Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu? – Nét đẹp tôn giáo tín ngưỡng nổi bật của Đà Nẵng

Thánh địa Mỹ Sơn 03

Nằm cách Hội An 42 km và cách Trà Kiệu khoảng 30 km hướng Tây có một thung lũng nhỏ hoang sơ mang tên thánh địa Mỹ Sơn.

Không chỉ mang ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn còn có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của khu vực Đông Nam Á.

Chính vì những giá trị nổi bật toàn cầu của một nền di sản văn hóa cần phải được bảo tồn nên vào ngày 4/12/1999, khu di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn ở đâu?

Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu? – Là khu di tích thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng Tây Nam.

“Ngôi đền di tích” này tọa lạc trong một thung lũng kín có đường kính chừng 2km với địa thế núi non vô cùng hùng vĩ. Bao quanh nơi đây chủ yếu là đồi, núi, trong mạch núi cao khoảng 100m đến 400m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu.

Toàn khu vực là sự sản phẩm của 70 công trình kiến trúc nằm rải rác trên 9 ngọn đồi trong khu thánh địa.

Thánh địa Mỹ Sơn 02

Thánh địa Mỹ Sơn – nơi lưu giữ dấu tích của nền văn hóa Chăm

Địa điểm lịch sử mang ý nghĩa tâm linh này chứa đựng hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa.

“Tất cả đều là kết tinh của những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được xây dựng và tạo lập trong suốt bề dày lịch sử của thời gian – qua 9 thế kỷ từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII.”

Dù thời gian và chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề khiến khu di tích không còn được nguyên vẹn như ban đầu nhưng những gì còn lại ở thánh địa Mỹ Sơn vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới.

Thánh địa Mỹ Sơn 01

Ngày trước, Mỹ Sơn được xem là trung tâm tôn giáo của Vương quốc Chămpa. Toàn khu vực là nhân chứng sống ghi dấu sự tập trung của vương quyền và thần quyền của Vương quốc Chăm trong gần 1 thiên niên kỷ. Tại đây thường diễn ra các lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật của những vị vua sau khi lên ngôi.

Chính các vị vua có quyền lực đã cho xây dựng các đền tháp linh thiêng và mang vẻ đẹp tuyệt mỹ dâng lên các vị thần, với họ đó cũng là cách để ghi công đức trong thời gian họ ngự trị.

Phong cách kiến trúc các đền tháp tại đây đa dạng nhưng nhìn chung đều ở tư thế cao vút, mang biểu trưng tôn vinh vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru – nơi cư ngụ của các vị thần và là trung tâm của vũ trụ.

Thánh địa Mỹ Sơn 05

Những điều tại Mỹ Sơn mà bạn có thể khám phá

Ngày nay thánh địa Mỹ Sơn mở cửa để chào đón du khách đến tham quan, tìm hiểu và khám phá nét văn hóa cổ của dân tộc Chăm. Cái tên của khu thánh địa được đặt theo chữ cái Latinh do một học giả người Pháp phát hiện và nghiên cứu.

Các mẫu tự A,B,C…N được đặt lần lượt cho các công trình điền tháo ở Mỹ Sơn.

Thánh địa Mỹ Sơn 04

Khi trải nghiệm tại đây, bạn sẽ được tìm hiểu nét kiến trúc Chăm từ thế kỷ thứ VIII cho đến công trình mới nhất của Mỹ Sơn từ thế kỷ thứ XIII cũng góp mặt tại đây.

 | Bạn có thể quan tâm: “Cầu Rồng Đà Nẵng

Thánh địa Mỹ Sơn 07

Mỗi cụm tại khu di tích đều có tường bao quanh và gồm một ngôi đền thờ chính, xung quanh là những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Chức năng của mỗi tháp là khác nhau, trong đó ngôi đền chính tượng trưng cho núi Mêru, các đền phụ thờ các vị thần trông coi hướng trời.

Cửa chính của tháp chính phần lớn quay về hướng Đông, một vài tháp lớn chính có thêm cửa hướng Tây. Khi dừng chân trước mặt đền thờ chính (KaLan) bạn sẽ quan sát thấy một tháp cổng (Gopura) với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau: một cửa về hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính, nối tiếp với tháp cổng thường là căn nhà thiết kế rất dài (Mandapa) mái được lợp ngói, trong nhà rất rộng rãi và thường để đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành các vũ điệu trong các lễ cúng hiến cho thần linh.

Thánh địa Mỹ Sơn 10

Chất liệu chính để xây dựng các công trình tại đây chủ yếu là bằng gạch. Màu gạch trên những công trình có màu đẹp hơn và chất lượng cao hơn rất nhiều lần gạch ngày nay.

Dù quan sát kỹ bạn sẽ không hề thấy bất cứ một dấu hiệu kết nối nào để các viên gạch có thể liên kết với nhau nhưng những đền đài cổ của Mỹ Sơn vẫn tồn tại đến nay qua nhiều thế kỷ.

Điều thú vị nhất đó là trên bề mặt của những bức tường cổ không hề bị phong hóa theo thời gian mà chỉ có những chỗ nào bị vỡ mới xuất hiện rêu mốc. Quả là một công trình lâu bền qua năm tháng!

Thánh địa Mỹ Sơn 09

Phong phú nhất trong kho tàng văn hóa Chămpa ở Mỹ Sơn là hệ thống tượng các vị thần, tu sĩ, những hoa văn in hình họa tiết động thực vật, tất cả được trang trí tỉ mỉ, cần mẫn để khẳng định niềm tin rằng thiên nhiên và vũ trụ luôn giao hòa với nhau.

Thánh địa Mỹ Sơn 06

Mặc dù trên tổng thể, Thánh địa Mỹ Sơn sở hữu hơn 70 kiến trúc đền tháp nhưng qua nhiều năm tháng đến nay chỉ còn tồn tại 20 đền tháp.

Chắc hẳn khi đến với Thánh địa Mỹ Sơn, bạn sẽ cảm tưởng như mình đang lạc trôi ở bên nước bạn Chăm pa vậy! Tại đây cũng thường diễn ra các điệu múa Chăm dưới đền tháp nên bạn hãy dành ra vài phút để thưởng thức những điệu múa đầy ấn tượng ấy nhé!

Thánh địa Mỹ Sơn 08
Những điệu múa Chăm đầy ấn tượng dưới chân tháp

Dù thế nhưng những giá trị về văn hóa của nó sẽ mãi trường tồn theo thời gian và là địa điểm khách du lịch không thể nào bỏ qua khi ghé thăm thành phố Đà Nẵng.

| Đọc thêm: Nào nào, về cầu Vàng Đà Nẵng thử cảm giác bước đi trên bàn tay Phật

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here