Tại sao lễ hội đền Trần Nam Định lại đông đúc đến vậy?

Đền Trần Nam Định là một trong những điểm linh thiêng cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 4km về phía tây bắc thuộc phường Lộc Vựng. Hàng năm du khách thập phương tấp nập về đây dâng hương để tỏ lòng thành kính và mong cầu một năm bình an, hạnh phúc và nhiều may mắn.

Cảnh quan địa điểm tâm linh đền Trần Nam Định

Đền Trần Nam Định là nơi thờ 14 đời vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần ở phường Lộc Vượng, Thành phố Nam Định.

Ngôi đền này được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần sau đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15.

Đền Trần Nam Định 01
Một góc cổ kính tại Đền Trần Nam Định

Đền Trần Nam Định được phân chia thành 3 khu vực đền: đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa.

Điều đặc biệt chung trong kiến trúc và quy mô của 3 ngôi đền là đều có sự tương đồng. Mỗi khu vực đền bao gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian.

Nối giữa tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu, các đền chính tại đền Trần phải kể đến đền Thiên Trừng, đền Cố Trạch, đền Trung Hoa.

Ngũ môn Đền Trần Nam Định
Ngũ môn gồm năm cửa (ba cửa lớn và hai cửa nhỏ)

Khi đặt chân tới cửa đền, bước qua cánh cổng chính đền, hiện ra trước mắt du khách là khoảng hồ rộng và xanh một màu như ngọc. Trong đền có nhiều cây cảnh nhiều năm tuổi phủ bóng mát cho cả khoảng sân và in bóng xuống mặt hồ.

Hồ nước trong Đền Trần Nam Định
Khoảng hồ nước trước đền

Đền Thiên Trường

Đền nằm chính giữa khu di tích là đền Thiên Trường. Đền Thiên Trường gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, siêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng cả khu vực đền Thiên Trường có 9 tòa, 31 gian.

Đền Thiên Trường trong khuôn viên Đền Trần Nam Định
Đền Thiên Trường đông đúc ngày đầu năm

Đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894, nằm ở phía đông đền Thiên Trường và thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương. Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình ông và gia tướng.

Mặt bằng kiến trúc được sắp xếp theo bố dạng tiền chữ “Nhất”, hậu chữ “Đinh” với các hạng mục như nghi môn, sân trong, giải vũ phía đông, tiền đường, thiêu hương, tả vu, hữu vu, trung đường và hậu cung.

Đền Cố Trạch Đền Trần Nam Định
Đền Cố Trạch thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương

Đền Trùng Hoa

Tại phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa được xây dựng thành tiền đường, thiêu hương, trung đường và cung cấm.

Tại đây có 14 pho tượng được đúc bằng đồng tượng trưng cho 14 vị hoàng đế nhà Trần.

Đền Trần Thương tại Đền Trần Nam Định
Đền Trần Thương

Ý nghĩa ấn thiêng lễ hội đền Trần Nam Định

Lễ hội đền Trần Nam Định luôn là một trong những lễ hội thu hút nhiều phật tử từ nhiều vùng miền đến tham dự nhất tại miền Bắc. Người dân từ khắp cảnh tỉnh thành nườm nượp về đây trẩy hội mang theo lòng thành và mong muốn tìm về nơi thanh tịnh.

Đi hội Đền Trần Nam Định
Cảnh người người nhà nhà đông đúc trẩy hội đền Trần đầu năm mới

Lễ hội diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng thường niên và được mở đầu bằng Lễ khai ấn từ giờ Tý.

Khai ấn Đền Trần Nam Định
Cảnh xin ấn ở đền Trần ngày khai ấn

Đây là một tập tục có từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần. Trên lá ấn thường có dòng chữ: “Trần triều điển cố – tích phúc vô cương”.

Dù lượng người xin ấn rất đông nhưng để hiểu rõ giá trị của lá ấn thì không phải ai cũng có thể lí giải được ý nghĩa sâu xa mà nó mang lại. Giá trị đến từ ấn thiêng này là lời răn dạy phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dầy thì được hưởng lộc càng bền vững.

Ấn tại Đền Trần Nam Định
Ấn thiêng tại đền Trần

Bạn có thể chuẩn bị lễ sẵn từ nhà hoặc tại cổng chính vào đền cũng có rất nhiều gian hàng đồ lễ cho du khách thuận tiện viết sớ và sắp lễ. Du khách cũng có thể đổi tiền lẻ ngay tại cổng vào với chi phí phù hợp.

Nếu đầu xuân năm mới du khách không có dịp ghé thăm đền Trần thì vào 15-20 tháng 8 Âm lịch tại đây sẽ diễn ra lễ rước từ các đền chùa xung quanh về làm lễ dâng hương đền Thiên Trường và Cố Trạch.

Trong ngày hội này sẽ diễn ra các trò chơi dân gian của làng quê Việt như: đấu vật, múa rồng, múa sư tử, hội chọi gà,… đưa khách tham quan trở về với nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của người Việt.

Lễ hội đền Trần Nam Định tháng 8 âm lịch
Lễ hội đền Trần tháng 8 âm lịch

Có một điều đặc biệt ở đền Trần là không chỉ ngày vào hội mới đông đúc mà quanh năm du khách đều ghé thăm và hương khói tại đền.

Nếu có dịp hi vọng bạn sẽ dành thời gian ghé thăm đền Trần Nam Định nhé!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here