Lăng Tự Đức có đường nét đẹp tựa như một bức tranh sơn thủy tuyệt mĩ, lăng là một trong những công trình đẹp nhất thế kỉ 19. Cùng khám phá địa điểm thú vị này nhé!
Nội Dung Chính
Lăng Tự Đức ở đâu?
Lăng Tự Đức là là nơi chôn cất vua Tự Đức, là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp nằm trong một thung lũng không tên.
Địa chỉ: làng Dương Xuân Thượng – nay thuộc thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Lăng là một quần thể di tích đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài nằm trong Cố Đô Huế. Vua Tự Đức coi đây là một nơi để nghỉ ngơi sau những buổi chầu và về sau là nơi chôn cất thi hài cũng như thờ tự khi ông băng hà.
Toàn thể lăng Tự Đức có một lối kiến trúc khá cầu kỳ. Bốn bề xung quanh núi mây hòa hợp và là một trong ba lăng đẹp của hoàng gia triều Nguyễn. Đó là: lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, lăng Khải Định.
Tự Đức đã sớm nghĩ đến việc xây lăng mộ cho mình ngay khi còn sống. Vốn là một người giỏi thi phú, ông đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, địa điểm được chọn để xây lăng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh.
Năm 1873, hệ thống lăng mộ được hoàn thành. 10 năm sau, vào năm 1883, vua Tự Đức qua đời.
Khám phá kiến trúc lăng Tự Đức
Khu tẩm điện
Lăng Tự Đức khác với những lăng mộ của các hoàng gia khác ở Huế, lăng có 2 phần chính – được nằm ở 2 trục thẳng song song khá độc đáo và lạ mắt.
Toàn cảnh lăng Tự Đức có vẻ như là một công viên lớn. Và ở đây, du khách có thể nghe tiếng nước róc rách, sự xào xạc của đồi thông, và của tất cả các loài chim ca hát. Đặc biệt, yếu tố làm nổi bật cho lăng Tự Đức là sự hài hòa của các đường viền. Không có đường thẳng, kiến trúc góc cạnh như những lăng khác.
Lối đi vào lăng được lát bằng gạch Bát Tràng. Để đi được sâu vào trong, bạn phải bắt đầu đi từ cửa Vụ Khiêm, vòng lên phía trước của Khiêm Cung Môn thì mới đến được lăng mộ. Nhờ có sự mới lạ như vậy nên không gian ở đây vô cùng thơ mộng và hài hòa.
Như một sự quyến rũ của thiên đường, du khách sẽ dễ dàng quên rằng đó là nơi an nghỉ của người đã chết, nhưng tưởng tượng ra một thiên đường của cây, của thơ và ước mơ.
Hầu hết các công trình ở đây đều có chữ “Khiêm” đứng trước tên gọi và là một trong nhiều công trình tiêu biểu đã làm nên tên tuổi của Huế một thời.
Đầu tiên, đó là Điện Hòa Khiêm – một khu di tích nằm ở chính giữa của quần thể di tích lăng – đây là nơi vua nghiên cứu chuyện chính sự với các đại thần.
Phía sau điện Hòa Khiêm chính là điện Lương Khiêm. Sau những buổi họp hành triều chính ngày xưa, vua thường lui về đó nghỉ ngơi. Về sau, nơi đây là nơi thừ mẹ vua – bà Từ Dũ.
Đi vòng qua cửa Vụ Khiêm là sẽ đến đền Sơn Thần, bạn sẽ đến khu vực điện thờ của vua và hoàng hậu đầy rêu phong và cổ kính.
Đi qua Sơn Thần, sẽ đến Chí Khiêm Đường – nơi thờ các bà vợ Hoàng đế Tự Đức thời ấy.
Sau đó, sẽ đến Khiêm Cung Môn – công trình 2 tầng có hình của vọng lâu, đối diện với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước.
Ngoài ra, trong công trình kiến trúc này còn có một đảo tên là Đảo Tịnh Khiêm, đảo dùng để trồng hoa và trên đảo còn có khá nhiều hang khô dùng để nuôi các con vật quý hiếm thời ấy.
Khu Lăng Mộ
Sau hệ thống của khu tẩm điện, đó là khu lăng mộ. Đầu tiên là lăng mộ Bái Đính có hai hàng tượng đúc các quan văn và quan võ để hầu hạ vua ở bên kia thế giới.
Sau là Bi Đình trong đó có tấm bia bằng đá có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do vua soạn chiếu nặng 20 tấn.
Trên ngọn đồi nằm cạnh hồ bán nguyệt, là sự tồn tại của Bửu Thành và có ngôi mộ chôn cất vua Tự Đức được xây hẳn 3 tầng đá thanh.
Trong lăng còn có Bối Lăng, Tiểu Khiêm Trì và rất nhiều địa điểm có chữ “khiêm” trong tên gọi nữa.
Lăng Tự Đức đang ngày một thu hút nhiều khách du lịch đến để nhớ về quá khứ một thời của một trong ba vị hoàng đế Triều Nguyễn nổi tiếng một thời.
Ý nghĩa của Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức được xây dựng thể hiện rõ nét con người của vua Tự Đức: uy nghiêm, quyền lực nhưng cũng không kém phần mơ màng, thanh thoát đến nhẹ nhàng, có đôi khi phảng phất đầy chất văn thơ và nghệ sĩ.
Những đầm sen bát ngát, những cây cầu nhỏ nhỏ bắc qua hồ, những khu đến chùa miếu mạo ngập mùi khói hương nghi ngút,…
Toàn bố cục của Lăng đều toát lên sự thanh cảnh, giản dị, khiêm nhường nhưng cũng rất hữu tình làm cho bất cứ ai ghé thăm cũng không khỏi khoảnh khắc chìm đắm trong không gian thật thơ ấy.