“Chùa Cầu” lối kiến trúc độc đáo giữa phố cổ Hội An

Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo giữa lòng phố cổ Hội An. Chùa Cầu được xây dựng cách đây khoảng 400 năm về trước. Ngôi chùa là một trong ngôi chùa cổ và lâu đời còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Vậy ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, thờ vị thần nào? Hãy cùng Nếm TV khám phá nhé.

Chùa Cầu ở đâu?

Chùa Cầu nằm trong khu đô thị cổ của Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa Cầu còn có một số tên gọi như Cầu Nhật Bản, Lai Viễn Kiều. Mỗi cái tên đều gắn với một câu chuyện, nguồn gốc của ngôi chùa.

Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu là biểu tượng của phố cổ Hội An (ảnh sưu tầm)

Ngôi chùa nằm trong khu đô thị cổ nên lượng du khách tới đây rất đông để thăm quan và chiêm ngưỡng. Tuy sau nhiều lần trùng tu cây cầu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo của nó.

Đường đi đến chùa Cầu

Từ sân vận động Hội An, các bạn đi về hướng Tây lên Lý Thường Kiệt về phía Nguyễn Trường Tộ. Sau đó rẽ trái tại siêu thị mini Tú Hương và Nguyễn Trường Tộ. Đến Đại Lý Bia Văn Trí tiếp tục vào Lê Lợi. Sau đó rẽ phải tại phố cổ Hội An vào Phan Châu Trinh, cuối cùng rẽ trái tại quầy Lưu Niệm Ngọt Ngào vào Trần Phú.

Lịch sử chùa Cầu

Chiếc Cầu được những thương gia người Nhật xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, nên cây cầu mới có tên là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết ghi lại thì ngôi chùa như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật namazu để yểm chú khiến nó không gây động đất.

Chùa Cầu Hội An
Trấn yểm quái vật ở chùa Cầu trong truyền thuyết (ảnh sưu tầm)

Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa nối liền lan can về hướng bắc, nhô ra giữa cầu nên từ đó người ta gọi chùa Cầu (nguồn gốc của tên của chùa). Năm 1917 chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An đã đặt tên cho cây cầu là Lai Viễn Kiều với ý nghĩa là “tiếp đón bạn phương xa”

Chùa Cầu Hội An
Lai Viễn Kiều được chúa Nguyễn tặng khi đến chùa (ảnh sưu tầm)

Vào ngày 17/2/1990 chùa Cầu đã được cấp bằng Di Tích Lịch Sử – Văn Hóa Quốc Gia.

Lối kiến trúc độc đáo

Sau 4 lần tu sửa vào những năm 1817,1856, 1915,1986 thì ngôi chùa đã mất dần yếu tố kiến trúc của người Nhật, thay vào đó là lối kiến trúc của người Việt.

Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu được chụp từ những thế kỷ trước (ảnh sưu tầm)

Chùa Cầu – Hội An được làm bằng gỗ với các trụ đỡ được xây bằng gạch đá. Ngôi chùa dài khoảng 18m, có mái che, vắt qua sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thi Minh Khai và Trần Phú.

Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu là nối cầu nối hai con đường ở phố cổ Hội An (ảnh sưu tầm)

Mái chùa được lợp ngói âm dương, trên cửa chính của chùa có một tấm biển lớn chạm 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa được chạm trổ rất công phu, hướng quay về bờ sông nên đón được gió vào. Hai bên đầu cầu có hai tượng thú bằng gỗ, một bên là tượng chó, bên còn lại là khỉ. Những con vật này được người Nhật thờ và sùng bái.

Chùa Cầu Hội An
Tượng hai con vật được thờ ở chùa Cầu (ảnh sưu tầm)

Bên trong chùa thờ vị thần Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở. Một vị thần mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

Chùa Cầu Hội An
Vị thần Bắc Đế Trấn Võ được thờ tại chùa (ảnh sưu tầm)

Những điểm du lịch nổi tiếng ở gần chùa Cầu

Chợ Hội An

Các bạn đến với Hội An thì không quên ghé qua chợ Hội An nhé. Nằm trong khu phố cổ tấp nập khách du lịch, chợ Hội An là một trong những nơi quy tụ được nhiều món ăn ngon nhất đất Quảng.

Chùa Cầu Hội An
Chợ Hội An (ảnh sưu tầm)

Một số hàng trong khu ẩm thực là hàng cao lầu, hàng mỳ quảng, hàng bún, hàng bánh, loại số hàng chè,… Giá của các loại mặt hàng ẩm thực này khá hợp lý và các bạn không sợ bị chặt chém.

 | Đọc thêm: “Du lịch Hội An” Khám phá di sản thế giới

Chùa Cầu Hội An
Các hàng quán trong chợ Hội An (nahr sưu tầm)

Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An

Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An tọa tại địa chỉ số 7, đường Nguyễn Huệ, thành Phố Hội An. Được thành lập vào năm 1989 là nơi trưng bày nhiều hiện vật có giá trị. Mỗi hiện vật đều gắn những cột mốc, những câu chuyện khác nhau làm phong phú văn hóa của Hội An.

Chùa Cầu Hội An
Bảo tàng lịch sử – văn hóa Hội An (ảnh sưu tầm)

Bảo tàng là một trong những biểu tượng của thành phố Hội An, nếu bạn có dịp thì hãy đến với bảo tàng để được chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu về văn hóa người Việt xưa nhé.

Vinpearl Land Hội An

Cách phố cổ Hội An chỉ 17km, Vinpearl Land Hội An sẽ làm một điểm đến vui chơi thú vị. Ở đây có rất nhiều loại hình vui chơi giải trí như Khu vui trời trong nhà, dưới nước, river safari, đảo dân gian, khu resort nghỉ dưỡng và nhà hàng ăn uống.

Chùa Cầu Hội An
Vinpearl Land Hội An (ảnh sưu tầm)

Giá vé vào cửa Vinpearl land Hội An là người lớn là 500k/người, còn trẻ em là 400k/người. Khi vào thì các bạn không được mang theo đồ ăn vào, các bạn có thể ăn uống tại các nhà hàng trong Vinpearl land.

 | Tìm hiểu thêm thông tin về khu vui chơi “Vinpearl Hội An“.

Chùa Cầu Hội An
Vinpearl Land Hội An (ảnh sưu tầm)

Chùa Cầu Hội An thật đẹp phải không các bạn, nếu có dịp đến Hội An thì đừng quên ghé qua chùa Cầu để check in vài bức ảnh nhé. Và hãy luôn đồng hành cùng Nếm TV để có thể biết thêm nhiều địa điểm du lịch khác. Xin chào và hẹn gặp lại!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here