Giới thiệu về chùa Một Cột – Đại diện cho một nền văn hóa Việt Nam

Giới thiệu chùa Một Cột 2019

Giới thiệu về chùa Một Cột, ta sẽ nghĩ ngay tới rằng đây là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Giới thiệu về chùa Một Cột

Mang nét kiến trúc đặc biệt độc đáo, Chùa Một Cột qua bao đời nay đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của thủ đô.

Chùa được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Chùa Mật, Diên Hựu Tự hay Liên Hoa Đài bởi hình dáng như một bông hoa sen nở rộ giữa hồ nước.

Giới thiệu chùa Một Cột xưaHình ảnh chùa Một Cột năm 1896

Đường nào tới chùa Một Cột

Chùa Một Cột ngày xưa vốn được dựng trên nền đất của thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức nằm ở mạn phía Tây của kinh thành Thăng Long.

Ngày nay, chùa nằm trên con phố được đặt tên chính tên chùa – phố chùa Một Cột và ngay kế bên là quần thể di tích Quảng trường Ba Đình cùng Lăng Hồ Chủ Tịch.

Có nhiều cách để bạn có thể đến tham quan chùa Một Cột. Bạn có thể sử dụng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô hay phương tiện công cộng như xe bus.

Tuy nhiên có một lưu ý khi bạn có dự định đến vãn cảnh chùa là vấn đề trang phục. Đây là một di tích linh thiêng tôn nghiêm nên bạn hãy nhớ ăn mặc lịch sự và kín đáo nhé!

Với vị trí thuận lợi là nằm ngay bên hông khu di tích Phủ Chủ Tịch – Lăng Bác Hồ nên thông thường khách thăm quan sẽ kết hợp đi cả hai khu di tích luôn.

Ý nghĩa chùa Một Cột

Chùa Một Cột mang ý nghĩa gì? – Đại diện cho đóa sen mà vua Thái Tôn nằm mộng được Phật Bà Quan Âm ban tặng. Đây cũng là nơi nhà vua đến tế lễ mỗi dịp Rằm và mùng Một để cầu mong quốc thái dân an.

Sự tích chùa Một Cột

Vua Lý Thái Tôn vốn là một tín đồ nhiệt thành của đạo Phật và theo phái Vô Ngôn Thông. Thuở bấy giờ, đạo Phật đang trên đà phát triển, chỉ riêng triều đại này nhà vua đã truyền chỉ xây tới 95 ngôi chùa mới và lệnh trùng tu tất cả cả tượng phật. Vào các dịp lễ lớn của đạo Phật, toàn dân được miễn các loại thuế.

Vào một đêm nọ năm 1049, vua Thái Tôn nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm ban tặng cho nhà vua một tòa sen rạng ngời ánh sáng. Sau khi tỉnh mộng, vua Thái Tôn đã thuật lại câu chuyện cho quần thần hay.

Sau đó ngài đã cùng với Thiền tăng Thuyền Lã – người đã hướng dẫn nhà vua trên đường đạo hạnh dựng nên một ngôi chùa để nhớ ơn đức Quan Âm. Từ ấy cứ vào dịp Rằm và mùng Một hàng tháng, nhà vua sẽ đến chùa Một Cột để đặt lễ cầu phúc.

Lịch sử chùa Một Cột

Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho người bắt đầu xây dựng vào tháng Mười âm lịch năm 1049.

Đến đời vua Lý Nhân Tông năm 1105 thì chùa được cải tạo lại và mở rộng quy mô, thêm hồ Linh Chiểu vào quần thể kiến trúc và trang trí thêm một tòa sen được mạ vàng trên đỉnh cột.

Giới thiệu chùa Một Cột 6
Hình ảnh chùa Một Cột

Ẩn trong tòa sen là ngôi đền được sơn sắc tím hài hòa với hình ảnh chim thần được điêu khắc trên mái chùa. Bên trong chùa có đặt một bức tượng mạ vàng của Đức Phật Quan Thế Âm – vị Phật đã trao tặng cho vua

Bên trong tòa sen là ngôi đền màu tím với hình ảnh chim thần ở mái nhà. Có một bức tượng mạ vàng của Đức Phật Quan Thế Âm bên trong.

Tồn tại qua nhiều triều đại cũng như là biến cố lịch sử, kiến trúc ngôi chùa cũng có ít nhiều sự thay đổi. Chùa Một Cột đã trải qua nhiều đợt trùng tu, sửa chữa dưới các triều đại nhà Lý, Trần, Lê và gần đây nhất là nhà Nguyễn. Bởi vậy mà kiến trúc của chùa chứa đựng nét đặc trưng ảnh hưởng từ nhiều thời kì khác nhau.

Vào năm 1954, trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, chùa Một Cột đã bị phá hủy nghiêm trọng.

Toàn bộ phần chùa gỗ phía trên đã hoàn toàn mất đi chỉ còn sót là cột trụ nằm giữa lòng hồ Linh Chiểu cùng mấy xà gỗ của phần giá đỡ. Chùa lập tức được Chính phủ cho tu sửa lại ngay sau đó.

Cho đến nay, dù trải qua thêm vài lần tu bổ nhưng chùa vẫn mang những nét điển hình của kiến trúc cũ. Chùa Một Cột hiện nay chỉ là một phần của quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu ngày xưa.

Kiến trúc chùa Một Cột

Theo các tài liệu để lại, kiến trúc chùa Một Cột có từ trước thời nhà Lý. Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu.

Giới thiệu chùa Một Cột 1
Chùa Một Cột nhìn từ dưới lên

Hiện nay quy mô chùa Một Cột chỉ còn gói gọn lại trong ngôi chùa nhỏ như bây giờ bởi trước khi rút quân khỏi Hà Nội, thực dân Pháp đã cho đặt mìn để phá chùa.

Tìm hiểu: Dấu ấn lịch sử “Bảo tàng Hà Nội – Nghìn năm Thăng Long”

Tuy bị tàn phá nặng nề nhưng hình ảnh chùa Một Cột đã được trùng tu cơ bản giống với kiến trúc chùa cũ.

Giới thiệu chùa Một Cột 3
Hình ảnh chùa Một Cột thế kỉ XX được in trên một tấm bưu thiếp

Hiện nay chùa Một Cột bao gồm phần đài Liên Hoa hình vuông có diện tích 9m2 với phần mái được lợp cong. Đài được dựng trên cột đá cao 4 m so với mặt nước và đường kính 1,2 m.

Cột đá được dựng bởi hai khối đá được gọt đẽo cẩn thận đặt chồng lên nhau thành một khối. Phía trên cột là hệ thống nâng đỡ làm bằng những xà gỗ chịu trọng lực của cả ngôi chùa phía trên.

Xem thêm: Hình ảnh về chùa Một Cột Hà Nội

Đài Liên Hoa

Mái đài Liên Hoa được lợp ngói cong vút ở 4 góc. Trên đỉnh có hình “Lưỡng long chầu nguyệt” được điêu khắc bằng đá.

Trong tiềm thức người Việt thì rồng là loài linh thiêng đại diện cho quyền uy và sức mạnh.

Vậy nên hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” được xuất hiện nhiều trên các mái đình đền và các ngôi chùa cổ ở Việt Nam không chỉ thể hiện cho niềm tin vào sức mạnh thần tháng mà còn chứa đựng những giá trị về nhân văn, trí tuệ và ước mơ của con người Việt Nam thời xưa.

Giới thiệu chùa Một Cột 2
Mái ngói có hình Lưỡng Long chầu Nguyệt của chùa Một Cột

Tuy rằng trong cấu trúc hiện nay, chùa Một Cột đã không còn những cánh sen trên cột đá như miêu tả trong ghi chép trên văn bia thời nhà Lý nhưng hình ảnh ngôi chùa được dựng nổi lên khỏi mặt nước như một đóa sen vươn mình khỏi đầm lầy thì đây vẫn là một lối kiến trúc hết sức độc đáo và đầy tính gợi hình.

Biểu tượng của thủ đô nghìn năm văn hiến

Trải qua bao nhiều thăng trầm của đất nước, chùa Một Cột đã được cho là một trong những biểu tượng đại diện cho nên văn hóa của thủ đô nghìn năm văn hiến. Không chỉ vậy hình ảnh về một chùa Một Cột rất thân quen cũng được khắc trên mặt sau của đồng xu 5000đ của Việt Nam.

Khi đến quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, bạn cũng có thể tới tham quan một phiên bản khác được làm mô phỏng theo bản gốc chùa Một Cột Hà Nội.

Giới thiệu chùa Một Cột 4
Hình ảnh chùa Một Cột được khắc họa trong một tác phẩm tranh sơn mài

Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có trưng bày một phiên bản chùa Một Cột được đặt tại Tổ hợp Trung tâm Văn hóa – Thương mại và Khách sạn “Hà Nội – Matxcova“.

| Nếu bạn muốn trải nghiệm hết Hà Nội thì bạn có thể tham khảo bài viết “Kinh nghiệm du lịch Hà Nội từ A-Z“!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here