HomeMiền TrungBắc Trung BộĐại Nội Huế - Kho tàng giá trị lịch sử của Cố...

Đại Nội Huế – Kho tàng giá trị lịch sử của Cố Đô một thời

-

Đại Nội Huế – Bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, nằm ở bờ Bắc dòng sông Hương thơ mộng, được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha.

Khám phá Đại Nội Huế ngay thôi nào!

Đến Đại Nội Huế như thế nào?

Đại Nội Huế tọa lạc trong Kinh thành Huế, trung tâm thành phố Huế. Để đến đây bạn có thể lựa chọn các phương tiện như xích lô, xe đạp, xe máy, taxi hay thuyền rồng.

Đây được coi là nét độc đáo khi khám phá Đại Nội Huế đấy.

Đại Nội Huế
Góc bình yên ở Đại Nội Huế

Từ sông Hương, bạn đi qua 2 cây cầu: Tràng Tiền và Phú Xuân hoặc Bạch Hổ thì có thể di chuyển qua hướng cửa Quảng Đức để vào Đại Nội.

Nên đến Đại Nội Huế vào dịp nào?

Vào khoảng tháng 1 đến tháng 2, đây là thời gian thích hợp nhất để tham quan các điểm di tích lịch sử như Đại Nội, đây là lúc thời tiết dễ chịu nhất ở Huế.

Đại Nội Huế
Đại Nội Huế về đêm

Và vào tháng tư hoặc tháng sáu các năm chẵn, sẽ có lễ hội Festival Huế diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống cung đình Huế.

Khám phá Đại Nội mất bao lâu?

Để tham quan hết các khu vực bạn cần đến nửa ngày hoặc một ngày để khám phá các công trình các cung điện, hoàng cung Đại Nội, vì khu Đại Nội rất rộng.

Khám phá Đại Nội Huế từ Ngọ Môn

Ngọ Môn có cổng chính là ở phía nam của Hoàng Thành Huế, gồm hai thành phần chính:

  • Đài – Cổng
  • Lầu Ngũ Phụng.

Ngọ Môn là chiếc cổng xây mặt về Hướng Nam – hướng của các bậc vua và chúa.

Đại Nội Huế 1
Cổng Ngọ Môn Đại Nội Huế

Phía trong cổng là cầu Trung Đạo, cây cầu bắc qua hồ Thái Dịch để đến được điện Thái hòa và sân Đại Triều Nghi. Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi được sử dụng cho các buổi Triều Nghi như:

  • Lễ Đăng Quang
  • Sinh nhật Vua
  • Đón tiếp Sứ Thần

Các buổi Đại Triều tổ chức 2 lần hàng tháng. Điện Thái Hòa được xem là trung tâm quyền lực của Việt Nam thời phong kiến bấy giờ.

Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành là một trong những khu vực quan trọng và quan trọng nhất của Đại Nội, là một vòng tường thành bao quanh các khu vực cung điện như:

  • Điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều)
  • Điện Càn Thành (chỗ ở của vua)
  • Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi)
  • Lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương),….
đại nội huế
Một đoạn Tử Cấm Thành

Hưng Miếu

Hưng Miếu (tức Hưng Tổ Miếu) – nơi thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh của vua Gia Long. Lúc sinh thời ông không ở ngôi chúa nhưng vẫn được truy tôn miếu hiệu là Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế.

Miếu được xây dựng và năm Gia Long 3 (1804) ở góc Tây Nam Hoàng Thành.

đại nội huế
Hưng Miếu Đại Nội Huế

Thế Miếu

Thế Miếu hay còn được gọi với tên khác là Thế Tổ Miếu, tọa lạc tại góc Tây Nam bên trong Hoàng Thành, nơi thờ các vị Vua triều Nguyễn và cũng là nơi triều đình đến cũng tế các vị Vua quá cố, nội giới trong triều.

Đại Nội Huế
Thế Miếu Đại Nội Huế

Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ được xây dựng vào năm 1803 ở phía Tây Bắc trong Hoàng Thành, dùng làm nơi ở và sinh hoạt hàng ngày của Hoàng Thái Hậu.

Đại Nội Huế
Cung Diên Thọ Đại Nội Huế

Cung Diên Thọ với ý nghĩa mong muốn kéo dài tuổi thọ, kéo dài sự sống.

Hiển Lâm Các

Hiển Lâm Các nằm trong khu vực Miếu Thờ Hoàng Thành Huế, được xây dựng vào năm 1821.

Cao 17 mét là công trình cao nhất trong hoàng thành, là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích các Vua triều Nguyễn và các đại thần có công lớn trong triều đại.

Cửu Đỉnh là 9 cái đỉnh bằng Đồng đặt ở trước Hiền Lâm đối diện Thế Miếu, được đúc ở Huế cuối năm 1835, mang ý nghĩa biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại vững bền.

Đại Nội Huế
Hiển Lâm Các Đại Nội Huế

Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng được lấy từ Miếu hiệu mang biểu tượng của vị vua đó. Cao đỉnh: Vua Gia Long, Nhân Đỉnh: Minh Mạng, Chương Đỉnh: Vua Thiệu Trị, Anh Đỉnh: Vua Tự Đức, Nghị Đỉnh: Vua Kiến Phúc, Thuần Đỉnh: Vua Đồng Khánh, Tuyên Đỉnh: Vua Khải Định. Dũ Đỉnh và Huyền Đỉnh chưa tượng trưng cho ông vua nào.\

Tả Vu và Hữu Vu

Tả Vu và Hữu Vu, xây dựng đầu thế kỷ 19 và trung tu vào năm 1899, Tả Vu là nơi dành cho các quan Văn, Hữu Vu cho quan Võ là nơi các quan chuẩn bị ghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của Cơ Mật Viện, nơi tổ chức thi Đình và Yến Tiệc.

Đại Nội Huế
Tả Vu và Hữu Vu Đại Nội Huế

Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu nằm ở bên trong Tử Cấm Thành, nơi đây được nhà Vua dùng để nghỉ ngơi lúc rảnh rỗi, đọc sách, viết văn hay làm thơ thư giãn. Thái Bình Lâu được xây dựng và năm 1919 do Vua Khải Định khởi công và hoàn thành năm 1921.

Đại Nội Huế
Thái Bình Lâu Đại Nội Huế

Duyệt Thị Đường

Đại Nội Huế
Quang cảnh Duyệt Thị Đường nhìn từ bên ngoài

Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) nằm bên trong Tử Cấm Thành là sân khấu chính làm nơi biểu diễn ca hát dành cho Vua, các bà Hoàng, cung tần mỹ nữ và các quan của triều đình.

Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, nhưng với tư cách là tài sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của hàng vạn người trong suốt một thời gian dài. Khu di tích Đại Nội Huế vẫn luôn là một công trình lịch sử minh chứng cho sự tồn tại của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Mỹ Hạnh
Mỹ Hạnhhttps://nemtv.vn
Life is full of comings and goings

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Must Read

Đặc sản Quảng Ngãi 1

9+ đặc sản Quảng Ngãi bạn nhất định phải thưởng thức...

0
Quãng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm trong eo đất miền Trung thân thương nổi tiếng với những món ăn độc đáo lạ...