Chùa Cổ Thạch – chốn linh thiêng và huyền bí ở Bình Thuận

chùa cổ thạch 1

Bình Thuận không chỉ nổi tiếng với những bãi biển và bờ cát trắng trải dài mà nơi đây còn thu hút du khách bởi những địa điểm linh thiêng – Chùa Cổ Thạch là một trong số đó.

Chùa Cổ Thạch ở đâu?

Chùa Cổ Thạch là một ngôi chùa với mảnh đất cùng tên thuộc Bình Thạnh – Tuy Phong – Bình Thuận. Nơi đây là địa điểm tham quan cũng như cũng bái của du khách và những người dân ở khu vực Nam Trung Bộ.

Chùa Cổ Thạch là một ngôi chùa có cảnh quan kỳ thú và điểm đến du lịch kết hợp khá hấp dẫn vì vị trí tọa lạc khá độc đáo, ngay dưới chân là bãi đá Cổ Thạch đẹp tuyệt vời.

chùa cổ thạch 1
Một góc sân chùa Cổ Thạch đi lên bằng những bậc đá

Nằm khép mình trong những hang động trên sườn núi cao, chùa Cổ Thạch lúc ẩn lúc hiện trong làn sương sớm của Bình Thuận.

Đúng với tên gọi của nó, chùa Cổ Thạch có nghĩa là “ngôi chùa đá xưa” và có cái tên vô cùng thân thiện “chùa Hang” – vì khuôn viên chùa có khá nhiều hang động vô cùng đặc sắc.

Lịch sử và truyền thuyết về chùa Cổ Thạch

Mặc dù ở Phan Thiết nhưng chùa Cổ Thạch cách trung tâm thị xã khoảng 98km, ba mặt giáp với những bãi đá nguyên sinh còn phía Đông Nam giáp với biển Đông cuồn cuộn chảy.

Cổ Thạch Tự mang một vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo, gối đầu trên vùng đồi núi với hàng ngàn phiến đá và hang động muôn màu đa dạng vô cùng huyền bí.

chùa Cổ Thạch
Lối vào cổng chùa Cổ Thạch với những bậc đá cao như không có điểm dừng

Ngôi chùa được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu mát mẻ, quanh năm ánh nắng chan hòa và gió biển lúc nào cũng mát lanh đến mặn mà.

Khác với những ngôi chùa nằm sâu trong đất liền thì chùa Cổ Thạch lại có không gian mở và lý tưởng cho sự thanh tịnh.

Ngược dòng thời gian trở về những năm 1835 – 1836, lúc ấy có vị Thiền sư Bảo Tạng tìm đến Bình Thạnh lấy việc đạo hạnh, tu tịnh để cứu vớt người đời khỏi bể trầm luân trong lúc xã hội phong kiến Triều Nguyễn nhiễu loạn quá nhiều mâu thuẫn.

Ông đã chọn vị trí của Cổ Thạch ngày nay để là nơi xuất gia tu hành, tránh xa nhân tình thế thái.

chùa Cổ Thạch
Một cõi linh thiêng “chùa của đá” và cảnh sắc thiên nhiên nơi đây.

Nhà chùa đã lấy ngày 25/05 hàng năm là ngày giỗ tổ và để tưởng nhớ công lao của vị thiền sư Bảo Tạng có công lập nên Cổ Thạch Tự.

Hơn 100 năm trôi qua, từ một cái am nhỏ thì ngày nay chùa đã được xây dựng khá bề thế để phục vụ dân địa phương và khách du lịch đến ghé thăm.

Với vẻ đẹp độc đáo và kiến trúc khá lạ, chùa là điểm đến hấp dẫn nhiều người đến tham quan và vãn cảnh chùa.

| Có thể bạn quan tâm: Mũi Né – Bình Thuận có gì?

Kiến trúc độc đáo của Chùa Cổ Thạch – chùa của đá

Điều thú vị ở Chùa Cổ Thạch là bạn sẽ được lên những bậc đá thoai thoải, quanh co và được che phủ bởi nhiều cây xanh tỏa bóng mát.

Chùa mặc dù được tôn tạo nhưng vẫn còn giữ lại nhiều điện, am và cốc nối tiếp liên tục với nhau ở khu đồi tự nhiên rộng lớn hơn 40.000m vuông. Với quần thể kiến trúc rộng lớn như thế, rất khó để tham quan trong môt ngày.

chùa Cổ Thạch
Riêng một góc trời chùa Cổ Thạch sừng sững, uy nghiêm giữa biển trời lộng gió

Phần chính điện không nằm ở khu đất gồ ghề mà lại là đất bằng phẳng nhất, có thế dựa lưng vào các phiến đá lớn bậc nhất của khu di tích.

Một nét đặc biệt nữa ở chùa là có rất nhiều hang động thờ những vị Phật, Bồ Tát hay nhà sư đã viên tịch. Mỗi hang đều có nét trầm riêng và luôn nghi ngút khói hương khiến bạn đi vào không tránh khỏi cảm giác linh thiêng và huyền bí.

Thường hang động ở đây không quá sâu và hầu hết là hang động khô nên không phải chèo thuyền để khám phá.

chùa Cổ Thạch
Một hang nhỏ trong chùa Cổ Thạch đầy huyến bí và thú vị

Ngoài những sự khác biệt trên thì Chùa Cổ Thạch được thiết kế hoàn toàn giống chùa bình thường với cổng Tam quan, Ngọ Môn, lầu chuông, gác trống và chánh điện thờ phật tổ. Mái chùa có hình tượng của tứ linh: Long – Ly – Quy – Phượng.

Chân núi bãi đá Cà Dược, quanh năm sóng vỗ rì rào và biển rộng mênh mông. Xa xa là 2 bãi biển hoang sơ, chưa có tên và dường như chưa được ai khai phá.

chùa Cổ Thạch
Bãi đá tuyệt đẹp dưới chân chùa Cổ Thạch hấp dẫn mọi du khách

Đến với chùa Cổ thạch, một không khí an nhiên như xâm chiếm hồn ta vậy, tự do, tự tại và vô cùng thanh tinh. Nơi đây không chỉ là nơi thanh lọc tâm hồn mà còn có những trải nghiệm thú vị trên những bãi đá.

Chùa là chứng nhân lịch sử cho một cầu nối giữa 2 nét văn hóa của Phật giáo đó là cổ xưa và hiện đại. Mặc cho lớp bụi thời gian có phủ đầy lên những mái ngói, những công trình kiến trúc quanh chùa nhưng đây vẫn mãi là ngôi chùa thú vị có niên đại gần 200 năm của Việt Nam.

Đây là một địa điểm du lịch tâm linh, nếu có dịp đến Phan Thiết đừng bỏ lỡ cơ hội đến với Chùa Cổ Thạch độc đáo và thú vị này nhé. Đừng quên gửi câu chuyện của các bạn cho chúng mình nhen!

 

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here