Đi tìm bí ẩn chưa có lời giải đáp tại “chùa Dơi Sóc Trăng”

Chùa Dơi Sóc Trăng

Chùa Dơi có thể coi là một trong những công trình kiến trúc quan trọng tạo nên nét đặc trưng tín ngưỡng của người dân Sóc Trăng. Dù có lịch sử hình thành lâu đời và dưới sự chảy trôi của thời gian, ngôi chùa ấy vẫn giữ được những nét hoang sơ cổ kính mà du khách mỗi dịp ghé qua đều rất tò mò và thích thú.

Trong bài viết hôm nay. hãy cùng Nếm TV xuôi dòng lịch sử tìm về ngôi chùa mang nhiều bí ẩn đang chờ được khám phá này nhé!

Vị trí ngôi chùa Dơi cổ kính

Nếu biết đến ngôi chùa này thì bạn sẽ biết đến một tên gọi khác của nó là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatúp.

Chùa Dơi tọa lạc trên đường Văn Ngọc Chính thuộc Phường 3, thành phố Sóc Trăng.

Cái tên đặc biệt của chùa được đặt bởi người dân địa phương cũng bởi ngôi chùa giống như một ngôi nhà, chốn tìm về của đàn đàn lớp lớp bầy dơi đông đúc. Và chùa cũng là không gian văn hóa duy nhất tại tỉnh Sóc Sơn thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ.

Chùa Dơi 01
Chùa Dơi mang tên gọi này cũng là vì đây là nơi hội tụ của các đàn dơi đông đúc

Cách thức di chuyển đến chùa

Từ trung tâm thành phố Sóc Sơn di chuyển về chùa Dơi, du khách có thể lựa chọn đi theo chỉ dẫn như sau:

Bạn đi về hướng Nam khoảng 800m lên đường Hai Bà Trưng giao cắt với Trần Hưng Đạo, đó cũng là hướng đi về phía đường 30 tháng 4.

Đầu tiên bạn di chuyển trên đường Trần Hưng Đạo khoảng chừng 800m sẽ tới vòng xuyến. Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 vào Lê Hồng Phong bạn đi thẳng thêm 850m nữa. Cuối cùng là rẽ phải vào Văn Ngọc Chính chỉ cần thêm 1km là tới được Chùa Dơi.

Lịch sử hình thành chùa Dơi Sóc Sơn

Người ta biết đến lịch sử hình thành chùa Dơi theo ghi chép lại của thư tịch cổ.

Chùa Dơi được chính thức khởi công xây dựng đến nay đã 440 năm – từ năm 1569.

Trong lần xây dựng đầu tiên, chính điện của chùa được xây dựng lên bằng tre lá, sau đó người ta  xây lại bằng gạch, mái lợp ngói cho chắc chắn.

Để có được vẻ đẹp khang trang như hiện nay thì vào năm 1960 chùa được trùng tu và tôn tạo nhiều phần ở chánh điện. Ngôi chùa tưởng như cổ kính nhưng thực chất đã qua một vài lần sửa chữa và kiến thiết.

Chùa Dơi 03
Chùa Dơi hiện tại có vẻ ngoài khang trang và đẹp đẽ

Năm 2008 rất không may khi chùa bị cháy khu vực chánh điện thế nhưng tháng 4 năm 2009, chánh điện chùa đã được phục chế lại như cũ và loại bỏ những tàn dư đáng buồn của vụ cháy.

Một vài năm tiếp theo đó khu du lịch Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng được đưa vào hoạt động và thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong ngoài tỉnh và dần trở thành địa điểm hấp dẫn cho những ai ghé thăm tỉnh Sóc Trăng.

Chùa Dơi 09
Chùa Dơi là một địa điểm ghé thăm thú vị tại Sóc Trăng

Ngôi chùa đầy ấn tượng vào năm 1999 đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Đi tìm truyền thuyết gắn liền với chùa Dơi

Chùa Dơi là ngôi chùa gắn với truyền thuyết heo 5 móng đầy bí ẩn và hấp dẫn người nghe. Mỗi du khách khi ghé thăm địa điểm này đều được kể về câu chuyện của những ngôi mộ kỳ lạ tồn tại trong chùa.

Chỉ khi đặt chân vào sảnh chùa, tinh mắt quan sát bạn mới nhận ra 5 ngôi mộ, trên mỗi mộ vẽ hình 1 con heo. Những con heo thông thường chỉ có 3 móng nhưng những con heo được vẽ trên mộ đều có 5 móng, chúng đều là những con heo được các nhà sư trong chùa nuôi đến khi chết, thì được chôn ngay trong chùa.

Chùa Dơi 05
Những ngôi mộ của heo 5 móng được chôn cất ngay trong chùa

Theo quan niệm người Khmer thì lợn 5 móng chính là “cốt tinh” của con người. Thực chất lợn 5 móng mang ý nghĩa tâm linh cho điều bất lành nên gia đình nào nuôi phải con heo này thì gia môn gặp bất hạnh, lục đục do bị heo “thành tinh” quấy phá.

Chính vì thế hơn 20 năm trước những gia đình có heo 5 móng sẽ gửi vào chùa nhờ các sư thầy chăm nuôi giúp để tránh tai vạ. Tại chùa cũng là nơi nuôi dưỡng những chú heo 5 móng gắn với lời nguyền của người dân, các sư thầy có thể cho bạn đi tham quan và tận mắt chiêm ngưỡng nếu muốn.

Kiến trúc chùa Dơi Sóc Trăng

Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có nhiều gian khác nhau gồm chánh điện, Sala, nhà hội của sư sãi và tín đồ, phòng ở của sư sãi và trụ trì, các tháp để tro người chết, phòng khách…

Diện tích của toàn bộ khuôn viên chùa rộng khoảng 04 hecta trong một khoảng không gian xanh mát với nhiều cây cổ thụ.

Chùa Dơi 06
Khuôn viên chùa được bày trí nhiều cây cổ thị vô cùng xanh mát và dễ chịu

Chùa chủ yếu thờ Phật Thích Ca nhưng kiến trúc lại có phần ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa Khmer, nổi bật với màu vàng đặc trưng.

Mái chùa được lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Tại chánh điện có các hàng cột đỡ chắc chắn, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực…

Chùa Dơi 08

Vào tới thánh điện, bạn sẽ thấy pho tượng Phật Thích Ca được làm từ chất liệu đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m.

Ngay gần đó là một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda cũng ấn tượng không kém, chùa Dơi như một thế giới với nhiều điều thú vị và mới lạ dành cho Phật Tử cũng như khách tham quan.

Chùa Dơi 10

Tại đây du khách có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ về cuộc đời đức Phật qua những bức tranh miêu tả Đức Phật từ lúc ra đời cho tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn,…

Rất nhiều những hiện vật quý hiếm mang giá trị đặc sắc về văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Nam Bộ cũng được lưu giữ tại chùa.

Tìm hiểu về loài dơi ở chùa Dơi Sóc Trăng

Khuôn viên chùa là nơi sinh sống và cư trú của loài dơi bởi có nhiều cây sao và dầu. Mỗi khi chiều đến hàng vạn con dơi lại kéo nhau bay lượn về sân chùa che kín cả bầu trời.

Theo quan niệm tâm linh của các sư thầy, dơi đổ về chùa là phúc lành nhà Phật nên các thầy luôn bảo vệ và che chở chúng.

Chùa Dơi 04

Loài dơi ở đây cũng kỳ lạ thay không ăn hay phá trái cây chùa mà hoạt động chủ yếu vào đêm, khoảng 6h chiều, chúng bay đi kiếm ăn và quay về vào khoảng 5h sáng hôm sau. Tại Sóc Trăng dù có nhiều ngôi chùa nhưng dơi cư trú tập trung ở đây lại là điều khó để lý giải được.

Bạn đã sẵn sàng để tự mình khám phá ngôi chùa với nhiều truyền thuyết thú vị này chưa? Hãy tìm về đây và bạn sẽ thấy nhiều hơn cả những gì Nếm đã giới thiệu đấy!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here