Ngắm nhìn công trình Chămpa cổ từ phía xa của thành phố Quy Nhơn, Tháp Đôi như một biểu tượng vô cùng độc đáo của thành phố này.
Không phải là một cái “hồn” vi vu ngoài những bãi biển xanh ngọc bích, Quy Nhơn với nền lịch sử trải dài cả nghìn năm cùng sự hiện diện của tòa tháp đôi nằm giữa trung tâm thành phố. Nền dấu tích văn hóa Chăm còn sót lại trên vùng đất trù phú này.
Nằm trong từng câu thơ của nhiều thi sĩ, tháp đôi cổ kính, mộc mạc như chính tình yêu với vùng đất của biển này vậy.
“Cầu Đôi liền với tháp Đôi
Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng”
Nội Dung Chính
THÁP ĐÔI Ở ĐÂU?
Tháp Đôi ở đâu? – Có cổng chính nằm trên con đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Có nhiều tên gọi khác nhau được đặt cho tòa tháp này, thuộc vùng đất Hưng Thạnh, tháp còn được người dân nơi đây gọi là tháp Hưng Thạnh. Được xây dựng từ thế kỉ thứ XII, khi đất nước vẫn còn trong thời kì kháng chiến, Pháp đã đặt cho tháp một cái tên là Tour Khmer.
Tổng thể kiến trúc của tháp gồm có 3 phần, đó là 2 tòa tháp lớn nhỏ nằm liền kề nhau. Một tòa nằm hướng bắc, toàn còn lại phía nam.
Tuy nhiên, do được xây dựng từ rất lâu về trước, sau sự tàn phá của chiến tranh, đổi thay của đất nước mà tòa tháp nay chỉ còn giữ được phần nào những nét truyền thống còn sót lại của người Chăm cổ.
Như một sự cố tình sắp đặt tạo hóa, tháp còn nằm cạnh Cầu Đôi (cây cầu lịch sử của vùng đất Hưng Thạnh). Để rồi cái hình tượng cầu Đôi – tháp Đôi cứ mãi đi vào những bài ca dao trữ tình của người Quy Nhơn.
“Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi
Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình”
Du khách khi tới tham quan tháp sẽ được những người dân nơi đây kể về truyền thống lịch sử của tháp, một phần của nền lịch sử vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
THÁP ĐÔI CÓ GÌ ĐỘC ĐÁO?
Không quá đồ sộ hay nổi bật như những tòa tháp ở các thành phố lớn, tháp Đôi Quy Nhơn với vẻ đẹp mộc mạc, đôi phần cũ kĩ, cổ kính lại trở thành biểu tượng cho một vùng đất của biển.
Được xây dựng từ nhiều thế kỉ về trước, tháp đã nhiều lần được trùng tu lại, nhưng có một điều mà đến cả những người dân ở nơi đây cũng vẫn mang nhiều thắc mắc rằng tòa tháp hiện chỉ còn 2 tòa.
Thông thường, theo nền kiến trúc Chăm pa cổ xưa, tháp gồm 3 tòa tháp lớn nằm liền kề nhau. Cấu trúc tháp gồm nhiều tầng, các tầng sẽ nhỏ dần ở phía trên.
Giống như tất cả các tháp Chăm pa, tòa tháp đôi được trang trí những hoa văn đối xứng nhau, chạm khắc tinh tế đến từng đường nét.
Như một minh chứng lịch sử trên vùng đất Bình Định, tháp đôi là một trong 8 tòa tháp mang nền kiến trúc Chăm cổ hiện nay vẫn còn lại. Và đây cũng được xem là tòa tháp đẹp nhất còn sót lại trong những tòa tháp cổ nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
XEM THÊM: DU LỊCH QUY NHƠN MỚI NHẤT 2019.
THÁP ĐÔI QUY NHƠN
Gồm 2 tòa tháp lớn nhỏ nằm liền kề nhau, tòa tháp lớn cao chừng 20m, tháp nhỏ cao 18m, cửa chính hướng ra phía Nam.
Có lẽ chính vì sự đặc biệt này mà người dân nơi đây đã gọi tòa tháp với cái tên bình dị mà thân thuộc “tháp đôi”. “Đến tòa tháp còn có đôi, huống chi chuyện chúng mình” là những câu nói đùa của các đôi bạn trẻ khi tới thăm tháp.
Tháp cũng như một minh chứng cho tình yêu bền vững của nhiều lứa đôi vùng biển Quy Nhơn.
Thân tháp hình trụ vuông, vững chắc được xây dựng bằng gạch nung kết hợp với một chất dính đặc biệt theo kiến trúc của người Chăm cổ xưa mà tới nay khoa học vẫn chưa tìm ra đó là nguyên liệu gì.
Xung quanh các góc tháp được trang trí hoa văn tinh sảo, bắt mắt với hình tượng thần Garuda, hình người ngồi có 6 hoặc 8 tay bằng đá theo tín ngưỡng tôn giáo người Chăm. Kết hợp với đó là tạp chủng đầu voi mình là thân con sư tử được chạm khắc khéo léo, bắt mắt.
Bên trong tháp lớn thờ là nơi thờ linh vật Linga và Yoni thông qua biểu tượng của chiếc cối và chày giã gạo.
Trải qua năm tháng, tháp đã bị tàn phá nhiều bởi những cuộc chiến tranh, bom đạn.
Nếu bạn để ý thì cả 2 tòa tháp đều bị mất phần chóp, và sau khi được tu sửa lại thì ngày nay tháp được coi như một địa điểm tham quan thú vị của Quy Nhơn.
Cảnh quan thiên nhiên trong lành, thoáng mát cùng hàng dừa chạy dài bao quanh, tòa tháp bỗng trở thành một phần trung tâm của cảnh sắc với màu gạch nung đỏ nổi bật.
Du khách tới đây thích thú chụp những bức ảnh về ngọn tháp cổ kính này, từng hoa văn đường nét chạm khắc trên tháng dường như chẳng hề bị phai nhòa theo thời gian. Từng chi tiết một vẫn khiến cho những nghệ nhân phải tấm tắc khen ngợi.
Tháp Đôi là một trong những tòa tháp Chăm Pa cổ đẹp nhất còn sót lại ở vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ này, tháp được xem như một biểu tượng cho bề dày lịch sử của thành phố Quy Nhơn.
Nếu có dịp ghé thăm thành phố xinh đẹp này thì Tháp Đôi luôn là một nơi rất đáng đến đó nhé!