin gả nàng cho con trai. Khi hai gia đình chuẩn bị lễ vật cho lễ cưới xong xuôi thì bất ngờ nàng mất tích. Gia đình hai bên cho người tìm kiếm khắp nơi thì phát hiện một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Mọi người đồn đoán rằng nàng Đênh đã bị cọp vồ. Gia đình mai táng khúc chân và lập mộ cho nàng dưới chân núi.

Hướng dẫn di chuyển đến núi Bà Đen

Để đi đến núi Bà Đen – Tây Ninh một cách thuận tiện và an toàn nhất thì du khách có thể chọn du chuyển bằng xe bus hoặc oto và xe máy.

  • Nếu đi bằng xe bus, các bạn sẽ phải đi thành hai chặng. Chặng thứ nhất là Bến Thành (thành phố Hồ Chí Minh) đi Gò Dầu và chặng tiếp theo là từ Gò Dầu đến Long Hoa.
  • Nếu có phương tiện di chuyển là oto và xe máy thì các bạn đi theo cung đường quốc lộ 22 theo hướng đi Tây Ninh tới huyện  Gò Dầu. Tới quốc lộ 22 rẽ thành hai nhánh là quốc lộ 22A đi Mộc Bài và quốc lộ 22B đi Tây Ninh – chạy theo quốc lộ 22B – tới thị xã Tây Ninh – đi thêm 5km là tới núi Bà Đen.

Để chinh phục núi Bà Đen thì các bạn có ba cách di chuyển, đó là: đi cáp treo, dùng máng trượt và đi bộ leo núi.

  • Khi đi bằng cáp treo chỉ mất khoảng 20 phút với giá vé mỗi lượt là 80.000đ/người. Hệ thống cáp treo ở núi Bà Đen dài 1,2km và cao 225m với 20 cột mốc. Ngồi trên cáp treo, du khách có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ khung cảnh của núi Bà Đen từ trên cao nhìn xuống.

    Núi Bà Đen 08
    Hệ thống cáp treo núi Bà Đen
  • Di chuyển bằng máng trượt: Hệ thống máng trượt tại núi Bà Đen có hai tuyến: tuyến lên dài khoảng 1.119m và tuyến xuống dài khoảng 1.700m. Máng trượt có máng cao su và thắng tay nên đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối. Giá vé cho một lần trượt máng là 80.000đ/người

    Núi Bà Đen 09
    Hệ thống máng trượt núi Bà Đen
  • Nếu như chọn cách đi bộ lên núi, sẽ có rất nhiều cung đường cho bạn lựa chọn như: đường chùa, đường cột điện, đường ống nước, đường Ma Thiên Lãnh và đường núi Phụng. Tuy nhiên, sẽ có những cung đường rất khó đi, đường không bằng phẳng và có nhiều tảng đá. Vậy nên bạn nên chuẩn bị đầy đủ và tìm hiểu thật kĩ về đường đi trước khi bắt đầu nhé.

Một số địa điểm thăm quan của núi Bà Đen

Điểm đến thu hút nhiều khách du lịch nhất ở núi Bà chính là Điện Bà. Quần thể di tích Điện Bà gồm có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà,…

Núi Bà Đen 06
Đường lên Điện Bà

Khi lên đến Điện Bà (Linh Sơn Thánh Mẫu) và chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch), du khách sẽ được hòa mình vào một không gian tràn ngập hương khói, thoạt nhìn vô cùng huyền ảo.Núi Bà Đen 10

Núi Bà Đen 11
Điện Bà và chùa bà Đen

Ngoài ra, bên cạnh núi Bà Đen, du khách có thể chọn kết hợp thăm quan một số địa điểm xung quanh đó như Tòa Thánh Tây Ninh, hồ Dầu Tiếng, chợ Long Hoa,…

Tòa Thánh Tây Ninh
Hồ Dầu Tiếng

Vừa rồi là một số thông tin về núi Bà Đen mà NếmTV muốn mang đến cho bạn. Chúc bạn sẽ có một chuyến đi bổ ích cùng thật nhiều trải nghiệm thú vị!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here