Nếu lăng Tự Đức là một bức tranh sơn thủy hữu tình, phản ánh tính cách thi sỹ của vua Tự Đức. Thì lăng Minh Mạng lại bộc lộ đầy đủ cá tính của một ông vua đắc đạo.
Nội Dung Chính
Lăng Minh Mạng ở đâu?
Lăng Minh Mạng nằm trên núi Cẩm Khê – ngọn núi nằm gần sông Hương, do vua Thiệu Trị cho xây dựng.
Lăng được xây dựng trong 3 năm (1840 – 1843) được làm bởi mười nghìn thợ và lính.
Lịch sử hình thành của lăng Minh Mạng
Minh Mạng là con trai thứ 4 của vua Gia Long. Ông là người có tư chất thông minh, sống có ý chí và tác phong hoàng gia. Sau khi vua Gia Long mất, theo lối cha truyền con nối thì Minh Mạng sẽ lên làm vua, thay vua lo liệu việc triều chính.
Đây là vị vua có công vô cùng lớn trong công cuộc cải cách đất nước, đưa đất nước Đại Nam lên sánh ngang với những quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Những năm tại vị, Minh Mạng đã xây dựng một Sơn lăng cho mình để nghỉ ngơi sau những giờ triều căng thẳng hay còn là nơi hương hỏa khi mình băng hà. Quá trình lựa chọn vị trí để xây dựng lăng tẩm hao tổn không ít thời gian. Trải qua 14 năm tìm kiếm, núi Cẩm Khê được lựa chọn làm vị trí đắc địa để tiến hành xây dựng công trình này.
Vua Minh Mạng đặt tên cho lăng mộ của mình là Hiếu Lăng. Đây là một công trình lớn trong cuộc đời vua Minh Mạng, thể hiện quyền uy và bề thế của một vị vua nên ông chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất của ngôi mộ.
Từ bản thiết kế kiến trúc lăng cho đến việc thi công đều do chính tay vua phê duyệt và giám sát. Là một người thâm sâu, uyên bác, theo đạo Nho giáo nên kiến trúc lăng cũng phản ánh được phần nào tư chất của ông.
Lăng được bắt tay vào xây dựng vào tháng 4 năm 1840.
Vua Minh Mạng điều các quan thần xuống đào hồ để xây dựng lăng nhưng trong một lần thị sát tiến độ làm việc, vua phát hiện ra công việc không được tiến hành hiệu quả như mình mong muốn nên đã giáng chức các quan trông coi. Thật không may mắn thay, khi chưa tiếp tục xây dựng được La thành, vua Minh Mạng đã lâm bệnh và băng hà.
Một tháng sau khi vua băng hà, vua Thiệu Trị lên ngôi kế vị và tiếp tục hoàn thành nốt lăng. 1 năm sau, hài cốt của vua Minh Mạng mới được đưa vào chôn trong Bửu Thành.
Quy mô và cấu trúc Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng có khoảng hơn 40 công trình lớn nhỏ bao gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ,… được bố trí cân đối trên trục dọc từ Đại Hồng Môn đến tận chân của La Thành – thành sau Bửu Thành nơi chôn cất thi hài vua.
Các công trình đều được phân bố trên ba trục lớn lấy đường Thần Đạo để làm trung tâm. Gồm có: Đại Hồng Môn, Bi Đình, Khu vực tẩm điện, Lầu Minh Lâu, Bửu Thành.
Đại Hồng Môn
Đây là cổng chính để đi ra, đi vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái được thiết kế không bằng nhau mà trập trùng cao thấp, nhìn khá lạ và đẹp mắt.
Cổng chính – là cổng không bao giờ được mở, chỉ mở một lần duy nhất là lúc đưa quan tài của vua vào, còn muốn di chuyển đi tham quan những địa điểm khác của lăng thì phải đi qua hai cổng phụ bên cạnh tên là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
Bi Đình
Là khoảng sân rộng, nằm sau Đại Hồng Môn, Bi Đình có 2 hàng tượng quan viên và voi ngựa như trấn giữ một vùng của lăng. Riêng Bi Đình được nằm trên đồi “Phụng Thấn Sơn”, ở bên trong có bia “Thánh Đức Thần Công” được Thiệu Trị – con của Minh Mạng – viết về tiểu sử và công đức của vua cha.
Khu vực tẩm điện
Đây là nơi thờ cúng vua. Đầu khu vực tẩm điện là Hiếu Đức Môn, điện Sùng Ân nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu.
Hoàng Trạch Môn là công trình cuối cùng của tẩm điện và quanh năm tỏa ngát hương thơm của hoa đại.
Lầu Minh Lâu
Đi qua 3 cây cầu lần lượt có tên là: Trung Đạo – Tả Phụ – Hữu Bật, đều bắc qua hồ Trường Minh là sẽ dẫn đến lầu Minh Lâu. Lầu được xây dựng trên ngọn đồi thấp có tên là Tam Đài Sơn.
Tòa nhà hình hộp vuông, có 2 tầng và 8 mái. Phía sau có 2 vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng qua đường trung tâm mang tên Thần Đạo.
Bửu Thành
Là thành quanh mộ, ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa là hồ Tân Nguyệt hình trăng non.
Qua cây cầu “Thông Minh Chính Trực” bắc ngang Hồ Tân Nguyệt, sẽ là 33 bậc đá thanh, hai bên được chạm trổ và điêu khắc hình tư thế rồng cuộn, hướng lên trời.
| Có thể bạn quan tâm: Khám phá Lăng Tự Đức
Triết lí nhân sinh của lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng khác biệt so với các lăng tẩm của những vua nhà Nguyễn khác. Nơi đây có sự hài hòa và yên tĩnh. Mặc dù đến nơi lăng mộ nhưng không hề có cảm giác bị ngợp mà thiên nhiên lại tươi mát, mang lại sự thư thái, bình yên.
Không hề có cảm giác u tịch, tang khóc mà lại thanh lọc, như một chốn hồi sinh giữa sự sống và cái chết vậy.
Từ công trình kiến trúc này, ta thấy Vua Minh Mạng có thái độ thanh thản khôn ngoan đối với cái chết, là một người chịu ảnh hưởng học thuyết Lão – Trang nên ông có quan niệm:
“Trong các loại sinh vật chỉ có con người là ý thức được bản thân mình và vũ trụ xung quanh, do đó mà biết lựa chọn thái độ với thiên nhiên. Có khi là hoà hợp với thiên nhiên, có khi là chinh phục và kiểm soát hoặc lợi dụng thiên nhiên”.
“Chết không phải là hết mà chết là bước sang một thế giới mới với nhiều hạnh phúc và nhiều điều tốt đẹp hơn”
Chính vì thế, ông đã chọn cho mình một mảnh đất tụ hội mọi tinh hoa đất trời và biến nó trở thành “thiên đường trên mặt đất” cuối đời của mình – một nơi yên nghỉ có đầy nhạc và đầy chất thơ.
Thú vị của nơi đây là nét chấm phá của một bức tranh thủy mặc, đã và được thiên nhiên ưu đãi dành cho nơi đây. Đó là nơi có sự giao hòa, thống nhất một cách tự nhiên với con người.
Đó là cách Minh Mạng đã tạo ra một sự sống mới sau cái chết. Và nơi đây chính là một nơi giao thoa văn hóa vùng miền, để khách thập phương về đâ tụ hội và khám phá.
| Có thể bạn quan tâm: Khám phá Lăng Khải Định