Đền thờ Chu Văn An – Một biểu tượng của truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

Đền thờ Chu Văn An hình ảnh

Đền thờ Chu Văn An nằm giữa bốn bề bát ngát thông xanh và tiếng suối reo ở vùng Chí Linh – Hải Dương từ lâu đã trở thành một biểu tượng tôn vinh đạo làm thầy và tinh thần hiếu học của dân ta.

Hãy cùng NếmTV ngôi đền linh thiêng này nhé! 

Đền thờ Chu Văn An ở đâu?

Đền thờ Chu Văn An
Hình ảnh đền thờ Chu Văn An

Đền thờ Chu Văn An nằm trong khu di tích Phượng Hoàng nằm trên địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và cách Hà Nội khoảng hơn 80km về hướng Đông.

Di chuyển tới Đền thờ Chu Văn An

Để đi đến Đền thờ Chu Văn An từ trung tâm Hà Nội, bạn cứ đi xe thẳng theo Quốc lộ 1A – vừa qua Bắc Ninh thì rẽ phải theo Quốc lộ 18A – qua cầu Phả Lại một đoạn thì rẽ trái theo Đường liên xã Văn An là tới khu vực Đền thờ Chu Văn An.

Núi Phượng Hoàng

Núi Phượng Hoàng có rừng thông xanh trải dài, có suối trong rì rào, chùa tháp cổ kính với 72 ngọn núi ngoạn mục. Đây là một cùng núi nằm giữa một quần thể di tích và danh thắng vốn là nơi di dưỡng tinh thần của các danh nhân đời Lý – Trần.

Đền thờ Chu Văn An - núi Phượng Hoàng
Hình ảnh chụp từ trên núi Phượng Hoàng

Không chỉ có Đền thờ Chu Văn An, núi Phượng Hoàng còn là nơi tọa lạc của những ngôi chùa cổ nổi tiếng khác như Huyền Thiên tự hay Kỳ Lệ tự.

Vài nét về Đền thờ Chu Văn An

Lịch sử Đền thờ Chu Văn An

Chu Văn An (1292 – 1370) có quê gốc ở làng Văn Thôn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là người có công lớn nhất trong việc giáo dục và truyền bá tư tưởng Khổng Giáo ở Việt Nam trong giai đoạn đầu. Ông thi đỗ Đình Thí năm 16 tuổi nhưng quyết không ra làm quan mà thay vào đó lại mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung ngay gần làng mình.

Đền thờ Chu Văn An - Chu Văn An
Tượng Chu Văn An được đặt tại đền thờ

Khi đã ngoài 20, Chu Văn An được vua Trần Minh Tông (1314 – 1329) mời vào làm Tư nghiệp dạy học cho Thái tử ở Quốc Tử Giám.

Đến đời vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369), do chán ghét cảnh nịnh bợ tham ô của bọn gian thần, ông đã quyết định gửi lại mũ áo từ quan về ở ẩn trên núi Phượng Hoàng, ngày ngày dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược cho tới khi mất, hưởng thọ 78 tuổi.

Sau khi qua đời, ông được nhà vua tặng thụy hiệu là Văn Trinh. Các học trò của Chu Văn An an táng ông tại đây và lập đền thờ gọi là đền Phượng Hoàng.

Trong kháng chiến chống Pháp khu di tích bị tàn phá hết sức nghiêm trọng. Từ năm 1997, sử dụng nguồn tiền công đức của giáo viên và học sinh trên cả nước, đến năm 2008 các hạng mục của ngôi đền gần như đã khôi phục được như cũ.

Tại đền còn lưu giữ lại nhiều dấu tích thời nhà Trần và bia ký nói về sự nghiệp thầy Chu và quá trình tôn tạo Đền thờ Chu Văn An.

Thậm chí vào cuối truyền Lê Trung Hưng, nơi đây còn được xếp vào hàng Chí Linh Bát cổ.

Sự tích Đền thờ Chu Văn An

Theo tương truyền kể lại rằng ngày xưa có khu giếng son, dưới đáy có lớp bùn màu đỏ thắm được thầy An dùng để viết chữ.

Hơn bảy thế kỷ trôi qua, giếng son đã bị vùi lấp nhưng người dân địa phương ngày nay đã chế tác được loại mực son bằng nguyên liệu tự nhiên chỉ có ở đây.
Đền thờ Chu Văn An từ xa

Các cụ viết chữ ở đền cho biết du khách thường xin chữ cầu công danh hiển đạt, học hành, khoa cử tiến bộ.

Hằng năm, lễ hội đền thờ Chu Văn An Chí Linh Hải Dương được tổ chức ngày 25/8 (âm lịch) để kỷ niệm ngày sinh và ngày 26/11 để tưởng nhớ ngày thầy Chu Văn An từ trần.

Kiến trúc Đền thờ Chu Văn An

Trải qua nhiều lần trùng tu, đền thờ Chu Văn An trở thành quần thể kiến trúc bề thế bao gồm: tam quan nội, tam quan ngoại, sân hạ, sân trung, sân thượng, vườn cây, hai nhà giải vũ, hai nhà bia, đền thờ chính cùng những bức phù điêu chạm Long Phượng vờn mây và 112 bậc đá dẫn lên đền thờ chính.

Đền thờ Chu Văn An kiến trúc
Khuôn viên rộng lớn của Đền thờ Chu Văn An

Đền chính nằm trên vùng đất cao, rộng và theo phong thủy định thì đây là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về.

Đền thờ Chu Văn An được xây dựng theo hình chữ Nhị, phong cách kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung.

Đền thờ Chu Văn An tượng
Tượng thờ Chu Văn An được đặt trang trọng giữa đền

Tại gian tiền tế, ngay tại chính giữa đặt ban thờ công đồng, ngay phía sau là ban thờ gia tiên họ Chu, bên phải là ban thờ sơn thần núi Phượng Hoàng, bên trái là ban thờ các môn sinh của thầy. Hậu cung đặt tượng thờ thầy đồng bằng nặng 100kg.

Đền thờ Chu Văn An bên trong
Bên trong Đền thờ Chu Văn An

Nghệ thuật trang trí trong đền rất đặc biệt theo đề tài tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng) và tứ quý (Tùng – Cúc – Trúc – Mai). Các bức y môn sơn son thếp vàng, trang trí mỹ thuật theo hình tượng “rồng chầu hoa cúc mãn khai”.

Quần thể đền thờ Chu Văn An thanh tịnh, cuộn mình trong khu rừng thông xanh ngút ngàn, nổi bật lên hàng chữ “Vạn thế sư biểu” đặc biệt là bảng khắc chữa Học rất lớn theo lối vào đền. Điều này thể hiện tấm lòng của những người đã được học bởi thầy Chu Văn An.

Lễ hội Đền thờ Chu Văn An

Hàng năm, tại đền thờ Chu Văn An diễn ra lễ khai bút đầu xuân vào ngày 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính – Học – Thuần – Hành, và 10 chữ Quốc ngữ: Tâm – Đức – Chí – Nghĩa – Trung – Tài – Minh – Trí – Thành – Vinh. Đây là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học.

Đền thờ Chu Văn An khai bút
Lễ khai bút tại Đền thờ Chu Văn An

Và lễ hội Đền thờ Chu Văn An mùa thu diễn ra từ ngày 1 – 25/8 âm lịch (chính hội ngày 25). Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20/11 dương lịch. Lễ hội về nguồn từ ngày 24 – 26/11 âm lịch (chính hội ngày 26).

Đền thờ Chu Văn An - lễ hội
Lễ dâng hương kỉ niệm này mất của Chu Văn An

Một điểm khác biệt nữa ở Đền thờ Chu Văn An là khi du khách vào đền, ngoài việc dâng lễ chay, lễ mặn còn dâng cả bút, sách, vở để cầu công danh, thi cử, học hành. Bởi đây là nơi du lịch tâm linh mang ý nghĩa cao đẹp với rất nhiều du khách, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên cả nước.

Nếu có dịp đi qua Hải Dương bạn hãy nhớ ghé thăm ngôi đền biểu tượng của sự hiếu học này nhé!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here