Chùa Long Hương – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Đồng Nai

Chùa Long Hương - ngày nay

Nổi tiếng là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất tại Việt Nam, nên không có gì ngạc nhiên khi mỗi ngày chùa Long Hương đón nhận rất đông người đến thắp hương hành lễ. Vậy, điều gì khiến cho ngôi chùa này trở thành một địa điểm thu hút như vậy?

Qua bài viết này, NếmTV xin được chia sẻ thêm cho các bạn những thông tin hữu ích về ngôi chùa này nhé!

Vị trí và lịch sử hình thành chùa Long Hương

Chùa Long Hương tọa lạc ở vị trí rất đẹp, nằm giữa lưng chừng đồi, xung quanh là những vườn cây ăn trái quanh năm trĩu quả. Chùa hiện nằm tại số 1141 Lý Thái Tổ, Long Tân, Nhơn Trạch, Đồng Nai, nơi đây được rất nhiều du khách tìm đến để thăm quan và bái phật.

Chùa Long Hương - hiện nay

Chùa Long Hương - cổng chùa
Chùa Long Hương ngày nay

Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, vị Tổ khai sơn là vị Cố hòa thượng Thích Tâm Thường. Trải qua thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa Long Hương đã chịu nhiều hậu quả của chiến tranh khiến cho nơi đây không còn giữ được những kiến trúc ban đầu.

Năm 1956, đệ tử của Tổ khai sơn là Hòa thượng Thích Trí Ngộ đã xây dựng lại ngôi chùa này. Tuy nhiên chỉ hai năm sau, ngôi chùa lại bị chiến tranh tàn phá hoàn toàn.

Năm 1992, người dân địa phương đã đóng góp để dựng lại ngôi chùa Long Hương và dâng cúng Hòa thượng Thích Thanh Từ.

Phải đến năm 1994, sau khi Hòa thượng Thích Tuệ Hải làm trụ trì thì ngôi chùa mới được trùng tu lại và đến này đã hoàn thành.

Chùa Long Hương - hành lễ
Mỗi ngày, chùa Long Hương đón nhận rất nhiều lượt du khách đến thăm quan và hành lễ

Để đáp ứng như cầu của tham quan và sinh hoạt của các du khách, chùa Long Hương đã tiếp túc xây dựng một số công trình nổi bật như: bờ kè kéo dài hơn 50 mét ở mặt trước của chùa (1995), tượng Đức Phật Thích Ca (1996), tháp Tổ khai sơn (1997), ngôi Đại Hùng Bảo Điện (2005),…

Chùa Long Hương - tháp tổ
Tháp Tổ khai sơn cao hơn 10 mét
Chùa Long Hương - bảo điện
Đại Hùng Bảo Điện sau khi được hoàn thành vào năm 2005

Kiến trúc nổi bật của chùa Long Hương

Cảnh sắc hoang sơ của vùng đất Đồng Nai kết hợp với những thớ gỗ được các nghệ nhân trạm trổ một cách công phu đến từng chi tiết nhỏ nhất đã tạo nên không khí trang nghiêm nhưng vô cùng sống động cho ngôi chùa này.

Bước vào chùa đầu tiên là Chánh Điện với bức tượng Phật Bổn Sư được tạo nên bằng gỗ cây dâu tằm 1000 tuổi, với khối lượng khoảng 6 tấn. Bức tượng gỗ này được do chính Hòa thượng Thích Tuệ Hải phác họa và theo sát chỉ đạo sát sao để có thể chế tác đúng theo dáng nhập định, nhưng vẫn toát lên phong thái tươi vui, thanh thản.

Chùa Long Hương - bổn sư
Tượng Đức Phật Bổn Sư ở phía trong Chánh Điện

Sau khi tham quan Chánh Điện, du khách có thể tham quan nơi sinh hoạt và tu học cho các tăng ni, phật tử tại chùa như Thiền Đường, Hậu Tổ, và Trai Đường.

Đến với chùa Long Hương, chắc chắn các bạn sẽ không khỏi choáng ngợp trước sự đồ sộ của bức tượng Đức Phật Thích Ca cao 14 mét, được đặt lộ thiên trên ngọn đồi phía sau Chánh Điện chùa.

Chùa Long Hương - đức phật
Tượng Đức Phật Thích Ca trên ngọn đồi phía sau Chánh Điện

Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng của những công trình kiến trúc độc đáo, bức tường nằm phía bên tay phải của chùa cũng là một điểm thu hút khách du lịch. Bức tường này được chế tác một cách tinh xảo, kì công dưới bàn tay của các nghệ nhân. Và đặc biệt hơn cả, trên bức tường này khắc họa thơ của tác giả Vô Trụ Thiền Sư như: Đạo Ca, Bát Nhã, Dạo Biển, Tặng Đời.

Chùa Long Hương - chạm khắc

Chùa Long Hương - tường đá
Các thi phẩm của Vộ Trụ Thiền Sư được chạm khắc lên bức tường này

Bên cạnh đó, điểm đặc biệt khiến cho du khách gần xa yêu mến ngôi chùa này chính là tham quan khi làng nước tương truyền thống và khu vườn rau sạch được chính các Hòa thượng trong chùa gieo trồng để phục vụ cho các bữa ăn chay.

Nhằm hổ trợ và bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân và dân thực dưỡng, Sư trụ trì Thích Tuệ Hải đã nghiên cứu chế tạo ra một lọai meo đặc biệt để làm nước tương Tamari. Hoàn toàn không sử dụng hóa chất, đường hoặc bất kỳ một loại phụ gia nào khác. Loại nước tương này vừa an toàn, giàu chất đạm, vừa có tác dụng lọc mỡ máu, trợ tim, giải cảm, chặn động kinh,…

Ngày này, khi du khách đến chùa Long Hương, chỉ cần đi về phía gian bên phải của nhà bếp và vùng đất đồi phía sau là có thể tận mắt nhìn thấy người ta chế biến nước tương với hàng ngàn hũ tương được với nắng lộ thiên để có thể lên men một cách tự nhiên nhất.

Chùa Long Hương - nước tương2

Chùa Long Hương - nước tương
Sản xuất nước tương tại chùa Long Hương

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu về bữa ăn hàng ngày, chùa còn có một khu vườn trồng rau sạch. Khu trồng rau sạch này nằm ở chân đồi phía sau chùa, được chia làm hai khu: Khu trồng rau mầm và khu trồng rau sạch.

Khu trồng rau sạch bao gồm một nhà lưới diện tích 786m2, dùng để một số loại rau cải nhỏ ngắn ngày như rau muống, cải xanh, rau lưỡi cọp,… Ngoài ra, đây còn là khu gieo mầm và thử nghiệm một số loại giống rau cải và cây trồng mới.

Chùa Long Hương - rau sạch

Chùa Long Hương - nhà lưới
Khu nhà lưới tại khu vực trồng rau sạch

Khu trồng rau mầm gồm một khu nhà lưới có diện tích 1014m2, khu xử lý giá thể, sân phơi và một số bộ phận khác dùng để trồng và thu hoạch rau mầm. Rau mầm chủ yếu gồm các loại như rau mầm cải, rau mầm muống, rau mầm đậu Hà Lan.

Chùa Long Hương - rau mầm
Rau mầm đậu được trồng trong khu nhà lưới

Những đại lễ lớn ở chùa Long Hương

Hằng năm, chùa Long Hương có ba đại lễ lớn mà du khách không nên bỏ qua. Đó là đại lễ Vu Lan được tổ chức vào chủ nhật cuối tháng 7 âm lịch; lễ phật Thành Đạo vào ngày 8 tháng 12 âm lịch và lễ tưởng niệm tiên sinh Osawa vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Chùa Long Hương - thành đạo
Lễ Phật Thành Đạo tại chùa năm Mậu Tuất

Chùa Long Hương - báo hiếu

Chùa Long Hương - lễ hội

Chùa Long Hương - phật tử
Một số hình ảnh về đại lễ Vu Lan hàng năm tại chùa

Ngoài ra, mỗi chủ nhật hàng tuần chùa còn tổ chức các lớp tu thiền, các lớp dưỡng sinh cho các tăng ni, phật tử để mang lại cuộc sống khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc.

Cảm ơn mọi người vì đã luôn tin tưởng và ủng hộ Nếm TV.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here