Dắt nhau đi phiên “Chợ tình Sapa” để tìm người thương

Chợ tình Sapa - Lào Cai

Như một nét văn hóa truyền thống của người dân tộc sinh sống trên vùng cao Tây Bắc, chợ tình Sapa – một phần không thể thiếu của người dân nơi đây.

Gọi là chợ tình mà lại không phải chợ tình, “chợ” này chẳng buôn cũng không bán, cũng chẳng ai thấy một loại hàng hóa gì có trao đổi với nhau ngoài tấm chân tình của mình. Những người tới đây, bởi tình nghĩa và còn là sự tự nguyện nữa.

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ “CHỢ TÌNH”?

Được gọi với một cái tên rất lạ, chợ nào mà lại bán tình? Liệu tình ở đây có phải là tình nghĩa, tình cảm hay chăng?

Mấy ai đã lý giải được điều này khi nghe tới “chợ tình” mỗi cuối tuần, chắc hẳn, đây phải là một chợ đặc biệt nào đó của những người dân tộc Mường, Dao, H’Mông, Tày,… đang sinh sống khắp nơi trên vùng cao Tây Bắc.

Chợ tình Sapa - 2019

Có lẽ, đây là câu hỏi mà khiến ai cũng thắc mắc khi nghe về một địa danh du lịch nổi tiếng trong nước, Sapa với phiên chợ tình đông đúc và hấp dẫn du khách khắp nơi trên cả nước.

Chỉ biết rằng mọi người vẫn truyền tai nhau, nếu đã tới Sapa, nhất định phải tham dự phiên chợ một lần để hiểu hết nét đẹp nơi đây.

Vậy, tại sao lại gọi là “chợ tình”, chợ ở đây bán gì?

Sapa với nhiều điều thú vị ngày càng thu hút nhiều du khách trong nước cũng như nước ngoài tới tham quan, thắng cảnh. Chẳng vì cảnh đẹp mà nơi đây lại chiếm trọn được tình yêu của mọi người tới vậy, nơi đây còn mang trong mình một nét độc đáo của văn hóa dân gian, nền văn hóa tưởng chừng như bị phai nhạt từ rất lâu về trước.

Chợ tình Sapa - cuối tuần

Vốn thu hút bởi những tên gọi đặc biệt như núi Hàm Rồng, bản Cát Cát, Tả Van hay đỉnh đèo Ô Quý Hồ cao lộng gió, nóc nhà đông dương với đỉnh phan xi pang nổi tiếng khắp cả nước. Nay là phiên chợ tình gây bao tò mò cho du khách.

Chợ tình Sapa - thổi khèn

Ở đây, như một truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc nước ta từ thời xa xưa. Phiên chợ là những buổi gặp gỡ, giao lưu tình cảm của những đôi trai gái sống ở Sapa.

Vừa nhẹ nhàng, lại tế nhị, như một phần văn hóa từ thời xa xưa vẫn còn sót lại trong một xã hội phát triển ngày nay.

Những lần hò hẹn bí còn ngại ngùng của đôi trai gái trót đem lòng yêu mến nhau, hay cái nắm tay vội rồi lại buông ngay vì ngại đỏ mặt, tất cả như được tái hiện trong phiên chợ tình.

Chợ khá đông, nom chẳng có gì nhiều bằng những đôi trai gái, đâu đó cũng khoảng gần 100 người, như hòa cùng dòng người háo hức tham gia chợ, đặc biệt là du khách nước ngoài khi tới đây cũng không khỏi bất ngờ và thích thú.

CHỢ TÌNH SAPA VÀO NGÀY NÀO?

Chợ tình Sapa vui là thế, thú vị là vậy nhưng có phải khách du lịch cứ tới Sapa là có thể tham dự được phiên chợ độc đáo này hay không?

Những phiên chợ ở Sapa thường được họp vào buổi tối, sau một ngày làm việc mệt nhọc, vất vả của những người dân nơi đây thì buổi tối là nơi thư giãn, vui chơi với những phiên chợ đông đúc người qua lại.

Chợ tình Sapa - thứ 7 hàng tuần

Xưa kia, chợ tình chỉ được diễn ra duy nhất một lần trong năm vào ngày đặc biệt. Với bộn bề công việc, mỗi sáng lại quần quật ngoài nương rẫy, chiều về với bốn bề núi rừng, con người nơi đây đâu có thời gian để kiếm tìm một nửa yêu thương, hạnh phúc của chính mình.

ĐỌC THÊM: KINH NGHIỆM DU LỊCH SAPA TỪ A-Z

Đành đợi tới phiên chợ tình hàng năm, trai tìm lại người cũ, gái gặp người thầm thương. Chỉ một ngày thôi rồi ai lại về nhà người nấy, có duyên hẹn ước vợ chồng tìm được nhau thì lo về tổ chức đám cưới, ai chưa tìm thấy nửa còn lại của mình thì lại nuối tiếc chờ tới tận năm sau.

Ngày nay, chợ khác lắm. Chẳng phải đợi chờ một năm dài như vậy nữa, mỗi tuần vào tối thứ 7 Sapa lại diễn ra chợ tình một lần. Ấy vậy mà vẫn biết bao người bỏ lỡ nhau.

Không chỉ gìn giữ truyền thống từ thời xưa để lại, mà nay chợ còn là một phần không thể thiếu với những khách du lịch ghé thăm Sapa. Chỉ nhắc tới phiên chợ tình thôi mà trong lòng mỗi người ai ai cũng háo hức, mong chờ.

PHIÊN CHỢ TÌNH CÓ GÌ?

Điều gì lại thu hút đến vậy ở một phiên chợ tình với một xã hội ngày càng phát triển hiện nay?

Nếu có dịp, hãy thử đến Sapa một lần vào đúng phiên chợ, chỉ cần nghe những âm thanh đặc biệt xao xuyến của tiếng khèn tiếng trống hay những điệu múa lời ca của những chàng trai cô gái hát giao duyên, chắc chắn bạn cũng như tôi, đều say mê đến lạ.

Chợ tình Sapa - múa hát

Những cô gái lộng lẫy trong bộ quần áo thổ cẩm, cùng chiếc vòng bạc lấp lánh trên tai, dưới cổ. Ai không có áo thổ cẩm thì nguyên bộ comle tầu cộng thêm đôi dép tổ ong cùng hòa mình vào dòng người đông đúc, náo nhiệt.

Cảnh tượng đó ôi sao mà đẹp đến lạ thường. Giản dị và mộc mạc như chính thiên nhiên nơi đây vậy.

Chợ tình Sapa - trao duyên

Kẻ ôm khèn bè người xách chai rượu được đựng cẩn thận trong can nhựa, chén làm bằng tre, nứa. Vừa thưởng thức điệu nhạc khoan khoái vui tai vừa tìm bạn tình của mình.

Chàng trai vây quanh cô gái mà mình thầm thích hát tặng cô những điệu nhạc tán tỉnh, rồi tặng những món quà kỉ niệm. Cô gái không ưng thì e thẹn che mặt rồi bỏ chạy, ưng thì bàn tay nắm chặt mai ngày sau nên vợ nên chồng.

Độc đáo bởi những điều đơn sơ mà chân thật nhất từ con người vùng quê Tây Bắc, du khách tới Sapa cứ mãi đem lòng nhớ về một phiên chợ mà chẳng buôn bán thứ gì, chợ mà lại chẳng phải chợ!

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here