CHÙA THIÊN MỤ – CHỐN CỬA PHẬT LINH THIÊNG VÀ KÌ BÍ TÌNH DUYÊN XỨ HUẾ

Nếu Hà Nội gắn liền với hình ảnh chùa Một Cột thì Huế lại nổi tiếng với ngôi chùa Thiên Mụ linh thiêng, cổ kính. Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ. Từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của xứ Huế mộng mơ. Nằm bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng. Chùa Thiên Mụ Huế không chỉ tô điểm thêm cho cảnh sắc nơi đây. Mà còn khiến du khách thu hút bởi lời nguyền tình duyên linh thiêng và bí ẩn.

Câu chuyện bí ẩn đằng sau những cái tên

Chùa Thiên Mụ nằm bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng

Không chỉ bởi cảnh sắc lay động lòng người. Ngay cả cái tên chùa cũng là cả câu chuyện kì bí đằng sau.

Có rất nhiều truyền thuyết về chùa Thiên Mụ, nhưng phổ biến nhất vẫn là câu chuyện : Ngày xửa ngày xưa, mỗi đêm người dân địa phương thường nhìn thấy một bà già mặc đỏ, quần xanh xuất hiện trên đỉnh đồi. Bà đã báo trước rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Từ đó trở đi, đồi được đặt tên là Thiên Mụ Sơn.

Bậc thang dẫn lên Chùa Thiên Mụ

Vào năm 1601, Chúa Nguyễn Hoàng đi qua đồi. Sau khi nghe truyền thuyết và quyết định xây một ngôi chùa và đặt tên là Thiên Mụ.

Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi. Nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (hay “Bà mụ linh thiêng”). Nhưng việc kiêng cữ này cũng chỉ diễn ra trong 6 năm. Sau năm 1869 người dân gọi bằng cả hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.

Kì bí lời nguyền tình duyên Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ cổ kính từ trên cao

Theo lời kể, xưa kia, tư tưởng lễ giáo phong kiến về hôn nhân rất nặng nề. Khi ấy, có một đôi trai gái yêu nhau rất mặn nồng. Nhưng vì không môn đăng hộ đối nên đã bị phản đối quyết liệt. Cô gái là tiểu thư khuê các, xinh đẹp, con một vị quan giàu có, còn chàng trai thì mồ côi, nghèo đói.

Quá đau khổ, cả hai đã cùng nhau ra bến thuyền Mụ (phía trước chùa Thiên Mụ) để tự vẫn. Trớ trêu thay, chàng trai đã chết dưới dòng sông Hương. Còn cô gái dạt vào bờ, được dân làng cứu sống và bị gia đình đưa về ép lấy một người giàu có.

Một góc chùa Thiên Mụ

Thời gian trôi qua,khi nàng dần quên đi những kỉ niệm. Còn chàng nằm dưới sông Hương, chờ người yêu mà không thấy, nên sinh uất hận. Chàng quyết “nhập” vào chùa Thiên Mụ. Nguyền rằng: bất cứ đôi trai gái nào yêu nhau đến đây thì tình yêu sẽ đổ vỡ và chia tay. Lời nguyền được truyền tới tận ngày nay, khiến cho chùa Thiên Mụ Huế thêm phần linh thiêng và huyền bí.

Chùa Thiên Mụ ở đâu ??

Vị trí chùa Thiên Mụ nhìn từ trên cao 

Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương. Chùa ở cuối đường Kim Long, thuộc phường Hương Long, phía bắc sông Hương , Thành phố Huế.

Chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km, nên bạn có thể đến đây bằng xe máy, xe đạp, thuyền.

Chùa Thiên Mụ Huế có gì ??

Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên cổ kính 

Vừa bước đến cổng chùa, bạn sẽ thấy thu hút bởi Tháp Phước Duyên – biểu tưởng gắn với hình ảnh chùa Thiên Mụ. Tháp Phước Duyên được xây dựng năm 1845 nhân ngày kỉ niệm 80 năm sinh nhật bà nội của hoàng đế Thiệu Trị.

Một góc khác của Tháp Phước Duyên từ trên cao

Tháp cao 21m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng đều thờ tượng Phật bằng đồng. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Nhưng sau chiến tranh Pháp xâm lược thì bức tượng này biến mất. Vậy nên sau đó tất cả 6 bức tượng đồng còn lại được nhà chùa di chuyển vào trong để bảo vệ và thờ phụng.

Tháp có mở cửa cho khách tham quan vào những ngày đại lễ và festival.

Đền Hương Nguyện và Bút tích của Hoàng đế

Trước tháp Phước Duyên là một nền móng nhỏ. Đó chính là dấu tích còn xót lại của Đền Hương Nguyện khi xưa.

Nền móng của Đền Hương Nguyện xưa giờ là nơi du khách chụp hình kỉ niệm

Do 1 trận bão lớn năm 1904 tàn phá nên đền bị sập và phá hủy hoàn toàn. Thời điểm đó, Ban Quản Lý hoàn toàn có thể trùng tu lại nguyên trạng ngôi đền. Nhưng sau khi đền sập, tháp Phước Duyên nổi lên nguy nga và thành biểu tượng của chùa nên việc trung tu được bác bỏ và chỉ còn nền móng như bây giờ.

Một trong nhưng bia đá khắc thơ

Ở 2 bên tháp Phước Duyên có 3 bia đá khắc thơ của Hoàng đế Thiệu trị và chúa Nguyễn Phúc Chu cùng 1 quả chuông lớn.

Điện Đại Hùng

Cổng Tam Quan gồm 3 cửa

Cổng Tam Quan của chùa khá lớn. Gồm 3 cửa và 12 tác phẩm điêu khắc bằng gỗ khổng lồ Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng. Trên đỉnh là tượng Ngọc Hoàng và Hộ Pháp. Bên cạnh, 1 bên là tháp chuông và 1 bên tháp trống.

3 bức tượng bằng gỗ trong Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng

Điện Đại Hùng rất mát mẻ. Ngay cửa vào thờ tượng Di lạc ở chính giữa và 12 vị La Hán 2 bên. Bên trong điện nghi ngút khói hương thờ 6 bức tượng bằng đồng ở mỗi tầng Tháp Phước Duyên xưa kia.

Những vị La Hán 2 bên tủ kính trong điện Đại Hùng

Sau Điện là vườn Bon sai với nhiều chậu cây giá trị. Chắc chắn sẽ gây thích thú với những người có niềm đam mê cây cảnh khi đến đây. Bên trái mới được xây dựng hòn non bộ lớn với nhiều cây bon sai đẹp. Chủ yếu là cây Tùng cùng 1 số loại cây trong bộ Tứ nổi tiếng Tùng ,Cúc ,Trúc, Mai. Bên dưới, đàn cá tung tăng bơi lội khiến du khách đến đây đều muốn lưu lại cho mình vài bức ảnh.

Hòn non bộ với nhiều cây bon sai và hồ cá cảnh

Di vật Chiếc xe chở nhà sư Thích Quảng Đức

Ngay cạnh hòn non bộ và vườn cây bon sai là tòa nhà gần phía sau của khu phức hợp. Nơi có chiếc xe chở nhà sư Thích Quảng Đức đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn ngày 11 tháng 6 năm 1963. Vị trí ông tự thiêu mình để phẩn đối đàn áp tôn giáo của chế độ Sài Gòn tại thời điểm đó.

Ngoài tháp Phước Nguyên, điện Đại Hùng .. các bạn còn có thể thưởng lãm cả cảnh quan phong cảnh và kiến trúc truyền thống điển hình của chùa Huế. Như Điện Quan Âm, khu mộ hình tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu – vị trụ trì của chùa Thiên Mụ…

Khu mộ hình tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu

Đứng trên khuôn viên ngôi chùa. Phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy dòng sông Hương uốn lượn hiền hòa thơ mộng. Bao phủ xung quanh là những cây thông, cây hoa đại. Và đặc biệt là loài hoa Sala – một loài hoa linh thiêng ý nghĩa gắn liền với cuộc đời Đức Phật Thích Ca.

Hoa Sala - loài hoa ý nghĩa gắn liền với cuộc đời Đức Phật Thích Ca

Cảm nhận sau khi khám phá Chùa Thiên Mụ

Dù không phải một người theo Phật, nhưng thực sự sau khi đến chùa Thiên Mụ mình thấy có cảm giác rất bình yên và không kém phần kì bí sau khi được nghe những truyền thuyết về ngôi chùa.

Chùa thiên mụ nằm giữa rừng cây nguyên sinh mát mẻ

Cảnh quan thiên nhiên bên bờ sông Hương cùng kiến trúc đặc biệt đậm nét cố Đô. Chùa Thiên Mụ đẹp 1 cách hiền hòa, mê mẩn. Làm mình và team chụp luôn tay luôn chân, không muốn dừng chỉ vì sợ không lột tả được hết vẻ đẹp ấy.

Kinh nghiệm đi Chùa Thiên Mụ của Nếm

Những chiếc thuyền tô điểm cho bức tranh phong cảnh yên bình nơi đây
  • Nếu bạn đi thuyền đến với Thiên Mụ. Có thể kết hợp ghé qua tham quan điện Hòn Chén và lăng Minh Mạng trên chặng đường đi.
  • Hoặc cũng có thể kết hợp một chuyến đi đến chùa Thiên Mụ với chùa Huyền Không Sơn Thượng, chỉ cách đó vài km.
  • Với những bạn thích trải nghiệm tham quan bằng xe đạp, xe máy. Nên đến Thiên Mụ vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh cái nóng của Huế. Và nếu may mắn bạn sẽ được thưởng thức cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp với view dòng sông Hương thơ mộng đó.
  • Nếu không muốn đôi chân mình sưng tấy. Bạn hãy mang cho mình những đôi giày thể thao, giày đế bệt.
  • Với cái nóng oi bức của Huế, bạn đừng quên mang ô,mũ,nón, áo trống nắng để bảo vệ làn da và sức khỏe nha.

Một vài hình ảnh của Nếm khi đến với Chùa Thiên Mụ:

Hàng quán ven đường lên chùa cũng đẹp hơn bởi hàng hoa giấy rực rỡ

Chiếc chuông của Đại Việt Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu

Bia khắc bài thơ - bút tích của Chúa Nguyễn Phúc Chu

Bia khắc thơ - Bút tích của Hoàng đế Thiệu Trị

Một trong những cửa Chùa Thiên Mụ

Phong cảnh và kiến trúc chùa cũng là nơi sinh ra những bức ảnh đẹp

Tháp chuông ở Cửa Tam Quan chùa

Con đường mát mẻ dẫn ra cửa phụ

Hoa Sala - Loài hoa của Phật

Những cây hoa Chăm Pa là hình ảnh dễ bắt gặp khi đến đây

 

Xem thêm video về Chùa Thiên Mụ của Nếm :

 

Có dự định đến Huế, đừng bỏ lỡ cơ hội đến tham thú ngôi chùa Thiên Mụ. Chắc chắn cảnh sắc cùng không khí yên bình, thanh tịnh nơi đây sẽ làm bạn hài lòng và mãn nhãn nhất.

Hi vọng với kinh nghiệm du lịch Chùa Thiên Mụ của Nếm. Sẽ giúp các bạn có chuyến đi thật vui khi du lịch Huế nhé ^^

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here