Nét lịch sử hơn 300 năm tuổi – Văn miếu Trấn Biên

Văn miếu Trấn Biên - du xuân

Một nét lịch sử của dân tộc miền đất phương Nam, văn miếu Trấn Biên trong lòng người dân Đồng Nai như một di tích văn hóa về truyền thống tôn sư trọng đạo.

Đã được xây dựng từ rất lâu về trước, qua thời gian văn miếu đã bị tàn phá cũng như hư hại phần nào. Để gìn giữ được nét đẹp, truyền thống hiếu học của ông cha ta từ thời xưa để lại, ngày nay văn miếu trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Biên Hòa – Đồng Nai.

VĂN MIẾU TRẤN BIÊN Ở ĐÂU?

Nghe kể lại rằng, văn miếu được xây dựng lâu đời nhất của miền Nam nước ta. Từ những năm 1715 văn miếu đã trở thành nơi thờ cúng, tưởng nhớ các vị khổng tử, các danh nhân văn hóa Việt.

Văn miếu Trấn Biên - đồng nai

Vẫn còn gìn giữ cho tới ngày nay, văn miếu đã được hơn 300 tuổi. Đi qua biết bao thăng trầm cùng tổ quốc thân yêu, nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33 km, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Một trong những điểm du lịch văn hóa nổi tiếng của Đồng Nai, du khách tới tham quan văn miếu Trấn Biên có rất nhiều phương tiện di chuyển phù hợp như xe buýt, xe máy hoặc ô tô.

Văn miếu Trấn Biên - tham quan

Do khoảng cách khá gần Sài Gòn nên các bạn chỉ mất khoảng 1h trên xe buýt là đã có mặt tại nơi đây rồi.

Ngoài ra, đối với những bạn muốn khám phá vùng đất Biên Hòa mộng mơ có thể tự di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy tới văn miếu. Đường đi tới đây khá dễ tìm và cũng rất thuận tiện nữa nhé.

VĂN MIẾU TRẤN BIÊN ĐỒNG NAI

Nếu như miền Bắc có văn miếu Quốc Tử Giám với bề dày lịch sử văn hiến nghìn năm thì miền Nam cũng chẳng thua thiệt mà tự hào về văn miếu Trấn Biên – văn miếu đầu tiên của xứ Đàng Trong.

Văn miếu Trấn Biên - du khách

Nơi cho những người con mang dòng máu Việt tới tham quan, tưởng nhớ và tỏ lòng tôn kính, biết ơn đến những vị khổng tử, những bậc danh tài đất Việt ngày ấy.

Tới nay đã hơn 300 năm tuổi, văn miếu là một phần không thể thiếu của mảnh đất Biên Hòa. Nơi đây đã đi sâu vào lòng mỗi người dân vùng đất miền Nam bởi truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài.

LỊCH SỬ VĂN MIẾU TRẤN BIÊN

Theo ghi chép lại, vào năm 1715 chúa Nguyễn Phúc Chu đã sai Ký Lục Phạm Khánh Đức và Trấn thủ Nguyễn Phan Long tiến hành xây dựng văn miếu Trấn Biên. Với diện tích 15 ha tọa lạc tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh.

Hàng năm, cứ vào mùa xuân và mùa thu, chúa Nguyễn lại tới văn miếu để hành lễ. Nhằm tỏ lòng tôn kính từ chính vị vua – người đứng đầu của một nước, nơi đây càng thêm phần trang nghiêm và tôn kính.

Văn miếu Trấn Biên - lịch sử

Từ năm 1802, chúa Nguyễn đã giao phó lại nhiệm vụ hành lễ hàng năm tại văn miếu Trấn Biên cho Quan tổng trấn thành Gia Định cùng với trấn Quan Biên Hòa và Quan đốc học.

Sự tàn phá của chiến tranh cùng thời gian qua đi, văn miếu đã được tân trang lại sau 2 lần trùng tu vào năm 1794 và 1852.

Ấy vậy, nhưng sau 2 lần trung tu thì vào năm 1861, khi bọn thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, chúng đã cho phóng hỏa và đốt văn miếu. Với ý định dập tắt tinh thần và ý chí chiến đấu của người dân nước ta.

Văn miếu Trấn Biên - tượng

Mãi về sau, khi đất nước được hòa bình lặp lại, văn miếu đã được xây dựng lại trên nền đất cũ và tu sửa rất nhiều phần để nhằm gìn giữ và bảo tồn lại những tinh quý còn sót lại của nền kiến trúc cổ.

Cho đến ngày nay, văn miếu ngày càng khang trang và thu hút đông đảo du khách tham quan trong và ngoài nước tới đây.

THAM QUAN VĂN MIẾU TRẤN BIÊN

Văn miếu Trấn Biên là cả một công trình lịch sử của nền kiến trúc độc đáo và mới lạ. Mô phỏng theo lối kiến trúc của văn miếu Quốc Tử Giám, Trấn Biên bao gồm nhiều hạng mục khác nhau như sân hành lễ, nhà thờ chính,…

Văn miếu Trấn Biên - bia đá

Hình mái vòng cong vút, sắc sảo tới từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Lợp từng đường ngói màu xanh ngọc được tráng men cẩn thận. Nhìn từ xa là cả một công trình vô cùng bắt mắt và ấn tượng.

Văn miếu còn là nơi bảo tồn, tôn vinh những truyền thống lâu đời của người Việt xưa và nay, từ nghề đồng, nghề đá, nghề mộc, nghề gốm đều được tái hiện trong nhà thờ chính là Văn Vật Khố ở nơi đây.

Văn miếu Trấn Biên - ban thờ

Khu nhà thờ chính được xây dựng theo lối kiến trúc ba gian cổ, sơn son thếp vàng, trên cột treo liễu đối, nền nhà lát bằng gạch tàu. Chính giữa nhà thờ là tấm bia lớn bằng vàng ghi dòng chữ rõng rạc “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

Bàn thờ vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam – Hồ Chí Minh được đặt nghiêm trang ở gian giữa, xung quanh bên tường là biểu tượng trống đồng gắn liền với nền lịch sử hào hùng của dân tộc.

Văn miếu Trấn Biên - tượng bác

Nơi đây còn có khu sinh hoạt truyền thống như nhà truyền thống, bia truyền thống và các công trình phụ được xây dựng. Nhà truyền thống là nơi ghi danh và trưng bày những hiền tài quốc gia về truyền thống hiếu học từ xưa tới nơi.

Văn miếu Trấn Biên - trống

Nhằm mang đến cho những bậc sĩ tử, nhân tài tương lai của đất nước biết đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, văn miếu Trấn Biên ngày càng trở thành điểm đến yêu thích của nhiều bạn trẻ trên khắp mọi miền tổ quốc.

Gìn giữ lại nền văn hóa còn lưu giữ lại cho tới ngày nay thông qua các hoạt động tập thể được tổ chức hàng năm, nhiều đoàn khách quốc tế cũng lựa chọn nơi đây là điểm đến du lịch đầu tiên của mảnh đất Biên Hòa – Đồng Nai.

 

 

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here