Phủ Tây Hồ – một trong tứ phủ với tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam

phủ tây hồ thờ ai?
phủ tây hồ hà nội

Được xem là một trong những chốn linh thiêng nhất hệ thống đền, chùa ở Hà Nội, vậy bạn có biết Phủ Tây Hồ thờ ai hay không?

Xuôi ngược dòng tìm về với lịch sử dân tộc, Nếm TV sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi Phủ Tây Hồ thờ ai và cùng khám phá về địa điểm linh thiêng bậc nhất nhì Hà Nội này nhé!

Phủ Tây Hồ thuộc thôn Tây Hồ, trước là đất một làng cổ của kinh thành Thăng Long nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây. 

Phủ Tây Hồ thờ ai? Vén màn câu chuyện huyền thoại chốn linh thiêng

Tư liệu ghi lại, Phủ Tây Hồ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Theo người dân tổng Thượng, huyện Phụng Thiên xưa (nay là vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, Xuân La, Vạn Dâu) kể lại, Phủ Tây Hồ hay gọi phủ Mẫu Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh – một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam.

Sự tích vị Thánh Mẫu linh thiêng trong Phủ Tây Hồ được người dân tổng Thượng xưa kể lại rằng: Quỳnh Hoa là con gái Ngọc Hoàng thượng đế ở Đệ nhị Thiên Cung, phạm tội đánh rơi chén ngọc dâng rượu chúc thọ nên bị giáng xuống trần với danh xưng Giáng Tiên – con gái thường dân Lê Thái Công ở An Thái – Vân Cát – Vụ Bản – Nam Định vào năm 1557.

Nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn, đến khi lấy chồng và sinh con – một trai, một gái – thì Giáng Tiên chớp mắt thăng thiên đình.

Nàng cùng hai nữ thần Quế Nương, Thị Nương giáng trần lần thứ nhất để hội ngộ người thân; lần thứ 2 hiển linh để cứu nhân độ thế, diệt trừ kẻ ác.

Cũng có truyền thuyết kể rằng chính tại mảnh đất Phủ Tây Hồ ngày nay, Quỳnh Hoa cùng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã tương phùng tại đây. Quỳnh Hoa khi ấy là cô chủ quán tửu lâu Tây Hồ phong nguyệt, cho tới khi Trạng Bùng quay lại người con gái ấy đã biến mất, cả quán chỉ còn một màu mênh mông sóng nước. Từ ấy phủ thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được xây dựng.

Trong tiềm thức của người dân, Bà Chúa Liễu Hạnh đã trở thành một mẫu quyền năng vô lượng, hóa thân thành các thần linh cai quản muôn mặt của vũ trụ: Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ quản trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản núi rừng, Mẫu Thủy cai quản trên sông biển.

Phủ Tây Hồ thờ ai 01
Tượng bà chúa Liễu Hạnh

Từ thẳm sâu trong cung, tượng Mẫu ở trên cao nét mặt rạng rỡ, đôi mắt anh linh như vui với điều lành, như quở trách điều ác.

Phủ Tây Hồ – nét đẹp tâm linh của người Việt

Giữa bát ngát hương sen và nắng gió hồ Tây, Phủ Tây Hồ được người xưa ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nước lung linh, đúng là cái thế “đầu rồng, thân rồng, rùa cõng” khiến khách vãn cảnh cảm thấy âm dương đối đãi, tâm hồn mình thư thái lạ.

Vượt qua cổng Phủ Tây Hồ bên cây đa cổ ngàn năm, con đường vào phủ uốn lượn theo mép hồ với hàng liễu rủ lơ thơ lại đưa bước chân du khách tới hai cây vối lớn hiếm thấy và một cây si cổ thụ ngay trước cửa Động Sơn Trang.

Phủ Tây Hồ thờ ai 02
Hình ảnh phủ Tây Hồ

Lối kiến trúc chính của Phủ theo 3 nếp (Tam tòa thánh mẫu); phương đình, tiền tế, hậu cung; Điện Sơn Trang, khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu.

Tại đây vẫn còn lưu giữ được những di vật lịch sử như bộ tượng tròn gần 300 pho, hoành phi, câu đối,…

Đặc sắc nhất là bức đại tự được trạm dòng chữ “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện) và bức hoành phi “Mẫu nghi thiên hạ” ở cửa cung đề.

Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông, vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ, nhớ về “áo mây xe gió” của bà chúa Liễu Hạnh.

Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc, nhất là vào ngày 3 tháng ba và ngày 13 tháng tám âm lịch.

Phủ Tây Hồ thờ ai 03
Phủ Tây Hồ trở thành tín ngưỡng cầu tự của người dân

“Ba pho tượng đặt song hành là điểm thu hút nhất: Mặc áo xanh lá cây là Mẫu Thượng Ngàn tượng trưng cho rừng.  Mẫu Thoải (thủy) là vị mặc áo trắng mang biểu tượng của nước. Mẫu Địa là vị mặc áo vàng đại diện cho đất. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ, giải thích quá trình tiến hóa của cư dân Việt, từ rừng núi, sông suối xuống đồng bằng định cư trồng lúa nước.

Cũng theo quan niệm Tam phủ thì cai quản thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn cho con người.

Với ý nghĩa tâm linh ban phúc, xá tội và giải ách, tín ngưỡng Tam phủ rất hấp dẫn mọi người.”

Phủ Tây Hồ thờ ai 04
Cung thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn trong Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng di tích Lịch sử-Văn hóa ngày 13 /2/1996.

Ngoài ra, tại sân phủ có một cây si cổ thụ cũng đã được công nhận là “cây di sản Việt Nam”, và ở kề bên Phủ còn có đền Kim Ngưu thờ Trâu Vàng theo truyền thuyết.

Trên đây là những tổng hợp của Nếm TV về phủ Tây Hồ – Hà Nội. Mong những thông tin của chúng mình sẽ giúp mọi người biết được Phủ Tây Hồ thờ ai và những tín ngưỡng linh thiêng tại nơi đây!

Cảm ơn mọi người vì đã luôn tin tưởng và ủng hộ Nếm TV.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here