Chia sẻ kinh nghiệm đi phượt – Đi phượt là gì?

kinh nghiệm đi phượt 1

Bạn đang lúng túng trước một chuyến đi xa? Bạn đã từng nghe đến PHƯỢT? Nhưng bạn đã biết Phượt là gì hay chưa? Kinh nghiệm đi Phượt cần có những gì? Tham khảo bài viết sau nhé!

PHƯỢT LÀ GÌ? ĐỊNH NGHĨA PHƯỢT!

Chẳng có định nghĩa nào cho Phượt, có người nói: Phượt là từ lóng của từ “LƯỢT – PHƯỢT”. Và về cơ bản thì nó là một hình thức Du Lịch Bụi.

Phượt là việc bạn tự chủ động phương tiện cho mình, có thể là trekking – đi bộ, leo núi, xe máy, ô tô riêng và thậm chí là xe đạp cho những đoạn phượt ngắn. Và hình thức phổ biến nhất là bằng xe máy.

kinh nghiệm đi phượt

Việc đi sẽ không quá bó hẹp theo lộ trình nào cả như “tour” – hình thức du lịch được setup trước. Bạn có thể tự do và lựa chọn việc lúc nào đi, lúc nào nghỉ, dừng chỗ nào thì dừng, ngủ chỗ nào thì ngủ và tự do ngắm cảnh, chụp hình.

Chỉ một cái balo, một chiếc xe và có thể là một người đồng hành là bạn có thể lên đường. Tiền đầy ví, xăng đầy bình! Ngại gì mà không đi đến nơi mình thích!

kinh nghiệm đi phượt

Phượt không cần chỗ nào quá sang trọng, nhà hàng nổi tiếng – khách sạn nhiều sao mà chỉ là một quán ăn bình dân, ngủ bằng lều, nhà trọ hoặc có thể là nhà dân. Chỉ vậy thôi là không còn lý do gì để không Xách-Balo-Lên-Và-Đi rồi!

kinh nghiệm đi phượt

Phượt là tự do, là niềm hạnh phúc được trải nghiệm, được khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất nước. Bụi mà chất! Bụi mà vui!

NHỮNG NGƯỜI NÀO THÍCH ĐI PHƯỢT NHẤT?

Đó là những con người bình thường, đam mê xê dịch và sẵn sàng chấp nhận thử thách, khó khăn hay hiểm nguy trên chặng đường dài.

kinh nghiệm đi phượt

Điểm chung là đam mê những cung đường, đam mê phượt bụi, theo chủ nghĩa xê dịch và không muốn ngồi một chỗ, ưa thích khám phá những vùng đất mới và nền văn hóa mới.

VÌ SAO HỌ THÍCH ĐI PHƯỢT

  • Niềm vui cuộc sống!

Có những người khuyết tật sống tuy không được đi đây đi đó thuận lợi, có một số người không chân nhưng họ vẫn đi xe để đến được nơi họ thích, gặp được người họ mong chờ, bởi vì cuộc sống này còn ý nghĩa lắm đối với họ.

kinh nghiệm đi phượt

Và có cả những người thích phượt vì đơn giản là họ thích và đam mê. Thích thì Click thôi!!

  • Sự va chạm và kinh nghiệm!

Có những tình huống bạn chưa bao giờ gặp, có những người bạn chưa từng quen biết và có những lúc bạn gặp phải những rắc rối không hề ngờ tới. Và những chuyến đi giúp cho bạn có những điều đó!

kinh nghiệm đi phượt

  • Tình yêu quê hương đất nước!

Bạn đi vì muốn đưa Du lịch Việt Nam lên một tầm cao mới, được nhiều người biết đến hơn như tinh thần của Tùng Nếm vậy. Và cũng có những người đi vì họ yêu mảnh đất hình chữ S này, yêu con người và thiên nhiên của Việt Nam.

kinh nghiệm đi phượt

Cuộc đời là những chuyến đi! Tại sao không thử!!

KINH NGHIỆM ĐI PHƯỢT CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Đồ dùng sinh hoạt cá nhân

Nếu bạn có chuyến đi dài ngày, bạn cần chuẩn bị đồ dùng đủ cho những ngày đó. Quan trọng nhất là:

  • Quần dài.
  • Áo phông.
  • Áo len mỏng cho mùa hè và áo len dày cho mùa đông.
  • Áo khoác gió.
  • Áo khoác dày (vào mùa đông và nơi bạn đi có nhiệt độ thấp)
  • Khăn quàng cổ : Vào mùa hè bạn chỉ cần một chiếc khăn rằn để quấn cổ tránh nắng và thấm mồ hôi. Còn mùa đông bạn nên thay thế bằng khăn len để giữ ấm cơ thể.
  • Bịt tai tránh gió.

kinh nghiệm đi phượt

  • Tất và quần áo lót (đủ cho số ngày bạn đi)
  • Giày: nên dùng giày thể thao, tránh đi giày da và giày cao gót.
  • Đồ dùng cá nhân gồm: khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng.

kinh nghiệm đi phượt

  • Túi ngủ cho những chuyến đi ngủ lều.
  • Ba lô có thể tích 50m khối là vừa.

Giấy tờ tùy thân

  • Giấy phép lái xe và đăng ký xe, bảo hiểm xe, giấy chứng nhận nộp phí đường bộ: Những thứ cần thiết để tránh gặp rắc rối với CSGT khi đi trên đường.

kinh nghiệm đi phượt

  • Hộ chiếu và CMND : đó là bạn khi bạn đến khu vực biên giới và khu cửa khẩu. CMND cũng là để chứng minh bạn là ai nữa!
  • Nhớ mang theo thẻ ATM để có thể rút tiền, tránh mang nhiều tiền mặt vì có thể bị rơi hoặc mất.

Đồ dùng cá nhân khi đi đường

  • Mũ bảo hiểm kín đầu hoặc mũ nửa đầu, không dùng mũ thời trang khi đi phượt.
  • Bộ bọc khuỷu tay và đầu gối để giảm chấn thương khi không may bị ngã xe.

kinh nghiệm đi phượt

  • Một chiếc kính râm hoặc kính trắng loại ôm sát được vào mắt tránh bụi và nắng.
  • Găng tay (mùa đông nên dùng găng tay da)
  • Áo mưa bộ: để tránh mưa và sương trên đường. Tránh dùng áo mưa đôi hoặc áo mưa chung.
  • Ủng đi mưa.
  • Bình nước giữ nhiệt hoặc bình nước uống cho chặng đường dài.

Nếu đi theo đoàn thì cần chuẩn bị gì?

  • Túi nilon to và nhỏ để đựng đồ của cả team khi cần thiết.
  • Sạc dự phòng.
  • Máy sấy để trong trường hợp đồ chưa khô hoặc không có nắng hoặc di chuyển gấp thì có thể sấy đồ.

kinh nghiệm đi phượt

  • Một số thuốc cần thiết: thuốc sát trùng, dụng cụ cứu thương mini, thuốc đi vệ sinh,…
  • Miếng dán giữ nhiệt vào mùa đông chống lạnh.
  • Đồ ăn thức uống trên đường, phòng trường hợp không tìm thấy quán ăn trên đường.
  • Giấy ăn, khăn ướt.
  • Dao đa năng, đèn pin, bật lửa
  • Máy ảnh hoặc smartphone: để có thể ghi lại hành trình của mình!

kinh nghiệm đi phượt

  • Bao cao su có khả năng chống nước cho thiết bị điện tử rất tốt và băng vệ sinh

Đồ dùng liên quan đến phương tiện đi lại

  • Đồ sửa xe máy cơ bản
  • 1 vài lọ keo tự vá

kinh nghiệm đi phượt

  • Dây cao su : dùng để buộc chặt đồ vào xe để khi di chuyển không bị văng hay rơi đồ.
  • Thêm một bộ chìa khóa xe máy phòng trường hợp bị mất.

Kiểm tra xe trước khi đi

Đầu tiên bạn cần mang xe đi bảo dưỡng. Sau đó phải kiểm tra phanh, nhông xích, xăm lốp, đèn xe, ắc quy và quan trọng nhất là đổ xăng đầy bình trước khi đi.

Lên lộ trình trước khi đi

Điều này là tất nhiên rồi! Bạn cần biết mình sẽ đi đâu, đi với ai, đi lúc mấy giờ, có cần đặt phòng ở trước không, dự kiến đi bao nhiêu ngày, đi như thế nào và qua những đâu? Đó là những câu hỏi bạn cần đặt ra và trả lời trước khi xuất phát.

Trên đây là một vài chia sẻ của Nếm để bạn có cho mình chuyến đi tốt nhất! Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here