HomeCẩm Nang Du Lịch"Lễ Hội Đền Hùng" - Dù ai đi ngược về xuôi nhớ...

“Lễ Hội Đền Hùng” – Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ tổ mùng 10/3

-

Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương chính là thời điểm để mỗi người con đất Việt lại một lần tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Không chỉ mang nặng tính lịch sử, hội Đền Hùng cũng chính là thời điểm mà bản sắc văn hóa của người Việt Nam được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

Đền Hùng ở đâu?

Đền Hùng ở đâu? – Quần thể di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên địa bàn xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Khu di tích bao gồm các đền chùa và lăng tẩm thờ vua Hùng cùng một số công trình khác được xây dựng bổ sung trong khuôn viên. Toàn bộ quần thể nằm trải dài từ dưới chân tới đỉnh núi Nghĩa Lĩnh cao 175 m.

Lịch sử lễ hội Đền Hùng

Theo như những gì được ghi chép trong Ngọc phả Hùng Vương thời Hồng Đức Hậu Lê thì việc hương khói tại đền đã tồn tại qua nhiều triều đại, từ thời Đinh Tiên Hoàng, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần cho tới nhà Hậu Lê. Nhân dân từ khắp nơi cũng thường xuyên tới lễ bái để tưởng nhớ công lao các đời Hùng Vương cũng như cầu mong cho mưa thuận gió hòa cuộc sống no ấm bình an.

Các triều đại phong kiến cũng công nhận ngày giỗ tổ Hùng Vương vào một trong những ngày quốc lễ của đất nước. Người dân sống xung quanh núi Nghĩa Lĩnh khi ấy được giao cho trách nhiệm trông nom cũng như tổ chức lễ Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm và được triều đình miễn các loại sưu thuế.

Nhà nước Việt Nam Cộng hòa cũng ghi nhận ngày 10 tháng 3 là ngày nghỉ lễ chính thức cho đến năm 1975.

Tuy nhiên sau khi Việt Nam thống nhất thì đây không được coi là ngày nghỉ lễ chính thức mà chỉ là lễ kỉ niệm mà thôi. Đến tận năm 2007 thì chính phủ mới thông qua quyết định ngày này trở thành quốc lễ.

Các hoạt động trong Hội Đền Hùng

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười”

Chắc chắc không có người con đất Việt nào không nhớ câu ca dao về Hội Đền Hùng. Cứ ngày 10 tháng 3 Âm lịch, đã thành thông lệ, người dân từ khắp nơi đổ về Đền Hùng Phú Thọ để cùng nhau dâng hương tưởng nhớ công lao dựng nước của 18 đời Hùng Vương và cầu chúc trong một năm mới an lành hạnh phúc.

Trong suốt thời gian diễn ra Hội Đền Hùng có rất nhiều hoạt động tâm linh và văn hóa diễn ra nên hãy để NếmTV giới thiệu giúp bạn nhé!

Hoạt động tế lễ trong Hội Đền Hùng

Phần tế lễ của Hội Đền Hùng được cử hành hết sức trang trọng bởi ý nghĩa và tầm quan trọng của hội.

Lễ vật dâng cúng được chuẩn bị cẩn thận và đa dạng bao gồm “lễ tam sinh” (bao gồm 1 con lợn, 1 con dê và 1 con bò) cùng với bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu. Nhạc khí của Lễ hội Đền Hùng chính là trống đồng cổ.

Hội đền Hùng lễ tế
Lễ Tế được diễn ra long trọng dưới sự chứng kiến của các bậc bô lão và toàn thể người dân trước sân của đền Hạ

Lễ tế bắt đầu bằng một hồi trống đồng. Các vị chức sắc sẽ vào làm các thủ tục tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Sau đó là đến lượt các bô lão đến từ các làng xung quanh núi Nghĩa Lĩnh. Cuối cùng mới đến lượt người dân và các du khách vào dâng hương tưởng niệm các đời vua Hùng.

Hoạt động sinh hoạt văn hóa trong Hội Đền Hùng

Sau khi phần lễ kết thúc, các hoạt động trong phần hội của Hội Đền Hùng lập tức diễn ra.

Cuộc thi kiệu

Một trong những hoạt động được đông đảo người dân quan tâm là cuộc thi kiệu của các làng xung quanh núi Nghĩa Lĩnh.

Hội đền Hùng rước kiệu
Lễ rước kiệu được cử hành rất long trọng

Những đám rước linh đình được trang bị cờ hoa rực rỡ khiến không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn hẳn. Để có thể chuẩn bị được tốt nhất cho cuộc thi, các cỗ kiệu của các làng phải tập luyện vài ngày cho đến vài tuần.

Giải thưởng cho cỗ kiệu đạt giải nhất trong cuộc thi này là trở thành đại diện rước kiệu lên đền Thượng cử hành quốc lễ. Bởi ý nghĩa lớn lao như vậy nên năm nào các làng cũng phải chuẩn bị vô cùng chu đáo và công phu.

Hội đền Hùng rước kiệu lên đền
Làng chiến thắng cuộc thi rước kiệu vô cùng vinh dự được tham gia rước kiệu lên đền Hạ vào chính hội

Hoạt động này được coi như là một nét đặc trưng của đời sống tâm linh của nhân dân Việt Nam. Bởi nó thể hiện được sự “cộng cảm và cộng mệnh” sâu sắc giữa đời sống sinh hoạt thường ngày đối với tín ngưỡng dân gian cổ truyền.

Nghi lễ hát thờ

Hát thờ hay còn gọi là hát Xoan. Đây là một nghi thứ quan trọng và độc đáo chỉ có ở Hội Đền Hùng.

Theo tương truyền thì hát Xoan có nguồn gốc từ thời Hùng Vương với tên gọi là hát Xuân. Điệu múa hát được người dân thời ấy hết sức ưa chuộng, đặc biệt là bà Lan Xuân – vợ của vua Lý Thần Tông. Chính bà là người đã có công sưu tầm và cải biên một số điệu hát Xoan thành điệu hát thờ tại một số đền, đình làng thờ các đời Hùng Vương.

Hội Đền Hùng hát thờ
Tục lệ hát thờ bằng những điệu hát xoan từ lâu đã trở thành đặc trưng của hội Đền Hùng

Mở đầu cho nghi lễ hát thờ, ông trùm của phường Xoan Kim Đức (một phường hát Xoan nổi tiếng) sẽ cùng với chủ tế đứng hát chúc bằng bài khấn nguyện trước hương án. Một kép trẻ đeo trống nhỏ trước ngực tiếp đó sẽ làm trò giáo trống, giáo pháo. Tiếp theo sẽ là bài thơ nhang và dâng hương được hát bằng giọng lề lối của bốn cô đào trẻ. Nghi lễ sẽ kết thúc bằng những bài ca ngợi thánh thần.

Hát ca trù ở đên Hạ

Ngoài hát Xoan, bạn có thể tới đền Hạ để thưởng thức ca trù. Đây cũng là một loại hát thờ giống như hát Xoan thường được trình diễn bởi phường hát Do Nghĩa vào những dịp hội làng.

Hội Đền Hùng hát ca trù
Hát ca trù tại đền Hạ

Ngoài ra nơi đây còn diễn ra các hoạt động khác như đu tiên, ném côn, đấu vật, chọi gà. Từ xa còn vang vọc tiếng hát ví, hát trống quân, giao duyên từ trên những ngọn đồi.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Mai Meow
Mai Meowhttps://nemtv.vn
21 and based in Hanoi Cuộc đời tóm gọn trong 3 chữ: ăn, đi và chụp

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Must Read

Đặc sản Quảng Ngãi 1

9+ đặc sản Quảng Ngãi bạn nhất định phải thưởng thức...

0
Quãng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm trong eo đất miền Trung thân thương nổi tiếng với những món ăn độc đáo lạ...