Phố cổ Hội An Đà Nẵng – Vẻ đẹp giản dị bình yên của một Khu đô thị cổ

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 1

Nhiều người cho rằng thời gian trôi đi mà bỏ quên mất phố cổ Hội An Đà Nẵng khi mà nơi đây vẫn cứ luôn khoác lên mình tấm áo rêu phong yên bình của một khu đô thị cổ đến từ hàng trăm năm trước.

Hãy cùng NếmTV đến khám phá điều gì khiến phố cổ Hội An quấn chân du khách thập phương tới vậy nhé!

Phố cổ Hội An ở đâu?

Phố cổ Hội An ở đâu?Là một khu đô thị cổ nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn.

Ngày nay Hội An thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về hướng Nam.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 2

Thời điểm đẹp nhất để đến thăm phố cổ Hội An Đà Nẵng

Thời gian đến thăm quan phố cổ Hội An Đà Nẵng đẹp nhất chắc chắn là vào cuối xuân đầu hè (tháng 2 – tháng 4). Thời tiết lúc này vô cùng chiều lòng người. Trời ít mưa, nhiệt độ dễ chịu.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 3

Và nếu được thì bạn nên đến thăm Hội An vào ngày rằm hàng tháng để có thể được trải nghiệm đêm phố cổ.

Bạn sẽ được tham gia vào những hoạt động văn hóa vô cùng đặc sắc như thả hoa đăng hay ngắm nhìn phố xá treo những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc vô cùng đẹp mắt.

Vài nét về phố cổ Hội An Đà Nẵng

Lịch sử phố cổ Hội An Đà Nẵng

Với lợi thế về vị trí địa lí cũng như khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng vô cùng sầm uất, thu hút rất nhiều những thuyền buôn đến từ khắp nơi trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha, … trong suốt những năm của thế kỉ XVII và XVIII.

Không chỉ vậy, trong lịch sử còn ghi dấu Hội An như một phần của con đường tơ lụa trên biển.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 4

Đến thế kỉ XIX, do sự phát triển vượt bậc của Đà Nẵng dưới sự đầu tư xây dựng của người Pháp, Hội An dần dần suy thoái, không còn tấp nập như trong quá khứ. Nằm giữa khu vực chiến tranh ác liệt và trung tâm của quá trình đô thị hóa xảy ra như vũ bão nhưng dường như Hội An lại chẳng hề bị ảnh hưởng. Không có dấu tích tàn phá cũng chẳng bị cuốn theo cơn lốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nơi đây vẫn giữ nguyên dáng vẻ của một khu đô thị thế kỉ XVIII.

Kiến trúc phố cổ Hội An Đà Nẵng

Kiến trúc cũng như quy hoạch của phố cổ Hội An chính là một điển hình về cảng thị truyền thống của khu vực Đông Á. Phần lớn nhà dân ở đâu đều được xây dựng trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX. Các con phố ở đây khá nhỏ và hẹp.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 5

Xen lẫn giữa nhà dân là những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng. Quy hoạch này đã thể hiện gần như toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và thậm chí là suy thoái của phố cổ Hội An Đà Nẵng.

Là một cảng thị quốc tế nên nơi đây có nhiều dấu tích của người Hoa ở các hội quán, đền miếu và của cả người Pháp được thể hiện ở những ngôi nhà có kiến trúc kết hợp giữa truyền thống Việt Nam và nét hiện đại phương Tây.

 | Khám phá: Du lịch Hội An Đà Nẵng 2019

Giá trị văn hóa của phố cổ Hội An Đà Nẵng

Không chỉ được thể hiện thông qua các công trình kiến trúc, phố cổ Hội An Đà Nẵng còn lưu giữu một kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú được lưu truyền qua nhiều đời.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 6

Mọi sinh hoạt thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, hoạt động tín ngưỡng – nghệ thuật cũng như các lễ hội được bảo tồn và phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Cuối năm 1998, UNESCO đã công nhân phố cổ Hội An Đà Nẵng là một Di sản văn hóa thế giới nhờ những giá trị nổi bật về văn hóa, tín ngưỡng.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng có gì

Chùa Cầu

Đây là ngôi chùa thường được khách du lịch ví như là “Viên ngọc giữa lòng Hội An”. Chùa Cầu được xây dựng vào cuối thế kỉ XVI và khi ấy có tên là cầu Nhật Bản.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 7

Ngay tại nhịp cầu giữa có một ngôi miếu nhỏ. Đây là nơi thờ tự của Huyền Thiên Đại Đế.

Cầu có lợp mái che với kết cấu độc đáo. Có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống của Việt Nam, phong cách phương Đông (mà rõ rệt nhất chính là Trung Quốc và Nhật Bản) cùng với phương Tây trong những họa tiết trang trí của cầu.

Hội quán Phúc Kiến

Theo lời kể của người dân địa phương, Hội quán Phúc Kiến trước đây vốn là một gian miếu nhỏ. Nơi đây thờ một tpho tượng của Thiên Hậu Thánh Mẫu (theo như tín ngưỡng nơi đây thì bà Thánh Mẫu chính là bà chúa phù hộ cho những thương nhân bình an trên biển) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 8

Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, hội quán đã trải qua nhiều lần trùng tu được đóng góp bởi các Hoa Kiều Phúc Kiến. Có lẽ bởi vậy mà người ta gọi nơi đây là Hội quán Phúc Kiến.

Ngoài ra phố cổ Hội An Đà Nẵng còn có nhiều Hội quán khác như Hội quán Triều Châu hay Hội quán Quảng Đông.

Nhà Cổ Tấn Ký

Nhà cổ Tấn Ký có niên đại gần 200 năm tuổi. Đây là một công trình có đặc trưng của lối kiến trúc thường thấy ở nhà phố Hội An. Nội thất căn nhà được chia thành nhiều gian khác nhau với chức năng tương ứng.

Phần mặt tiền của tòa nhà được tận dụng để mở hiệu buôn bán. Cửa sau của căn nhà thông ra bến sông tiện cho việc xuất nhập hàng hóa.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 9

Vật liệu xây dựng của Nhà cổ Tấn ký đều mang tính truyền thống cao và được tạo nên bởi bàn tay lành nghề của những người thợ mộc địa phương.

Đầu năm 1990, nhà cổ Tấn Ký đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia.

Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An

Đây là một khu công xưởng tập trung hầu hết các ngành thủ công truyền thống của phố cổ Hội An và tỉnh Quảng Nam như dệt chiếu, dệt vải, làm gốm,…

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 10

Khi đến thăm quan xưởng, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng quá trình làm nên một sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc dưới đôi bàn tay lành nghề của những nghệ nhân.

Thậm chí bạn còn có thể tham gia trải nghiệm và chế tác riêng cho mình một món quà đầy ý nghĩa tặng cho bạn bè và người thân.

 | Tham khảo thêm: Vinpearl Hội An Đà Nẵng

Những đặc sản đừng bỏ lỡ khi đến phố cổ Hội An Đà Nẵng

Cơm gà Hội An

Cơm gà Hội An với cách chế biến kì công tỉ mỉ vốn lâu nay đã trở thành một thương hiệu khiến bất kể du khách nào đặt chân tới nơi đây cũng sẽ phải một lần thưởng thức món ăn này.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 11

Cơm gà Hội An ăn kèm với món nộm làm từ hành tây, đu đủ, rau thơm Trà Quế và một bát súp nấu từ nước luộc gà trộn với tim, gan, cật gà vô cùng hấp dẫn.

NếmTV mách bạn địa chỉ ăn cơm gà ngon tại Hội An!

  • Cơm gà Bà Buội: 26 Phan Châu Trinh
  • Cơm gà Bà Nga: 8 Phan Châu Trinh

Cao Lầu

Nhiều người tin rằng Cao Lầu ra đời ở Hội An vào những năm 1600. Có lẽ bởi món ăn này xuất phát từ một càng thị quốc tế nền cao lầu chịu khá nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Quốc và món mì Udon của Nhật Bản.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 12

Bạn có thể thưởng thức cao lầu ở mọi nơi tại Hội An, từ những gánh hàng rong cho đến những nhà hàng sang trọng.

Mì Quảng

Mì Quảng và cao lầu có những nét tương đồng nhưng trên thực tế thì có nét hấp dẫn khác biệt hoàn toàn. Món mỳ Quảng bao gồm những sợi mì gạo cắt miếng lớn ăn kèm với tôm, thịt, trứng cút cùng các loại rau thơm được rưới một thứ sốt vô cùng ngon lành.

Một trong những thứ không thể thiếu khi ăn mỳ Quảng chính là bánh tráng được nướng giòn tan khiến món ăn tròn vị hơn.

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 13

NếmTV mách bạn quán mì Quảng ngon tại Hội An!

  • Quán bà Minh khu Cẩm Hà
  • Các quán trong chợ Hội An

Hoành thánh

Có rất nhiều phiên bản của món ăn có nguồn gốc Trung Hoa này như: Hoành thành súp, hoành thánh mì, hoành thánh chiên, … Ngoài ra hoành thánh còn có đa dạng các loại nhân như lợn, tôm, gà, …

Phố cổ Hội An Đà Nẵng 14

NếmTV mách bạn quán ăn Hoành Thánh ngon tại Hội An:

  • Quán ăn Vạn Lộc nằm trên đường Trần Phú
  • Quán 26 phố Thái Phiên

Có thể nói, Phố cổ Hội An là 1 điểm đến rất đáng bỏ thời gian để tham quan. Bạn sẽ không khỏi bàng hoàng bởi những gì mà chỉ Phố cổ Hội An – Đà Nẵng mới có!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here