Đến với Long An, bạn sẽ không chỉ bị choáng ngợp bởi cảnh sắc non sông hùng vĩ mà sẽ còn đắm chìm vào những món ăn đặc sản độc đáo, hấp dẫn. Nằm ở vị trí giáp ranh giữa miền Tây và Đông Nam Bộ, nên nơi đây có một nguồn sản vật vô cùng phong phú. Hôm nay, hãy để NếmTV giới thiệu cho bạn những món ăn đặc sản Long An nổi tiếng nhất nhé!
Nội Dung Chính
Gạo nàng thơm chợ Đào
Gạo nàng thơm chợ Đào xuất xứ từ xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Loại gạo này có tiếng từ xưa đến nay bởi hương vị thơm ngon không nơi nào sánh được. Giống gạo này có một số đặc điểm là hạt gạo thuôn dài, ở giữa có màu trắng đục như hạt lựu, dù để lâu vẫn giữ được hương vị đặc trưng.
Gạo nàng thơm chợ Đào chỉ trồng được một vụ trong năm, lại có hương vị thơm ngon nên người dân nơi đây thường gói ghém lại cẩn thận để tặng làm quà cho người thân, bạn bè thay vì bán tràn lan ra thị trường.
Thanh long Châu Thành
Khi nhắc đến đặc sản Long An, không thể không nhắc đến loại quả thơm ngon nức tiếng – chính là thanh long. Ở Long An, thanh long được trồng nhiều nhất là ở vùng Châu Thành, loại quả này đã được đem đi xuất khẩu ở nhiều nơi trên thế giới.
Hiện nay, tại đây có hai loại thanh long đỏ và thanh long trắng. Thanh long Châu Thành khi chín có vỏ ngoài căng bóng nhưng lại rất mỏng, ruột dày, khi thưởng thức du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh xen lẫn vị chua nhẹ.
Dưa hấu Long Trì
Một thức quả khác cũng là đặc sản nổi tiếng ở Long An chính là dưa hấu. Diện tích dưa hấu của tỉnh Long An hơn 1.100 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện Châu Thành, Tân Thạnh, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Thủ Thừa. Dưa hấu được trồng trên đất Long Trì có vỏ mỏng, ruột đỏ thẫm, đem đến vị ngọt tự nhiên.
Đây không chỉ là một món ăn ngon, một thức quà giải khát mà còn là một “liều thuốc” hiệu quả cho những người mắc bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch, huyết áp tăng hay rối loạn tiêu hóa.
Bánh tét Long An
Cũng như bánh chưng ở Miền Bắc thì ở miền Nam, bánh tét là một món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, Tết. Bánh tét Long An ngon nhất là ở thị trấn Đức Hòa.
Tại đây, người ta rất cẩn trọng trong khâu chọn nguyên liệu. Thịt ba rọi ngon, đậu xanh phải chắc, tròn hạt và lá chuối to bản.
Ngoài nhân mặn thì ở Long An cũng có một số loại bánh tét nhân ngọt như nhân đậu xanh, nhân chuối sứ và nhân dừa nạo.
Đậu phộng Đức Hòa
Nếu như ghé thăm Long An vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ có cơ hội tận mắt nhìn thấy những cánh đồng đậu phộng xanh mượt, bạt ngàn ở nơi đây. Đức Hòa là nơi có diện tích trồng đậu phộng lớn nhất tại Long An. Đậu phộng Đức Hòa có vỏ lụa mảnh bên ngoài, ôm chắc lấy hạt đậu tròn mẩy, béo ngậy bên trong.
Người dân ở đây có thể chế biết ra rất nhiều món ăn khác nhau được làm từ đậu phộng, ví dụ như đậu phộng luộc, đậu phộng da cá, đậu phộng rang, làm bánh kẻo hay dầu đậu phộng,…
Rượu đế Gò Đen
Rượu đế Gò Đen được mệnh danh là “đệ nhất tửu rượu” của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loại rượu truyền thống của xã Phước Lợi, huyện Bến Lức từ hàng trăm năm nay.
Được nấu từ những loại nếp được lựa chọn kĩ lưỡng như nếp hương, nếp men và nếp ngỗng nên rượu đế Gò Đen là một loại rượu trắng, có nồng độ cao và mang theo một mùi thơm rất đặc trưng. Rượu đế Gò Đen ngon lay động lòng người không chỉ vì hương vị mà còn từ cái tâm của người nấu rượu.
Dân sành rượu mách rằng, để phân biệt được rượu đế Gò Đen chỉ cần để ý khi lắc nhẹ mà rượu phân làm ba tầng và lâu tan thì đó là rượu chính gốc.
Mắm còng Cần Giuộc
Mắm còng Cần Giuộc là một trong những món ăn được nhiều người chọn mua về làm quà nhất khi đặt chân tới Long An.
Long An có nhiều bãi bồi triền lá dứa, nước mặn quanh năm, đây là môi trường sinh sống của loài còng. Chính vì vậy nên người dân nơi đây thường chế biến còng thành món mắm đề dùng dần. Mắm còng khi phơi đủ nắng sẽ trở nên sánh dẻo, có hương vị đậm đà khó quên.
Mắm còng thích hợp ăn kèm với thịt ba chỉ, rau sống, bún tươi hay dưa leo.
Thịt lợn muối chua
Thịt lợn muối chua là món ăn độc đáo của người dân tộc Mường, thường xuất hiện nhiều trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi. Đây là một trong những món ăn đặc sản Long An được yêu thích không chỉ bởi người dân địa phương mà bởi cả khách du lịch trong và ngoài nước.
Thịt lợn để làm nên món ăn này phải là thịt lợn choai, được nuôi thả rông nên thịt rất chắc và thơm. Thịt lợn khi kết hợp với các nguyên liệu khác như thính gạo rang, rượu nếp cái, giềng khô,… cùng với kĩ thuật ủ đặc biệt sẽ đem lại thành phẩm thơm ngon khó cưỡng.
Thịt lợn muối chua có màu vàng sậm, khi ăn thường được cuốn cùng với lá sung, lá đinh lăng, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị đặc biệt, khiến người ta chỉ muốn ăn mãi.
Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui là một trong những món ăn đặc sản Long An mà có thể chiều lòng được những thực khách khó tính nhất.
Đặc điểm nổi bật của món ăn này đó là không cần phải sơ chế cá trước khi nướng, tức là người ta chỉ cần xiên một cái que qua miệng con cá đến hết thân, sau đó cắm que này xuống đất rồi chất rơm lên và đốt đến khi nào mùi thơm của cá dậy lên thì bỏ que, cạo lớp vảy đen cháy bên ngoài, cho vào đĩa và thưởng thức.
Khi ăn, người ta thường cuốn cá lóc với bánh tráng, rau sống, bún hoặc chấm trực tiếp với nước mắm sả ớt, mắm me hay muối ớt cùng đều rất ngon miệng.
Vừa rồi là một số món ăn đặc sản Long An mà NếmTV muốn giới thiệu cho bạn để bạn không bị bỏ lỡ chúng khi ghé thăm vùng đất này. Chúc bạn sẽ có một chuyến đi vui vẻ cùng những trải nghiệm lý thú!