1 NGÀY LANG THANG Ở VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu về đời sống động vật vật thực vật dưới nước của thành phố cùng tên của Khánh Hòa.

ĐỊA CHỈ VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Địa chỉ: số 1 – Cầu Đá – TP Nha Trang – tỉnh Khánh Hoà.

Biểu tượng của Viện Hải dương học Nha Trang là loài cá Mao Tiên cực độc.

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Đây là viện nghiên cứu được người Pháp xây dựng vào băm 1923. Diện tích: 20.000m vuông là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật.

Đây là khu nghiên cứu chuyên ngành của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia Việt Nam.

Lý do viện hải dương học đặt tại Nha Trang vì bờ biển ở đây sâu nhất Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi nghiên cứu những loài động thực vật nằm sâu dưới đáy biển.

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG GIỜ MỞ CỬA VÀ GIÁ VÉ VÀO CỬA

Giờ mở cửa viện Hải dương học Nha Trang

Tất cả các ngày trong tuần từ 6:00 sáng đến 18:00 tối.

Giá vé vào Viện Hải Dương Học Nha Trang

  • Người lớn: 40.000 VNĐ/người/lượt
  • Sinh viên: 20.000 VNĐ/người/lượt
  • Học sinh: 10.000 VNĐ/người/lượt

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG CÓ GÌ?

Ở đây có 2 khu vực cho bạn khám phá. Đó là:

  • Bảo tàng sinh vật biển – nơi trưng bày các mẫu vật của các loài động thực vật biển gồm hơn 20.000 mẫu vật của 4000 loài khác nhau
  • Bảo tàng hải dương học – nổi tiếng với nhiều mẫu vật khổng lồ cá voi xanh và những động vật hóa thạch.

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Những cận cảnh mà bình thường bạn chỉ thấy trên tivi thì nay lại gần gũi hơn bao giờ hết bởi nó nằm ngay ở viện Hải dương học Nha Trang!

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Những loài bò biển khổng lồ được nghiên cứu và bảo tồn một cách cẩn thận trong tủ kính với tuổi thọ lên tới 60 đến 70 năm.

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Không chỉ thế, ấn tượng khi bước vào viện nghiên cứu, bạn sẽ thấy sự sống động của các loài san hô, loài cá biển đang tung tăng bơi lội. Những điều thú vị ấy, mình sẽ bật mí trong phần tiếp theo nha!

Đây là điểm đến tuyệt vời không chỉ để tham quan, du lịch mà còn là để giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường biển và kiến thức về môi trường sống của sinh vật biển.

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Không chỉ là những mẫu vật, nơi đây còn có nhiều loại tảo và mẫu vật về các loài nguyên thủy, các loài giáp xác mà bạn khó có thể thấy ở ngoài đời. Ví dụ như:

  • Tảo xanh
  • Tảo đỏ
  • Tảo kim
  • Tảo lục
  • Tảo xoắn.

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Theo lối đi vào là nơi sinh trưởng và phát triển của các loài nhuyễn thể, cá mập, rùa biển, rắn biển,… được trưng bày trong tủ kính vô cùng cuốn hút và sinh động.

MỘT VÀI THÚ VỊ Ở VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Như đã nói ở trên, không để các bạn đợi chờ thêm nữa, giờ mình sẽ bật mí về những điều thú vị mà bạn không thể bỏ qua khi đến với viện hải dương học Nha Trang. Đó là cuộc sống của những loài cá biển nơi đây.

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG
Cá đao – loài cá sống theo đàn, đầu hướng xuống dưới khi bơi giúp chúng nguỵ trang, trú ẩn trong các rạn san hô hoặc thảm cỏ biển
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG
Cá mó môi dày – cá có phần môi rất dày, màu sắc thay đổi tuỳ theo sự phát triển của từng giai đoạn. Cá trưởng thành sống ở độ sâu khoảng 30m, thức ăn chính là các loài nhuyễn thể, giun nhiều tơ và một số loài sao biển.
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG
Cá bống đuôi kéo là loại cá hiền lành, sống ở các rạn san hô, đầm phá hoặc vịnh. Cá có kích thước nhỏ, khi bé sống thành từng đàn, lớn lên sống thành đôi.
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG
Cá mó đèn – màu sắc thay đổi theo từng giai đoạn, chúng thường vùi mình trong cát khi ngủ hoặc khi gặp nguy hiểm.
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG
Hải quỳ ống – còn gọi là cây dừa biển. Chúng bắt mồi bằng cách sử dụng các tua râu mảnh mai có chất nhầy để bắt các sinh vật bơi lơ lửng bên trên. Khi gặp nguy hiểm, chúng thu mình vào trong ống để lẩn tránh.
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG
Cá ngựa đen – là một trong những loài cá có giá trị dược phẩm cao nên số lượng đang bị sụt giảm nghiêm trọng. Giống như các loài cá ngựa khác, cá ngựa đực có một túi trước bụng để mang thai và ấp trứng giúp cá ngựa cái.

Đặc biệt nhất là bộ xương cá voi lưng gù được người dân xã Hải Cường – Hải Hậu – Nam Định tìm thấy khi làm mương thủy lợi vào ngày 08/12/1994

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG
 Bộ xương bì vùi sâu dưới ruộng khoảng 1,2m và cách biển 4 km. Chiều dài bộ xương là 18m với trọng lượng khoảng 10 tấn.

VAI TRÒ VÀ SỨ MỆNH CỦA VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Viện hải dương học Nha Trang là một nơi trưng bày quý giá về các loài sinh vật biển, là nơi lưu giữ những công trình nghiên cứu khoa học – có thể là tâm huyết cả đời của một nhà nghiên cứu và là nơi lưu giữ các thiết bị nghiên cứu qua các thời kỳ gắn liền với lịch sử của ngành đánh bắt thủy hải sản Việt Nam.

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Đây là nơi lưu trữ mẫu vật khổng lồ lớn nhất Việt Nam mang tầm cỡ khu vực và quốc gia. Thật khó để có công trình thứ hai quy mô và bề thế hơn viện hải dương học Nha Trang.

Đây là địa chỉ tuyệt vời để chắp cánh cho những công trình nghiên cứu và là nơi khám phá của không ít những bạn trẻ yêu thích nghiên cứu, tìm tòi, khám phá bởi nó có cả tên khoa học chuyên ngành, tên thông thường khá gần gũi, ngày có mẫu vật và những thông tin tóm tắt về sinh vật.

Thật tuyệt phải không? Nếu có cơ hội hãy đến viện Hải dương học Nha Trang khám phá nhé!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here