HomeCẩm Nang Du LịchCùng đến NếmTV đến tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt...

Cùng đến NếmTV đến tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

-

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những nơi trưng bày và lưu giữ những giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em trên khắp lãnh thổ. Đây là một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách để tham quan mỗi năm.

Hãy cùng NếmTV dạo quanh một vòng và tìm hiểu xem điều gì làm nên sức hấp dẫn của nơi đây nhé!

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở đâu?

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên thuộc địa bàn quận Cầu Giấy.

Di chuyển tới tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Khoảng cách từ trung tâm thành phố tới bảo tàng chỉ có 9km nên bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, xe máy hay xe bus.

Nếu lựa chọn đi bảo tàng Dân tộc học Việt Nam bằng xe bus bạn có thể chọn tuyến xe phù hợp  nhất dưới đây với mình để đến bảo tàng nhé:

Tuyến 07: Cầu Giấy – Nội Bài

Tuyến 12: Công viên Nghĩa Đô – UBND xã Đại Áng

Tuyến 13: Công viên nước Hồ Tây – Học viện Cảnh sát

Tuyến 38: Bến xe Nam Thăng Long – Mai Động

Tất cả các tuyến xe bus nêu trên đều có bến dừng đối diện với bảo tàng nên sau khi xuống xe bạn chỉ cần đi qua đường thôi là đã tới nơi rồi.

Giờ mở cửa và giá vé của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Giờ mở cửa

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mở cửa đón khách tham quan 8h30 – 17h hàng ngày trừ thứ 2 và Tết Nguyên Đán.

Giá vé tham quan

Giá vé tham quan của bảo tàng là 40.000đ đối với người lớn.

Nếu là học sinh, sinh viên khi xuất trình thẻ bạn sẽ được mua vé với giá ưu đãi là 10.000đ (đối với học sinh) và 15.000đ (đối với sinh viên).

Ngoài ra thì bảo tàng còn có chính sách miễn phí vé vào cổng đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật, nhà báo, nhà tài trợ và một số trường hợp đặc biệt khác.

Giới thiệu vài nét về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 

Lịch sử của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chịu sự quản lí của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ý định xây dựng bảo tàng được hình thành từ năm 1981 và dự án xây dựng được phê duyệt vào ngày 14/12/1987.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - hình ảnh chụp
Hình ảnh chụp bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Ngày 24/10/1995, Viện Bảo Tàng Dân tộc học Việt Nam được chính thức thành lập.

Ngày 12/11/1997, bảo tàng khánh thành và chính thức đi vào hoạt động đón tiếp khách thăm quan

Vai trò của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Đây là tổ chức chịu trách nhiệm nghiên cứu, sưu tầm và phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra bảo tàng còn phụ trách tổ chức trưng bày, trình diễn và các hoạt động nhằm giới thiệu, phổ biến và giáo dục về các giá trị lịch sử văn hóa của các dân tộc.

Kiến trúc của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được thiết kế bởi kiến trúc sinh Hà Đức Lịnh, người dân tộc Tày thiết kế. Nội thất trưng bày bên trong bảo tàng được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư người Pháp Véronique Dollfus.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - bên trong nhà trống đồng
Bên trong tòa nhà Trống Đồng

Bảo tàng gồm ba khu trưng bày chính và khu vực cơ quan gồm các cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản hiện vật.

Khám phá Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thôi!

Tòa nhà Trống Đồng

Đây là không gian trưng bày thường xuyên, phục vụ cho các triển lãm, chuyên đề. Nơi đây có những khu vực giới thiệu về 54 dân tộc được sắp xếp trải rộng một cách logic trên 2 tầng của tòa nhà.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - nhà trống đồng
Khu trưng bày hiện vật đẹp mắt của tòa nhà Trống Đồng

Khi bước vào tầng 1, bạn có thể tìm hiểu về 54 dân tộc ở Việt Nam thông qua các hình ảnh đời sống và không gian cư trú của họ. Đi sâu vào khu trưng bày, bạn sẽ tiếp tục khám phá được chi tiết hơn về các dân tộc như người Việt, người Mường, …

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam -phiên chợ
Hoạt cảnh một phiên chợ được trưng bày bên trong tòa nhà Trống Đồng

Tầng 2 là không gian trưng bày dành riêng cho những buổi triển lãm, chuyên đề. Một số những triển lãm đã được dưới đây như:

Triển lãm “Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp (1975 – 1986)” năm 2006

Triển lãm về cuộc sống của một sinh viên sống xa nhà học tập tại các thành phố lớn năm 2013.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - triển lãm
Ảnh chụp tại một buổi triển lãm ảnh trong tòa nhà Trống Đồng

Triển lãm trưng bày các tác phẩm ảnh về đời sống và con người dân tộc Tây Nguyên trong những năm 50 của nhiếp ảnh người Pháp Jean-Marie Duchage vào năm 2014 và 2015.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - triển lãm ảnh
Triễn lãm “Di sản vô giá” của nhiếp ảnh gia Pháp – Réhahn

Tổng cộng có 15.000 hiện vật, 42.000 thước phim và hình ảnh được trưng bày trong tòa nhà Trống Đồng. Và bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước những hiện vật đẹp mắt được trưng bày cẩn thận từ quần áo, đồ nghề cho tới mô hình các lễ nghi, ma chay, cưới hỏi…

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - hiện vật
Những hiện vật thể hiện rõ sinh hoạt tập quán của các dân tộc

Và để phục vụ khác tham quan, các hiện vật ở đây đều được dịch chủ yếu 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Anh, Tiếng Pháp và một số thứ tiếng khác để du khách tiện cho việc tham quan, tìm hiểu bảo tàng.

Khu trưng bày ngoài trời

Sau khi tham quan xong tòa nhà Trống Đồng, bạn sẽ bắt gặp một khoảng sân lớn. Đó chính là khu trưng bày ngoài trời.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - khu trưng bày ngoài trời
Nhà dân tộc được tái hiện hoàn hảo nằm trong khuôn viên khu trưng bày ngoài trời

Tại đây bạn sẽ bắt gặp những kiến trúc độc đáo của người dân tộc như nhà sàn của người Tày, nhà sàn của người Ê đê, nhà sàn triệt lớp ván Powmu của người H/mong.

Khu trưng bày Đông Nam Á

Khu trưng bày Đông Nam Á được khởi công xây dựng vào năm 2008 và khánh thành vào ngày 30/1/2013 sau 6 năm xây diện tích với diện tích lên tới 500ha. Công trình được thiết kế có hình dạng cánh diều bởi hai kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Thu và Doãn Thế Trung.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - nhà cánh diều
Bên trong khu trưng bày Đông Nam Á hay còn gọi là nhà Cánh Diều

Nơi đây sẽ giới thiệu cho bạn biết thêm về những quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á thông qua hình ảnh và các hiện vực trưng bày.

Tháng 12 năm 2014, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã cho khai trương phòng trưng bày Tranh kính của Indonesia tại đây.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - một thoáng châu á
Bên trong phòng trưng bày “Một thoáng châu Á”

Ngày 24/10/2015, bảo tàng khai trương 2 phòng trưng bày thường xuyên về “Một thoáng châu Á” và “Vòng quanh thế giới” ở tầng 2 của tòa nhà.

Các hoạt động không thể bỏ lỡ khi đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Không chỉ được tham quan và tìm hiểu về các dân tộc Việt Nam mà vào mỗi thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam còn tổ chức nhiều chương trình biểu diễn múa rối nước, các hoạt động văn nghệ dân gian, lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - múa rối nước
Một buổi diễn múa rối nước ở bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Ngoài ra vào những dịp lễ tết lớn thì Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn nhỏ như Ngày hội các trò chơi dân gian được tổ chức vào dịp Tết Thiếu Nhi năm 2018 hay Khám phá Tết Việt mới diễn ra trước thềm Tết Nguyên Đán Kỉ Hợi gần đây.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam - sự kiện
Điệu múa sạp được biểu diễn tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam trong khuôn khổ lễ hội Khám phá Tết Việt

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Mai Meow
Mai Meowhttps://nemtv.vn
21 and based in Hanoi Cuộc đời tóm gọn trong 3 chữ: ăn, đi và chụp

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Must Read

Đặc sản Quảng Ngãi 1

9+ đặc sản Quảng Ngãi bạn nhất định phải thưởng thức...

0
Quãng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm trong eo đất miền Trung thân thương nổi tiếng với những món ăn độc đáo lạ...