Đến thăm Đan viện Châu Sơn đẹp như phim ảnh ở Ninh Bình

Đan Viện Châu Sơn ảnh chụp

Ninh Bình vốn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh như Tràng An, Bái Đình, Hoa Lư, Tam Cốc,… Vậy bạn đã từng nghe tới Đan viện Châu Sơn Ninh Bình bao giờ chưa?

Cùng đến khám phá nơi được mệnh danh là mang một vẻ đẹp huyền bí chỉ có trên phim ảnh này nhé!

Đan viện Châu Sơn ở đâu?

Đan viện Châu Sơn còn được biết đến với tên gọi “nhà thờ gạch” bởi toàn bộ đan viện được xây bằng gạch và không có sơn phủ gì.

Đan viện Châu Sơn ảnh
Ảnh chụp từ bên hông đan viện

Đan viện Châu Sơn là một đan viện của Dòng Xi-tô nằm trên địa bàn xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Đan viện nằm cách nhà thờ chính tòa Phát Diệm 65km, cách thành phố Ninh Bình 35km, cách trung tâm thị trấn Nho Quan 2km và cách Hà Nội 97km.

Thời gian mở cửa của Đan viện Châu Sơn

Vào các dịp đầu tháng có thánh lễ, đan viện mở cửa để du khách vào tham quan sau giờ lễ nguyện.

  • Sáng: 8h – 10h30′ (Chủ nhật đến 10h00′)
  • Chiều: 14h30′- 16h30′ (Chủ nhật từ 15h30′-16h30′)

Đan viện sẽ đóng cửa không tiếp du khách vào mùa Chay (khoảng tháng 3) và kỳ tĩnh tâm vào khoảng đầu tháng 8 để các tu sĩ cầu nguyện.

Đan viện Châu Sơn non bộ
Khu vực cây xanh hòn non bộ của đan viện Châu Sơn

Lưu ý: Đây là nơi các tu sĩ cầu nguyện, không phải một địa điểm du lịch nên khi đến tham quan bạn cần chú ý giữ yên lặng, không làm ồn ào. Ngoài ra các bạn nhớ chú trọng vấn đề trang phục. Bởi đây là nơi trang nghiêm nên không được mặc váy ngắn, quần đùi, quần áo phải lịch sự kín đáo.

Hướng dẫn đi Đan viện Châu Sơn

Đan viện Châu Sơn chỉ cách Hà Nội 97km nên việc lựa chọn phương tiện di chuyển hết sức dễ dàng.

Đan viện Châu Sơn
Bức tượng chúa Jesus trong khuôn viên đan viện

Nếu xuất phát từ thành phố Hà Nội và đi xe máy thì bạn có thể chọn di chuyển dọc theo quốc lộ 1A 80km tới KCN Gián khẩu (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), rẽ phải đi theo tỉnh lộ 477 khoảng 18km, bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn vào Đan viện Châu Sơn nằm ngay bên phải hướng đi. Cả chuyến đi sẽ chỉ tốn hơn 2 tiếng đồng hồ mà thôi.

Nếu đi ô tô riêng thì bạn hãy đi theo hướng đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình đến trạm thu phí Liêm Tuyền thì rẽ sang quốc lộ 1A. Sau đó bạn rẽ phải vào tỉnh lộ 477 một đoạn là sẽ thấy biển chỉ dẫn tới Đan viện Châu Sơn.

Lịch sử Đan viện Châu Sơn

Đan viện Châu Sơn được xây dựng từ năm 1939. Công trình được xây để trở thành một đan viện chuyên về chiêm niệm. Đan viện vốn xuất thân từ đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn (do Linh mục thừa sai Henry-Denis Biển Đức Thuận sáng lập từ năm 1918 tại thánh địa Phước Sơn – Quảng Ngãi)

Đan viện Châu Sơn bãi sỏi trắng
Bãi sỏi trắng tuyệt đẹp

Giám mục Gioan Baotizita Nguyễn Bá Tòng – người Việt đầu tiên nhận được quyền cai quản Giáo phận Phát Diệm đã đứng ra ngỏ ý mời các đan sĩ từ thánh địa Phước Sơn ra lập Dòng mới ở Giáo phận Phát Diệm.

 | Đọc thêm: Tam Cốc Bích Động Ninh Bình – “Nam thiên đệ nhị động”

Kiến trúc Đan viện Châu Sơn

Đan viện Châu Sơn cảnh sắc
Cảnh sắc trong khuôn viên đan viện rất đẹp và yên bình

Nằm giữa khu vực rừng núi yên tĩnh, Thánh đường Đan viện Châu Sơn được xây theo hướng trục Tây – Đông. Đan viện mang kiến trúc gothic với những bức tường gạch bao quanh dày tới 0,6m. Trong đan viện còn có những cây cột dày 1,2m tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ vào mùa hạ.

Đan viện Châu Sơn ảnh check-in
Ảnh chụp check-in của các bạn trẻ tại Đan viện Châu Sơn

Nhìn từ hai bên, điểm nhấn suốt chiều dài 64 m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng; tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình người vác thánh giá và cầu nguyện.

Đan viện Châu Sơn kiến trúc
Mái vòm mang đậm chất Gothic châu Âu của đan viện

Điều đặc biệt ở công trình đan viện Châu Sơn là nó được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không tô trát nên có một vẻ đẹp khác biệt, đặc trưng, chân thật và ấm áp.

Đan viện Châu Sơn thánh đường
Phía trong Thánh đường của Đan viện Châu Sơn

Phía trong thánh đường, ánh sáng tự nhiên vừa đủ lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn tôn lên những hàng cột tròn, những họa tiết trang trí và phù điêu có tính khái quát cao. Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng thánh đường.

 | Khám phá: Thiêng đường sống ảo – Tuyệt tình cốc Ninh Bình

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Gửi phản hồi

Please enter your comment!
Please enter your name here