Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử – Hành trình đến với tâm linh

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm ở chân núi Yên Tử

Thiền viện trúc Lâm Yên Tử (còn gọi là chùa Lân), là một ngôi chùa nằm trên núi Yên Tử  thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử ở đâu?

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử có vị trí ngay dưới chân núi Yên Tử, nơi bắt đầu cho cuộc hành hương trong hệ thống chùa tháp Yên Tử.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một địa điểm du lịch nổi tiếng, là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông thoát tục, tu hành

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một địa điểm du lịch nổi tiếng, là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông thoát tục, tu hành.

Phương tiện di chuyển đến Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Bằng xe khách

Hầu như tất cả các xe đi tuyến Hà Nội – Hạ Long đều có qua Thiền viện. Các bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình và bắt các xe của Kumho Việt Thanh và Ka Long là những hãng xe chất lượng và luôn có giá niêm yết. Các bạn nên bắt xe đi từ Hà Nội vào lúc sáng sớm thì bạn sẽ tham quan được trọn vẹn một ngày.

Đi bằng xe máy hoặc ô tô riêng

Di chuyển theo hướng Hà Nội – Uông Bí: cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Bắc Ninh. Sau đó di chuyển tiếp theo quốc lộ 18, rẽ vào Dốc Đỏ khoảng 9km nữa là đến Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Nên tham quan, du lịch Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử trong thời gian bao lâu?

Thời gian hợp lí nhất là 1 ngày 1 đêm. Còn không, bạn có thể sáng đi và về trong ngày. Bạn cũng nên cân nhắc và lưu ý, vì đi vào dịp lễ hội sẽ rất đông đúc, còn nếu chọn đến Thiền viện vào những ngày thường thì nơi đây khá vắng vẻ, yên tĩnh, không khí trong lành rất sảng khoái.

Cấu trúc độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm trên một quả đồi có hình dáng một con lân nằm phủ phục. Thiền viện được xây dựng bằng vật liệu hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của ngôi chùa Việt.

Các công trình chính của Thiền viện gồm Chính điện, Nhà thờ tổ, Lầu trống, Lầu chuông, Nhà tăng, La Hán đường… Cách bài trí trong chùa đơn giản, khoáng đạt, có dùng chữ quốc ngữ trên các hoành phi, câu đối.

Cấu trúc độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Vẻ đẹp của Thiền viện vào buổi sáng sớm

Chính điện

Trong Chính điện thờ tượng Thích Ca Mâu Ni tọa Thiền thành đạo dưới cội Bồ Đề được đúc bằng đồng có trọng lượng gần 4 tấn. Pho tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma tạc bằng gỗ Giáng hương cao 3,2m, bệ đỡ cao 0,65m, chiều rộng bệ đỡ 0,95m, nặng khoảng 3,2 tấn với những đường nét chạm khắc tinh tế. Pho tượng được đặt ở sau Chính Điện, trước nhà thờ Tam Tổ, để chúng Tăng, Ni, Phật tử, du khách chiêm bái.

cẤU TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Tượng đồng Thích ca mâu ni

La hán đường

Trong La Hán Đường thờ mười tám vị La Hán, tượng được tạc bằng gỗ Giáng hương, đường nét chạm khắc tinh tế, đủ các dáng điệu tư thế và lai lịch của từng vị.

Bên ngoài sân Thiền viện

Trước sân Thiền Viện đặt một quả cầu “Như ý báo ân Phật Tổ” bằng đá hoa cương đỏ, đường kính 1.950mm, trọng lượng 6,5 tấn được lấy từ mỏ đá An Nhơn, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Quả cầu được đặt trên một bệ đá có tiết diện vuông, nặng 4,5 tấn, nó có thể tự quay quanh mình nó theo chiều chữ “Vạn”.

Tất cả nằm trên bệ đá hình bát giác với tám bồn hoa bao quanh, tượng trưng cho bát chính đạo là: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm và Chính định.

cấu trúc độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Quả cầu “Như ý báo ân Phật Tổ” được đặt trước sân Thiền viện

Chính Pháp Đường

Đây là nơi thuyết pháp cho chúng Tăng, Ni, Phật tử. Bên trong thờ Phật Thích Ca, Tam Tổ Trúc Lâm và các Tôn giả được tạc tinh tế bằng gỗ Giáng hương.

Mỗi khi du khách đến hành hương chiêm bái chốn Tổ Trúc Lâm, vào Thiền viện Trúc Lâm lễ Phật, chiêm bái cảnh chùa và đi bộ quanh hồ Tĩnh Tâm ở trước cửa Chính Pháp Đường thấy lòng thanh thản, tâm hồn thư thái.

Vào Chính Pháp Đường một không gian thoáng rộng, trang nghiêm, tôn kính Đức Phật và các Chư Tổ, cùng pho tượng Hòa thượng – Viện trưởng Thích Thanh Từ. Là một Thiền sư tu hành công phu, có công lớn phục hồi, phát triển dòng Thiền Trúc Lâm đời Trần từ những năm 50 thế kỷ XX đến nay.

Một số địa điểm du lịch gần Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

  • Chùa Trình: đây là nơi vua Trần Nhân Tông đã dừng chân nghỉ ngơi trước khi lên núi Yên Tử.
  • Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.
  • Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần ở Nam Định.
  • Chùa Hoa Yên: chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa là nơi Phật Hoàng giảng đạo.
  • Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát.
  • Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn.
  • Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sĩ.
  • An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng PHật Hoàng bằng đồng rất lớn.
  • Chùa Đồng: ngôi chùa làm bằng đồng cao nhất đỉnh núi Yên Tử.
Các địa điểm du lịch gần Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Chùa Đồng trên đỉnh thiêng Yên Tử

Hy vọng, với bài viết trên các bạn sẽ có những thông tin hữu ích về Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa khi về chốn linh thiêng.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here