Đi tìm tĩnh lặng trong chuyến hành trình tham quan chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ- ngôi chùa cổ tại Nam Định

Một trong những danh lam nổi tiếng của Nam Định nói riêng và của nền ăn hóa châu thổ sông Hồng nói chung không thể không kể đến chùa Cổ Lễ.

Câu thơ “Dù ai buôn bán trăm nghề/Mười tư tháng chín thì về hội Ông” gợi nhắc tới lễ hội chùa Cổ Lễ đã trở thành một hoạt động văn hóa tín ngưỡng truyền thống diễn ra hàng năm tại ngôi chùa linh thiêng này.

Lịch sử xây dựng chùa Cổ Lễ

Truyền thuyến “Nam thiên Tam vị Thánh Tổ” gắn liền với lịch sử ra đời của ngôi chùa này. Chùa Cổ Lễ tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, Nam Định được xây dựng trên nền đất vuông rộng gần 10 mẫu Bắc Bộ, bao quanh là sông nhỏ và hồ.

Chùa Cổ Lễ 01
Hình ảnh Chùa Cổ Lễ

Theo văn bia chùa Cổ Lễ còn ghi chép, chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ XII thời Lý Thần Tôn, ngoài thờ Phật còn thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, dấu tích cổ xưa dần mờ phai theo năm tháng.

Đến năm 1902, Hòa thượng Phạm Quang Tuyên đức đạo cao cả được giao về trụ trì chùa. Ông đã dốc tâm huyết kêu gọi các tín đồ, thập phương để tu bổ lại ngôi chùa hoang phế.

Sau đó Hòa thượng Phạm Thế Long và các thế hệ sư trụ trì kế cận đã hoàn thiện thêm những công trình nhỏ gây dựng nên ngôi chùa ngày càng nguy nga và tráng lệ.

Chùa Cổ Lễ 02
Chùa sau khi tu bổ thêm uy nga và tráng lệ

Không chỉ là một ngôi chùa mang ý nghĩa tâm linh mà nơi đây còn là một di tích lịch sử cách mạng. Trong giai đoạn lịch sử đất nước khó khăn, tuy đi tu mà các nhà sư nơi đây vẫn không rời xa thế sự, nhiều nhà sư đã tạm biệt cửa thiền ra trận.

Một trong những lời phát nguyện hào hùng của các vị sư trước khi tạm biệt cửa thiền ra mặt trận đánh giặc cứu nước còn được ghi chép lại như sau:

“Cởi áo cà sa khoác chiến bào
Tuốt gươm cầm súng dẹp binh đao
Ra đi quyết rửa thù cứu nước
Vì nghĩa quên thân hiến máu đào”.

Cảnh quan và kiến trúc độc đáo của chùa Cổ Lễ

Nhắc đền chùa chiền, đền thờ miếu mạo người ta thường nhớ đến những lối kiến trúc quen thuộc như chạm họa tiết con rồng, hoa văn,… Nhưng ngôi chùa này là ngôi chùa đầu tiên thờ Phật nhưng lại mang nhiều nét kiến trúc của một thánh đường Công giáo.

Toàn bộ kiến trúc ngôi chùa đều sử dụng vật liệu xây dựng chính nên là gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản, chùa rất rộng và có những mái vòm kiên cố.

Khi bước vào cổng chùa du khách sẽ thấy ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa bao gồm 8 mặt và cao khoảng 32m. Ngôi tháp này được khởi công xây dựng vào năm 1927 được đặt trên lưng một con rùa lớn.

Chùa Cổ Lễ 03
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa được đặt trên lưng một con rùa lớn

Tiếp theo tháp là chiếc cầu Cuốn bắc qua hồ Chu Tích để dẫn tới chùa Trình – hay còn được gọi là Hội Quán.

Chùa Cổ Lễ 08
Cầu Cuốn dẫn vào chùa Cổ Lễ

Nằm phía bên trái chùa là đền Linh Quang được xây dựng vào năm 1937 có thờ Trần Hưng Đạo và hai người tiến sĩ họ Đào làng Cổ Lễ. Phía bên phải là Khánh Quang phủ nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.

Chùa Cổ Lễ 09
Chùa Trình hay còn gọi là Hội quán, được xây vào năm 1936

Nét đặc sắc nhất của chùa Cổ Lễ ở Nam Định nằm ở những yếu tố kiến trúc Gothic giống như các nhà thờ Công giáo có khá nhiều ở khu vực lân cận.

Chùa Cổ Lễ 06
Cầu núi hình vòm mang dấu ấn Gothic ở Phật điện Thần Quang tự

Đại Hồng Chung – quả chuông nặng và lớn nhất Việt Nam với chiều cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm nặng 9.000kg được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936 cũng nằm tại ngôi chùa này.

Tại miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự được chạm khắc bằng chữ Nho. Thanh âm của Đại Hồng Chung vang lên thì cả tỉnh Nam Định và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng chuông ngân.

Chùa Cổ Lễ 12
Hình ảnh chuông Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam

Hơn thế kiến trúc bên trong chùa cũng có những đặc sắc riêng để các phật tử tới chiêm bái có thể tham quan cũng như tìm hiểu.

Chùa Cổ Lễ 11
Không gian mang đậm nét Gothic bên trong chùa Trình
Chùa Cổ Lễ 07
Chính điện chùa với các vòm cửa, bệ đài mang hơi hướng kiến trúc thánh đường Công giáo
Chùa Cổ Lễ 04
Tác phẩm điêu khắc tượng Phật Quan Âm nghìn tay vô cùng xuất sắc bên trong chùa Trình
Chùa Cổ Lễ 05
Thiết kế bên trong Khánh Quang phủ cạnh chùa Trình

Lễ hội chùa Cổ Lễ

Từ ngày 13 đến 16 tháng 9 âm lịch hằng năm lễ hội ở chùa thường diễn ra để tưởng nhớ tới ngài Nguyễn Minh Không – Đức thánh tổ của chùa, người đã có công xây dựng nên ngôi chùa.

Vào dịp này có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: rước kiệu, múa rối… Du khách không chỉ có dịp đến hành hương về chốn linh thiêng, cầu bình an hạnh phúc mà còn có thể hòa mình vào các hoạt động vui chơi trong lễ hội.

Chùa Cổ Lễ 13
Không khí rộn ràng tại chùa Cổ Lễ với đa dạng các trò chơi dân gian trong mùa lễ hội

Vì lễ hội chùa thường niên vào mùa thu nên so với những ngôi chùa khác nơi đây thật sự rất yên tĩnh và khác biệt. Là một địa điểm tâm linh nên khi đến chùa bạn nên lưu ý ăn mặc những trang phục kín đáo và phù hợp và nên thật thành tâm mang lòng thành cầu bái.

Nếm TV tin rằng Chùa Cổ Lễ chắc chắn sẽ là một điểm dừng chân lý tưởng cho bạn khi đặt chân tới vùng đất Nam Định đó!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here