Tháp Bánh Ít (tháp Bạc) thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đây là quần thể tháp lớn mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm cổ đại trên đất Bình Định.
Cùng khám phá ngay tòa tháp đặc biệt này thôi nào!
Nội Dung Chính
Độc đáo kiến trúc Champa trong di tích Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít là một trong những công trình của người Chăm cổ còn sót lại cho đến ngày nay trên đất Bình Định.
Tòa tháp mang những giá trị văn hóa cổ đại. đậm nét của người Chăm trong từng nét chạm trổ nhỏ.
Tháp Bánh Ít nằm trên quả đồi tự nhiên, ngọn đồi này cao chừng 500m được ôm ấp bởi hai nhánh của sông Côn (còn được gọi là sông Kone).
Vào thế kỷ XI, người Chăm đã xây dựng lên những đền tháp của mình trên đỉnh các quả đồi để tạo sự uy nghi và hùng vĩ như một sự khẳng định về văn hóa .
Nếu đã một lần ghé qua những công trình ở Champa, bạn sẽ thấy hầu hết các tháp của người Chăm đều được xây về phía Đông. Và tháp Bánh Ít cũng không phải là ngoại lệ.
Vậy nên để lên tháp, bạn nên bắt đầu từ cổng phía Đông Bắc ngọn đồi, rồi đi trên con đường được xây bậc tam cấp sẽ lên tới nơi.
Tháp Bánh Ít (Tháp Bạc) được xây dựng cùng với 4 ngọn tháp khác gồm: Tháp Cổng, Tháp Bia, Tháp Yên Ngựa và Tháp Chính.
Mỗi ngọn tháp lớn có độ cao khoảng 30 mét và được bao quanh bởi nhiều ngôi tháp nhỏ. Tất cả đã tạo nên một khu di tích tín ngưỡng với nhiều loại hình kiến trúc đặc biệt
Bạn biết không con đường để dẫn lên những ngọn tháp cũng là một hành trình thú vị cho những người yêu thích du lịch khám phá.
Khám phá Tháp Bánh Ít từ mọi góc độ
Thực sự thì khi nhắc đến quần thể kiến trúc Chăm còn sót lại khắp Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến di tích Mỹ Sơn ở Quảng Nam hoặc đền tháp tại Ninh Thuận mà quên mất trên khúc ruột miền Trung còn có Bình Định.
Tháp Bánh Ít cũng là nơi ẩn giấu dòng thời gian, nét hoang sơ và đầy hoang dại đã qua của một đất nước Champa hùng mạnh một thời.
Đây là một trong những cụm tháp lâu đời nhất Việt Nam nên khi đến Bình Định đừng bỏ qua di tích này nhé
Ngắm nhìn tháp Bình Định từ mọi góc độ ta nên đi từ tòa tháp chính.
Tháp chính, lẽ đương nhiên, là nơi có kích thước lớn nhất và ở vị trí trung tâm trên ngọn đồi.
Sở dĩ gọi là tháp Bánh Ít vì nhìn từ xa mái của nó như những chiếc bánh ít được xếp chồng lên nhau vậy.
Tháp chính cao khoảng 20 mét, được trang trí công phu và tỉ mỉ. Dù là những cột rãnh trên bức tường hay mái vòm tít trên cao thì nhờ bàn tay của những nghệ nhân vẫn cố gắng giữ cho dáng vẻ của tháp mềm mại, thanh thoát.
Các bức phù điêu ở tháp chính này đều được tạc ở tư thế đang nhảy múa vô cùng sống động, ghi lại những nét sinh hoạt xưa của người dân nơi đây.
Xung quanh tháp chính là 3 tháp nhỏ.
Đầu tiên là tháp yên ngựa, cao chừng 12 mét, rộng khoảng 5 mét. Bởi vì tháp có mái cong cong như hình yên ngựa nên người dân gọi “Tháp Yên Ngựa” thành quen từ lúc nào chẳng biết.
Tháp yên ngựa có phần đế nhô ra so với phần thân và xung quanh có nhiều hình nhân đang giơ tay lên đồng lòng cùng sức nâng tháp. Có lẽ ngụ ý “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là từ hình tượng này mà ra.
Về hướng phía Nam là 1 ngọn tháp nhỏ hơn. Tháp có tới 4 cửa ở theo 4 phía như là để lấy trọn vẹn được linh khí của đất trời 4 phương 8 hướng ở mọi thời điểm.
Đặc biệt là mái tháp được chạm trổ kỳ công và nhỏ dần từ đáy lên đến đỉnh. Nhìn từ xa, mái tháp tựa như những quả bầu nậm màu gạch cũ đã phai dần theo năm tháng.
Ở vị trí thấp nhất chính là “tháp cổng”, tháp này cách “tháp chính” 100 mét. Tòa tháp được xây dựng rất đơn giản nhưng lại nhìn rất khỏe khoắn, vững chãi.
Vòm cổng có hình như mũi lao đang hướng lên thẳng bầu trời. Tháp có 2 cửa, được nằm cùng 1 trục với tháp chính tạo nên sự thống nhất về mặt kiến trúc.
Đặc biệt, ở phía trong của tháp có đặt 1 bức tượng, đó là tượng thần Siva nổi tiếng được làm bằng đá – nét đặc sắc trong nghệ thuật chế tác thời xa xưa.
Hình ảnh của thần Siva đang ngồi trên tòa sen, tựa lưng vào phiến đá hình cung là một nét chấm phá của kiến trúc Champa.
Tổng thể kiến trúc là một màu cam của đất nung và nhuốm màu rêu phong bởi thăng trầm của lịch sử và thời gian.
Thực ra thì, vật liệu của tháp Bánh ít khá đa dạng. Những công trình làm bằng đá sa thạch, đá hoa cương và gạch nung. Tất cả, các tháp thường xây dựng theo hình vuông
Trong tháp có các linh vật từ thần thoại đến những con vật tượng trưng cho sức mạnh như: voi, hổ, garuđa,…
Tháp Bánh Ít là sự kết hợp độc đáo của kiến trúc Champa kết hợp với sự trang nhã, khỏe khoắn. Đây thực sự là một kiệt tác trong kiến trúc nghệ thuật của một nền văn hóa Chăm trên mảnh đất Bình Định.