Về Thái Bình! Đừng quên ghé thăm Đền Đồng Bằng

Đền Đồng Bằng 1

Vào khoảng những ngày cuối tháng Giêng, trong thời tiết giá lạnh lất phất mưa bụi bay bay, du khách thập phương nô nức về đền Đồng Bằng dâng lễ đầu năm.

Đền Đồng Bằng ở đâu?

Đền Đồng Bằng là nơi thờ Đức Vua cha Bát Hải, nằm ở An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình –  là một khu di tích có một truyền thuyết về nơi khai sinh và hóa thánh của Bát vị thánh – những người có công trong chống giặc cứu nước.

Đền Đồng Bằng cùng với đền Trần là một trong những điểm đến hấp dẫn của Thái Bình và được coi là một trong những những nơi có kiến trúc gỗ tuyệt vời nhất trong thiết kế chùa đền Việt.

Đền Đồng Bằng
Cổng lối vào Đền Đồng Bằng

Bên chân cầu Vật, giao giữa đường 10 Hải Phòng và đại phận tỉnh Thái Bình bạn sẽ bị lôi cuốn bởi công trình mỹ thuật độc đáo này, đang nghiêng mình bên dòng sông Cổ huyền thoại.

Ở cạnh đền Đồng Bằng có một ngôi làng cùng tên – nơi đây là 1 trong những phòng tuyến quân sự của nhà Trần chống quân Nguyên – Mông ở thế kỷ 13. Nơi đây cũng một thời ghi dấu chiến thắng vang dội của nhiều cuộc chiến trong lịch sử thời Trần

Tổng quan về đền Đồng Bằng Thái Bình

Theo truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác thì đền được khởi dựng từ khá sớm, trải qua các triều đại chứng kiến biết bao sự vượng suy của thời phong kiến, có những lúc chùa chẳng còn gì và phải tu tạo nhiều lần.

Thế nhưng cho đến ngày nay, đền vẫn hiên ngang và sừng sững giữa biển trời như một công trình kiến trúc tuyệt vời của Nhà Trần, hiên ngang cùng với các ngôi chùa ở Đồng Bằng Sông Hồng.

Đền Đồng Bằng
Một ngày lễ ở Đền Đồng Bằng

Công trình kiến trúc có diện tích gần 6000 mét vuông, gồm có 13 toà, 66 gian, kết cấu theo kiểu tiền nhị hậu đỉnh liên hoàn khép kín, rất nguy nga bề thế.

Các mảng kiến trúc của công trình rất mềm mại, hài hoà với các nét chạm trổ tinh vi, hàng trăm câu đối, đại tự, cuốn thư sơn son thếp vàng với các chủ đề về tứ quý, tứ linh, hiện thực thiên nhiên vừa thần thoại vừa huyền ảo nhưng cũng rất sống động và đời thường.

Đền Đồng Bằng ảnh hưởng bởi kiến trúc Huế những năm đầu thế kỷ nhưng cũng không vì thế đánh mất đi phong cách kiến trúc truyền thống trong văn hoá làng xã Bắc Bộ.

Điều đó thể hiện ở mái tứ diện chồng diêm và nghệ thuật ghép gốm. Đây là kết quả của sự giao thoa văn hoá các vùng miền và làm gia tăng vẻ đẹp độc nhất vô nhi trên vùng đất này của ngôi đền.

Đền Đồng Bằng có gì?

Chiêm ngưỡng ngôi cổ tự từ đời Hùng Vương thứ 18 – Đền Đồng Bằng

Vào đời Vua Hùng thứ 18, được xây dựng như một nơi thờ tự và tưởng nhớ vị vua đã có công với đất nước – Hùng Vương.

Thời xa xưa, đền được mệnh danh là một trong bốn “tứ cố cảnh” – là một điểm đến hấp dẫn của người dân Thái Bình và du khách ngoài tỉnh đến ghé thăm.

Đền Đồng Bằng
Chính điện trong Đền Đồng Bằng

Từ cuối thế kỷ 13, đền là nơi tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – danh tướng 3 lần đại phá quân Nguyên – Mông và lập nên 8 trang Đào Động xưa.

Khám phá những lễ hội ở Đền Đồng Bằng

Để nhớ ơn những vị thánh và những người có công xây dựng đất nước nói chung và Thái Bình nói riêng. Nhân dân đã tổ chức những ngày giỗ và lễ hội vào tháng 8 âm lịch

Hội đền Đồng Bằng là dịp tập hợp lớn nhất của các ông đồng, bà cốt từ khắp mọi miền – một hội tứ phủ lớn trong vùng. Hội kéo dài từ ngày 20 đến 26.

  • Ngày 20: nghi lễ trong đền Đồng Bằng của hội tứ phủ, trong đó sinh hoạt hội tứ phủ vương mẫu là nhộn nhịp nhất.
  • Ngày 21: dân làng sẽ rước bài vị các thần trong đền ra ngoài đình để bơi với lòng tin rằng vua cha cùng các vị thần khác sẽ về ngự để xem làng đua thuyền và tổ chức lễ hội ra sao.

Hội bơi kéo dài suốt nhiều ngày và đến tận ngày 25 mới kết thúc phần hội bơi để trao giải cho người thắng cuộc.

Ngoài tục bơi trải nổi tiếng lễ hội còn tổ chức các trò vui khác trước và sau cuộc bơi như múa lân, hát chèo, đấu vật, đánh cờ tướng.

Sau 6 ngày hội, đến ngày 26 thì là ngày giã hội, được chấm dứt bởi 1 cuộc rước bài vị của vua và các thần hoàn cung về Đền Đồng Bằng với võng lọng vô cùng long trọng và thành kính, để các vị về nhà sau những ngày vui chơi.

Đền Đồng Bằng

Ngày hội kết thúc trong niềm phấn khởi và hy vọng một năm làm ăn thịnh vượng của dân làng.

Trong phần “hội” cũng diễn ra khá sôi động với những trò chơi mang đậm tính dân gian như: hát văn, kéo co, bơi trải, chọi gà, cờ tướng,… thu hút rất đông người dân tham gia.

Đến với lễ hội đền Đồng Bằng, du khách có dịp được nhìn thấy những đồ tế khí vô cùng có giá trị thậm chí là vô giá, cùng các bài vị từ thời Nguyễn. Những vật dụng từ thời vua Khải Định và Bảo Đại vẫn còn được lưu giữ gần như là nguyên vẹn.

Có thể nói, đền Đồng Bằng là một công trình kiển trúc nổi tiếng và có giá trị của người dân quê lúa Thái Bình. Nểu có cơ hội về Thái Bình, hãy một lần ghé qua ngôi đền này nhé.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here