Phủ Tây Hồ – Chốn linh thiêng cầu tài lộc, may mắn, bình an

phủ tây hồ hà nội

Phủ Tây Hồ thuộc thôn Tây Hồ – trước là đất một làng cổ của kinh thành Thăng Long. Ngày nay, Phủ Tây Hồ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Cùng Nếm tìm hiểu về Phủ Tây Hồ ngay thôi nào…

Phủ Tây Hồ ở đâu? Tại sao gọi là Phủ Tây Hồ?

Phủ Tây Hồ ở đâu?

Nhìn trên bản đồ, Hồ Tây có hình giống như một chiếc càng cua.

phủ tây hồ hà nội
Hồ Tây nhìn từ trên cao

Một nơi ở Hồ Tây được biết đến như một bán đảo nhô ra mặt nước, mỏm xa nhất, đẹp nhất, quanh năm dập dềnh sóng nước, êm ả mây trời, lảng bảng sương lam. Đấy chính là nơi tọa lạc của Phủ Tây Hồ.

Phủ Tây Hồ hay còn gọi là Phủ Mẫu Tây Hồ

phủ tây hồ hà nội
Phủ Tây Hồ với kiến trúc độc đáo

Nơi đây nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây.

Phủ cũng là điểm du lịch Hà Nội thu hút lượng lớn du khách viếng thăm hàng năm.

 | Khám phá dấu mốc lịch sử Thủ đô: Cột Cờ Hà Nội qua năm tháng

Tại sao gọi là Phủ Tây Hồ?

Phủ Tây Hồ nằm trong tứ phủ. Tứ phủ là một khái niệm có quan hệ biện chứng mật thiết với tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.

Tứ phủ bao gồm: Thiên phủ, Nhạc phủ, Thuỷ phủ, Địa phủ.

  • Thiên phủ:(miền trời): là mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.
  • Nhạc phủ (miền rừng núi): là mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.
  • Thuỷ phủ (miền sông nước): là mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
  • Địa phủ (miền đất): là mẫu đệ tứ (mẫu Địa) quản lý vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.

Mẫu Thiên là Liễu Hạnh Công chúa, và Liễu Hạnh công chúa cũng được coi là Mẫu Địa phủ.

phủ tây hồ hà nội
Hình ảnh công chúa Liễu Hạnh thờ ở phủ Tây Hồ

Đây chính là nơi thờ Liễu Hạnh công chúa – thờ mẫu địa phủ. Nên chính vì lẽ đó nơi đây được gọi là Phủ.

Phủ Tây Hồ – Mảnh đất linh thiêng

Đứng trước Hồ Tây người ta luôn thấy choáng ngợp trước cái mênh mông và rộng lớn. Nhưng đó không chỉ là cái bao la của khoảng cách dài – rộng, mà còn là chiều sâu văn hóa và bề dày của hơn 4000 năm lịch sử nước nhà.

Hồ Tây một thời được coi là cái nôi của tâm linh Việt. Đây là “đệ nhất đại huyết mạch, đế vương quý địa”,”long chầu hổ phục, sông tụ núi chầu” từ hồi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mảnh đất này đã được coi là Điểm sáng “Mắt Rồng”. 

Hồ Tây là địa chỉ duy nhất của Tinh hoa Thăng Long.

phủ tây hồ hà nội
Lễ Phủ Tây Hồ đầu năm

Có truyền thuyết kể rằng chính tại mảnh đất này ngày nay, Quỳnh Hoa đã tái ngộ xướng họa thơ văn cùng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoa, trong vai cô chủ quán tửu lâu Tây Hồ phong nguyệt.

Nhưng chỉ ít ngày sau Trạng Bùng quay lại đã thấy biến mất cả người lẫn quán, chỉ còn hồ nước mênh mông. Quỳnh Hoa đã được dân chúng lập phủ thờ, đặt tên là Bà Chúa Liễu Hạnh.

Chúa Liễu Hạnh được xem là một trong bốn vị “tứ bất tử”, là tấm gương về sự tự mình tạo lấy hạnh phúc.

Phủ Tây Hồ – Kiến trúc vô cùng độc đáo

Công trình kiến trúc của nơi đây, gồm cổng làm kiểu tam quan, kiến trúc chính là Tam tòa thánh mẫu.

phủ tây hồ hà nội
Cổng phủ Tây Hồ

Phủ chính có quy mô lớn nhất. Mặt trước có cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”, được trang trí vô cùng tỉ mỉ và công phu.

Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ. Qua tam quan là phương đình 2 tầng, 8 mái.

phủ tây hồ hà nội
Điện Sơn Trang trong phủ Tây Hồ

Kế đến là Điện Sơn Trang có 3 tầng với 8 mái cong, trong lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm, tầng dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian; khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu.

phủ tây hồ hà nội
Điện Sơn Trang trong phủ Tây Hồ

Di tích hiện còn lưu giữ được khối di vật vô cùng phong phú mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thuộc thế kỷ XIX, XX gồm gần 300 pho tượng tròn, hoành phi, câu đối…

phủ tây hồ hà nội
Đặc sắc kiến trúc phủ Tây Hồ

Đặc sắc nhất là bức đại tự ghi: “Thiên tiên trắc giáng” (nghĩa là “Tiên trời xuất hiện”) và bức hoành phi ở cửa cung đề: “Mẫu nghi thiên hạ” (nghĩa là “Làm mẹ của cả thiên hạ”).

Phủ Tây Hồ ngày nay

Ngày nay, ở đây đã hình thành một dãy phố dài ngay trên bán đảo, trước khi dẫn đến nơi đất thiêng này.

phủ tây hồ hà nội
Con phố dẫn đến phủ Tây Hồ

Về phong thủy, nó chẳng khác nào miếng vá trên tấm áo thiên tiên, cần u huyền thanh tao cho tâm linh bay bổng, nhưng lại níu kéo về mặt đất.

Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông, vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ, nhớ về một huyền thoại “áo mây xe gió” của bà chúa Liễu Hạnh.

phủ tây hồ hà nội
Thời khắc giao thừa người ta lựa chọn đến phủ Tây Hồ để cầu tài lộc, may mắn, bình an

Được coi là nơi linh thiêng nên nơi đây được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc, nhất là vào ngày 3 tháng ba và ngày 13 tháng tám âm lịch.

Hằng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.

Hãy đến phủ Tây Hồ để cầu bình an, tài lôc, may mắn vào những ngày đầu xuân năm mới này ngay thôi!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết của Nếm <3

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here