Thánh địa Mỹ Sơn – Dấu ấn vàng son của một quốc gia Chăm Pa thịnh vượng

Thánh địa Mỹ Sơn 1

Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể đền đài mang kiến trúc Chăm Pa – Một vương quốc thịnh vượng phồn vinh nhưng đã bị lãng quên qua bao thế kỉ, trở thành một nền văn minh chỉ còn tồn tại trên những bản ghi chép.

Hãy cùng NếmTV khám phá vẻ đẹp huyền bí của nơi đây nhé!

Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu?

Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu? – Nằm trên địa bàn của xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu di tích này cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 69km và ngay gần thành cổ Trà Kiệu.

Thánh địa Mỹ Sơn 2

Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể đền đài Chăm Pa nằm trong lòng một thung lũng có đường kính 2 km được bao bọc bởi núi đồi.

Thánh địa Mỹ Sơn 8

Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đền đài Ấn Độ giáo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của nền văn hóa này tại Việt Nam.

Giá vé thăm quan và giờ mở cửa của Thánh địa Mỹ Sơn

Giá vé thăm quan

  • 150.000 VNĐ/người đối với du khách nước ngoài
  • 100.000 VNĐ/người đối với du khách Việt Nam

Toàn bộ phí thăm quan và phí dịch vụ đã được bao gồm trong giá vé.

Giờ mở cửa

Thánh địa Mỹ Sơn mở cửa đón khách thăm quan từ 6h30 đến 17h00 tất cả các ngày trong năm kể cả lễ, tết.

Hướng dẫn đường đi tới Thánh địa Mỹ Sơn

Bạn có thể lựa chọn nhiều cách di chuyển khác nhau để tới Thánh địa Mỹ Sơn như xe máy hay xe bus.

Đi Thánh địa Mỹ Sơn bằng xe bus

Nếu chọn phương tiện di chuyển là xe bus, bạn có thể bắt chuyến 06 để tới được Thánh địa Mỹ Sơn.

  • Thời gian hoạt động: 5h30 sáng – 17h00 chiều
  • Tần suất: 30 phút/chuyến
  • Giá vé: 8.000 – 30.000đ/người phụ thuộc vào quãng đường di chuyển của bạn

Đi Thánh địa Mỹ Sơn bằng xe máy

Có hai tuyến đường chính mà bạn có thể lựa chọn để vi vu xe máy từ trung tâm thành phố Đà Nẵng tới Thánh địa Mỹ Sơn

Tuyến đường đầu tiên có chiều dài khoảng 53 km. Bạn sẽ di chuyển theo hướng đường Duy Tân tới đường Nguyễn Hữu Thọ rồi rẽ phải sang đường Phạm Hùng để tới Quốc lộ 1A. Đi thẳng đường quốc lộ qua cầu Cần Lâu thì rẽ sang ĐT 610. Tiếp tục đi thêm 1 đoạn là bạn có thể thấy biển chỉ dẫn vào Thánh địa Mỹ Sơn rồi.

 

Tuyến đường thứ hai xa hơn 1 chút, khoảng 60 km. Vẫn đi theo hướng đường Duy Tân nhưng lần này sau khi qua cầu Trần Thị Lý bạn rẽ vào quốc lộ 14B. Đi theo hướng Ngũ Hành Sơn, rẽ sang đường Hồ Xuân Hương rồi bạn sẽ đi xuôi theo đến đường Nguyễn Du để sang được quốc lộ 1A. Từ đây tiếp tục đi theo chỉ dẫn giống tuyến thứ nhất là bạn có thể tới được Thánh địa Mỹ Sơn.

Vài nét về Thánh địa Mỹ Sơn

Lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn

Theo phỏng đoán của nhà khảo cổ thì có lẽ Thánh địa Mỹ Sơn được bắt đầu xây dựng vào thế kỉ IV. Quá trình xây dựng và bổ sung thêm các công trình lớn nhỏ diễn ra trong nhiều thế kỉ. Trải qua một quãng thời gian dài liên tục thay đổi đã biến nơi đây trở thành khu di tích lớn và quan trọng nhất của nền văn hóa Chăm pa tại Việt Nam.

Thánh địa Mỹ Sơn 4

Thánh địa không chỉ là nơi hành lễ của các quốc vương mà đây còn là một trung tâm hội tụ nét đẹp văn hóa và tín ngưỡng của cả nền văn minh Chăm pa. Đây cũng được các đời vua và các thầy tu tin tưởng làm nơi yên nghỉ cuối cùng.

Những di vật có niên đại lâu đời nhất được tìm thấy tại khu di tích có từ thời vua Bhadravarman I (381 – 413). Ông là người đã cho xây dựng một thánh đường thờ cúng linga và thần Shiva.

Thánh địa Mỹ Sơn 5

Dựa trên những ghi chép trên các tấm văn bia thì nơi đây còn từng tồn tại một đền thờ được dựng bằng gỗ trong thời gian của thế kỉ IV. Tuy nhiên, đền đã bị thiêu trụi trong một cơn hỏa hoạn xảy ra sau đó 2 thế kỉ. Sau đó, vào đầu thế kỉ VII, vua Sambhuvarman đã cho người dựng lại ngôi đền bằng gạch. Công trình này vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

Kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn

Kiến trúc của khu Thánh địa Mỹ Sơn chịu rất nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Ấn Độ. Vật liệu chính để xây dựng các tòa tháp nơi đây là gạch nung.

Phương thức nung gạch cũng như cách gắn kết chúng vào với nhau thành những công trình vô cùng bền vững và có tính thẩm mĩ cao này cho tới nay vẫn luôn là một bí ấn mà chưa nhà khoa học nào tìm ra được lời giải đáp.

Thánh địa Mỹ Sơn 6

Những ngọn tháp và lăng mộ nằm trong quần thể di tích có niên đại trải đều từ thế kỉ VII cho tới thế kỉ XIV. Thế nhưng kết quả của những cuộc khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở nơi đây sớm hơn hàng trăm năm, từ thế kỉ IV.

Thánh địa Mỹ Sơn 7

Thánh địa Mỹ Sơn quy tụ tổng cộng hơn 70 công trình kiến trúc mà dấu ấn của nền văn minh Chăm Pa.

Theo như khẳng định của các nhà khảo cổ học thì quần thể di tích nơi đây chính là dấu ấn đậm nét của một trung tâm tôn giáo và văn hóa của Chăm Pa. Các công trình được tập trung xây dựng và hình thành ở đây khi quốc gia này đặt kinh đô tại Trà Kiệu hay Đồng Dương.

Nếu bạn chưa đến Thánh địa Mỹ Sơn mang nền văn minh Chăm Pa cổ thì hãy vác hành lý lên nhé ^^!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here